- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi? Cách tự chữa cảm cúm tại nhà
Bệnh cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi? Cách tự chữa cảm cúm tại nhà
Cảm cúm khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Vì vậy bệnh cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi là điều mà mọi người quan tâm.
Cảm cúm, cúm mùa là một trong những bệnh đường hô hấp mà nhiều người gặp phải, phổ biến nhất khi giao mùa và trong thời tiết giá lạnh. Bệnh cúm gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu cho người bệnh và có khả năng lây lan sang những người xung quanh.
Tìm hiểu về bệnh cảm cúm
Cảm cúm là gì?
Cảm cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra, xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi và miệng.
Bệnh cảm cúm có thể xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi. Hầu hết người lớn có thể mắc cảm cúm thông thường 2 - 4 lần/năm. Với trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo có thể mắc nhiều hơn từ 6 - 10 lần mỗi năm.
Số lượng người mắc cúm tăng cao đặc biệt vào những ngày mưa lạnh, thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện cho virus cúm phát triển. Hơn nữa lúc này hệ hô hấp của con người cũng nhạy cảm và dễ kích ứng hơn.
Nguyên nhân gây cảm cúm
Có nhiều chủng virus khác nhau gây bệnh cảm cúm. Trong đó chủng virus A và B, chủ yếu là virus Influenza là nguyên nhân dẫn đến cúm. Virus này xâm nhập vào cơ thể, tấn công các tế bào của hệ hô hấp và lợi dụng “điểm yếu miễn dịch” của người bệnh để gây ra một loại các triệu chứng khó chịu, khiến người bệnh mệt mỏi.
Triệu chứng bệnh cảm cúm
Nhận biết sớm những triệu chứng của bệnh cảm cúm sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị kịp thời.
Cơ thể mệt mỏi
Mệt mỏi là triệu chứng sớm của bệnh cúm mùa. Nếu bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi quá mức hoặc đột ngột, thiếu năng lượng thì có thể đã nhiễm virus cúm. Lúc này cần cho cơ thể nghỉ ngơi để tăng cường hệ miễn dịch sẽ chống lại virus.
Đau nhức người, ớn lạnh
Triệu chứng của bệnh cúm là đau nhức cơ thể, nhất là ở vùng đầu. Cơn đau đầu và đau nửa đầu có thể làm giảm khả năng tập trung và hiệu suất công việc. Đi kèm là cảm giác ớn lạnh, dấu hiệu có thể xuất hiện trước khi bị sốt.
Sốt
Sốt thực chất là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại virus cúm. Không phải ai mắc cúm cũng bị sốt nhưng nếu xảy ra, nhiệt độ cơ thể có thể tăng trên 38 độ C.
Ho khan, ho dai dẳng
Người mắc cảm cúm có biểu hiện ho, ho dai dẳng kèm thở khò khè và tức ngực. Có thể ho ra đờm hoặc chất nhầy.
Đau rát họng
Cơn ho kéo dài khiến cổ họng đau rát. Thậm chí một số virus cúm còn gây sưng và đau họng trước khi có biểu hiện ho. Người bệnh cảm thấy cổ họng khó chịu, có cảm giác vướng khi nhai hoặc nuốt. Ngay cả việc nuốt nước bọt bình thường cũng gây đau.
Sổ mũi, chảy nước mũi
Bệnh cảm cúm ảnh hưởng đến phổi, mũi và cổ họng nên việc xuất hiện triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi là tất nhiên. Nên dùng khăn mềm lau mũi để tránh trầy xước da.
Ở trẻ nhỏ, ngoài các triệu chứng của cảm cúm trên thì còn có biểu hiện chán ăn, khó tiêu, phát ban, trẻ khó thức dậy do mệt mỏi quá mức,...
Cảm cúm có triệu chứng gì nguy hiểm khác? Đó là đau ngực, khó thở, chóng mặt, da và môi xanh, mất nước nghiêm trọng,...
Đối tượng dễ mắc cảm cúm
Cảm cúm là một bệnh phổ biến, hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng, làm giảm hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh. Người già, trẻ nhỏ là những đối tượng dễ mắc cảm cúm do hệ miễn dịch yếu. Ngoài ra những người thiếu ngủ, dinh dưỡng kém, ít vận động cũng có nguy cơ nhiễm virus gây cúm khá cao.
Bệnh cảm cúm có lây không?
Có. Bệnh cảm cúm có thể lây truyền qua đường hô hấp. Khi ho, hắt hơi, virus cúm có trong các giọt bắn, hạt nước li ti sẽ phát tán ra ngoài không khí. Người bình thường hít phải không khí có chứa những giọt nước này sẽ bị virus xâm nhập vào cơ thể, nguy cơ lây bệnh cúm.
Bệnh cảm cúm bao lâu thì khỏi?
Tùy vào sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng như chế độ dinh dưỡng của bạn trong những ngày mắc cúm sẽ quyết định thời gian điều trị. Cảm cúm thường tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng bệnh lý hô hấp này khiến bạn mệt mỏi, cơ thể mất sức sống, không muốn làm gì, ảnh hưởng đến công việc và học tập.
