- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh sán chó có lây không? Triệu chứng bệnh sán chó ở người?
Bệnh sán chó có lây không? Triệu chứng bệnh sán chó ở người?
Bệnh sán chó là bệnh nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm khi sán có thể di chuyển vào các cơ quan nội tạng. Bệnh sán chó có điều trị được không là điều nhiều người quan tâm.
Bệnh nhiễm sán chó thường xuất hiện ở trẻ em từ 3 - 10 tuổi. Đặc biệt tại những gia đình có vật nuôi cho trẻ tiếp xúc nhiều với chó.
Bệnh sán chó là gì?
Bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh kén sán chó, sán dây chó, nang sán chó…là bệnh nhiễm ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus, có tên gọi Toxocara canis hay toxocara cati gây ra. Loại sán này xâm nhập vào cơ thể người thông qua trung gian truyền bệnh là chó.
Nhiễm sán chó là một trong những bệnh ký sinh trùng nguy hiểm khi sán có thể di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên nhân nhiễm sán chó ở người
Sán chó là loại giun tròn còn được gọi là giun đũa chó mèo. Trung bình mỗi ngày sán chó để khoảng 200.000 trứng, trứng sẽ theo phân ra ngoài môi trường và hóa phôi sau 1 – 2 tuần, có thể tồn tại đến vài tháng ở môi trường ngoại cảnh. Nếu trứng xâm nhập vào cơ thể sẽ nở ra giun sán, gây nguy hại đến sức khỏe.
Nguyên nhân nhiễm sán chó ở người, đặc biệt phổ biến ở trẻ em từ 3 - 10 tuổi do thói quen chơi dưới đất, cát nơi chó từng phóng uế và còn lưu lại trứng của loại sán này.
Không chỉ vậy, việc vuốt ve chó nhiễm sán cũng có thể khiến con người bị nhiễm do chó có thói quen liếm hậu môn, liếm lông và bất cứ thứ gì khác nên vô tình chúng đã phát tán trứng sán đi khắp mọi nơi.
Chu trình phát triển của sán chó trong cơ thể người
Sau khi đi vào cơ thể, trứng sán nếu không bị thực bào sẽ phát triển thành nang sán sau khoảng 5 tháng. Mỗi mỗi nang sán chứa khoảng 2 triệu đầu sán và khi nó vỡ ra sẽ phóng thích hàng triệu đầu sán theo đường máu đi khắp cơ thể đến các cơ quan quan trọng như gan, phổi, não, lách,...Lúc này người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng đồng thời và nếu không được điều trị có thể đe dọa tính mạng, nguy cơ tử vong cao.
Triệu chứng bệnh sán chó
Ngứa da và kích ứng
Giun sán kí sinh trong cơ thể và tiết độc tố vào máu. Điều này dẫn đến tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ khắp người hoặc ở khu vực ký sinh trùng đang lưu trú và hoạt động mạnh. Cơn ngứa có thể nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Triệu chứng bệnh sán chó cũng khiến người bệnh hay bị ngứa hậu môn.
Đau bụng kèm nôn/buồn nôn
Sán chó có thể làm gián đoạn chức năng của các ống trong thành ruột. Khi ruột bị tắc nghẽn gây ra những cơn đau bụng, tùy theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Vị trí cơn đau thường ở phần trên dạ dày. Lúc này người bệnh cũng cảm thấy buồn nôn và nôn bất thường.
Chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy
Nếu bạn thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy không rõ nguyên nhân thì có thể là triệu chứng bệnh sán chó ở người. Nguy cơ cao hơn nếu bạn sinh sống tại nơi môi trường ô nhiễm.
Cơ thể mệt mỏi, uể oải
Giun sán lấy hết dinh dưỡng từ cơ thể và gây tổn hại đến các cơ quan, chức năng hoạt động trong cơ thể. Dó là nguyên nhân người nhiễm bệnh sán chó thường thấy mệt mỏi, uể oải, da xanh xao, hay chóng mặt, sụt giảm năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Lâu dài cơ thể bị suy yếu và kiệt sức.
Ăn không no hoặc không ăn nhưng cũng không thấy đói
Ấu trùng giun, sán ký sinh trong cơ thể lấy hết dinh dưỡng từ thức ăn khiến người bệnh cảm thấy đói ngay khi mới ăn xong. Trường hợp không ăn gì người bệnh cũng không thấy đói là khi giun sát hoạt động mạnh và gây đầy hơi, chướng bụng.
Sút cân bất thường
Nếu bạn không trong chế độ ăn kiêng hay tập luyện giảm cân nhưng bị sút cân bất thường thì có thể là triệu chứng nhiễm sán chó. Khi ấu trùng giun, sán ký sinh trong cơ thể người sẽ lấy đi lượng lớn chất dinh dưỡng mà bạn nạp vào. Vì thế, mặc dù vẫn duy trì chế độ ăn uống bình thường nhưng người bệnh vẫn bị sụt cân.