Các triệu chứng cúm kéo dài còn dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn. Vì vậy, bệnh cảm cúm uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người.
Bệnh cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi?
Thuốc giảm đau hạ sốt
Cảm cúm gây sốt và đau nhức cơ thể nên thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng phổ biến nhất để điều trị bệnh. Thuốc giảm sốt chứa Paracetamol, hoạt chất tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch, tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt chỉ ở người bị sốt, không gây hạ nhiệt ở người bình thường.
⇒ Tham khảo: Top 10 thuốc chữa cảm cúm nhanh khỏi nhất nên có sẵn trong nhà
Thuốc giảm ho, long đờm
Thuốc giảm ho giúp làm giảm hoặc ức chế phản xạ ho. Thuốc long đờm có tác dụng làm lỏng các chất dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản - phế quản. Nhờ đó người bệnh sẽ tống khứ được chất nhầy, đờm ra khỏi đường hô hấp, thông thoáng cổ họng.
⇒ Tham khảo: Top 9 thuốc long đờm hiệu quả nhất hiện nay
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin có tác dụng làm giảm triệu chứng ngạt mũi và chảy nước mũi. Tuy nhiên thường khiến người bệnh buồn ngủ, mất tập trung nên sau khi dùng thuốc không lái xe hoặc vận hành máy móc.
Thuốc kháng virus
Bệnh cảm cúm uống thuốc gì? Trường hợp bệnh cúm kéo dài, các triệu chứng không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng virus. Đây là nhóm thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý sử dụng.
Viên ngậm trị ho
Với người bệnh bị ho dai dẳng, ho liên tục kéo dài, ho nhiều về đêm do bệnh cảm cúm thì nên sử dụng viên ngậm trị ho sẽ giúp xoa dịu cơn đau họng, rát cổ, nhờ đó mà cắt giảm những cơn ho hiệu quả.
⇒ Tham khảo: Top 10 thuốc ngậm ho, viên ngậm trị ho tốt nhất, hiệu quả nhanh
Thuốc xịt mũi
Sử dụng thuốc xịt mũi sẽ giúp thông thoáng đường thở, làm sạch dịch nhầy ở mũi, loại bỏ virus cúm. Đồng thời cũng chống sưng nề, cải thiện tình trạng ngạt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, giảm cảm giác khó chịu ở mũi.
⇒ Tham khảo: Top 15+ thuốc xịt mũi tốt nhất bác sĩ khuyên dùng
Cách chữa bệnh cảm cúm tại nhà
Dành thời gian nghỉ ngơi
Khi virus cúm xâm nhập, cơ thể cần thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để tăng cường miễn dịch, chống lại virus. Lúc này nếu bạn cố gắng hoạt động hay làm việc sẽ càng khiến cơ thể và tinh thần mệt mỏi thêm. Vì vậy hãy nghỉ ngơi và nên đi ngủ là cách phục hồi thể trạng tốt nhất.
Uống nhiều nước
Uống đủ nước sẽ giúp cổ họng trơn tru, làm ẩm cổ họng, giảm ho khan và làm loãng dịch nhầy. Đặc biệt cần bổ sung đủ nước nếu bạn có biểu hiện nôn hoặc tiêu chảy. Bù nước bằng nước lọc, nước trái cây, nước canh hoặc thức ăn loãng như bún, phở,...
Dùng thức ăn dạng lỏng
Triệu chứng của bệnh cúm có thể khiến cổ họng đau rát. Các thức ăn dạng lỏng như súp, cháo sẽ làm ẩm và làm dịu đường hô hấp, giảm ma sát gây đỏ rát cổ họng.
Tăng độ ẩm không khí
Không khí khô sẽ gây khó chịu hơn cho cổ họng nên hãy làm ẩm không khí bằng máy xông hoặc máy phun sương. Không khí ẩm sẽ giúp bạn giảm nghẹt mũi và đau họng. Bạn có thể thêm một chút tinh dầu bạc hà, oải hương, tràm trà,...vừa có tác dụng hỗ trợ cải thiện các vấn đề về đường hô hấp, vừa tạo cảm giác thư giãn dễ chịu.
Giữ ấm cơ thể
Cơ thể bị lạnh khiến bệnh cúm mùa lâu khỏi. Vì vậy hãy luôn giữ ấm đầy đủ, mặc quần áo giữ nhiệt nhưng vẫn cần đảm bảo sự thoải mái, thông thoáng để cơ thể tỏa nhiệt dễ hơn. Không nên mặc đồ quá bó, quá chật, mồ hôi không thoát ra ngoài được mà thấm ngược vào cơ thể, càng khiến bệnh trầm trọng hơn.
Giữ vệ sinh cá nhân
- Khi ho, hắt hơi cần lấy khuỷu tay che miệng
- Vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ, dùng nước súc miệng và thuốc xịt mũi
- Giữ vệ sinh không gian nơi ở
- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc để tránh lây bệnh sang người khác
Lời kết: Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh cảm cúm uống thuốc gì. Khi mắc cúm cần sớm điều trị để phục hồi sức khỏe, tránh ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...