Màu mắt và da nhợt nhạt
Sán chó tiết độc tố vào máu, chúng cũng hút máu để lớn lên khiến người bệnh bị thiếu sắt. Khi thiếu máu thiếu sắt, da và mắt sẽ trở nên nhợt nhạt, xanh xao. Có thể kèm theo các dấu hiệu là nhịp tim nhanh bất thường, hay bị mệt mỏi và khó tập trung.
Táo bón không rõ nguyên nhân
Giun sán chó ảnh hưởng đến đường ruột và hệ tiêu hóa, có khả năng làm ruột kích ứng và gây ra những rối loạn. Nó làm giảm lượng nước hấp thụ vào cơ thể gây ra tình trạng táo bón.
Trong phân có dị vật
Nếu bị nhiễm giun, sán, có nhiều khả năng bạn nhìn thấy giun trong bồn cầu hoặc quần lót sau khi đi đại tiện. Chúng thường có hình dạng giống như sợi chỉ rất nhỏ, màu trắng ngà.
Khó ngủ, tâm trạng bất thường
Đây là triệu chứng bệnh sán chó thường thấy ở người bị ấu trùng giun di trú đến não, làm rối loạn chức năng hoạt động bình thường của não. Người bệnh bị ảnh hưởng giấc ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn, tỉnh giấc giữa đêm,...đồng thời cũng là lý do khiến tâm trạng thay đổi thất thường.
Các thể bệnh sán chó ở người
Bệnh do ấu trùng di chuyển trong nội tạng
Bệnh nhiễm sán chó do ấu trùng di chuyển trong nội tạng thường xuất hiện ở trẻ từ 1 - 4 tuổi. Bệnh phát triển từ từ, trẻ có thể bị sốt nhẹ, tiêu chảy, ói mửa, đau cơ, khớp hay ho khạc ra đờm, khó thở, gan to đôi khi kèm theo lách to. Tuy nhiên bệnh cũng có thể tự khỏi khi ấu trùng chết hết.
Ở người lớn thường có các triệu chứng như sốt nhẹ, suy nhược, mệt mỏi, mày đay, khó thở giả hen, viêm phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
Bệnh do ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh
Các bệnh nhân ở tuổi trung niên có thể bị mắc thể này. Triệu chứng thể bệnh do ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh có thể khiến bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ, yếu chi, yếu cơ, rối loạn đại - tiểu tiện.
Bệnh nhân thường có triệu chứng sốt và nhức đầu. Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể bị tổn thương hệ thần kinh trung ương hoặc ảnh hưởng hệ thần kinh ngoại biên.
Bệnh do ấu trùng di chuyển đến mắt
Thể bệnh nhiễm sán chó do ấu trùng di chuyển đến mắt gây ra các triệu chứng điển hình như đau mắt, thị lực giảm ở một bên, đồng tử trắng và bị lác mắt kéo dài,...Nếu không được chữa trị kịp thời có thể bị áp xe thủy tinh thể, viêm màng bồ đào, viêm thần kinh thị giác, bội nhiễm, cuối cùng là dẫn tới mù lòa.
Thể bệnh không điển hình
Ở thể bệnh này, thường là các triệu chứng không đặc hiệu. Người bệnh có thể bị sốt nhẹ, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, suy nhược cơ thể, rối loạn hành vi và giấc ngủ.
Ngoài ra, người bệnh nhiễm sán chó còn có các triệu chứng ở phổi và bị sưng hạch lympho ở cổ. Ở người lớn thường thấy mệt mỏi, ngứa, phát ban đỏ, đau bụng và triệu chứng phổi.
Thể bệnh khác
Là những trường hợp nhiễm sán chó không thuộc thể nào trong các thể bệnh trên. Nó bao gồm các bệnh lý do ấu trùng gây ra và liên quan đến tim mạch, da hay dạ dày. Có thể kể đến các bệnh như viêm cơ tim, phát ban đỏ, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng.
Bệnh sán chó có nguy hiểm không?
Bệnh sán chó là bệnh nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm. Không chỉ là những biểu hiện mệt mỏi, sút cân, đau bụng, táo bón,....mà còn gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm, đặc biệt khi ấu trùng sán di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể:
Sán chó di chuyển đến nội tạng gây viêm cơ, viêm dạ dày, viêm mô dưới da hay các bệnh lý giãn cơ tim, khối giả u ở tim gây ra đột tử
Di chuyển lên phổi sẽ gây viêm phổi, suyễn, khó thở.
Sán chó xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương có thể gây ra tình trạng viêm não, viêm màng nhện, viêm mạch não, viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, viêm tủy sống, mất điều hòa vận động,...
Bệnh sán chó có lây không?
Bệnh sán chó có lây không, sán chó lây qua người như thế nào là thắc mắc của nhiều người. Sán chó có thể lây truyền từ chó qua người nhưng không lây từ người sang người.
Sau khi để trứng, trứng sẽ theo phân ra ngoài môi trường và phát tán vào đất, bụi, rau,...Nếu sử dụng rau chưa rửa sạch, rau sống sẽ dễ nuốt trứng sán vào miệng. Ngoài ra việc vuốt ve, thường xuyên chơi đùa với chó cũng có thể khiến con người bị nhiễm sán.
Sau khi nuốt trứng sán, các ấu trùng được phóng thích và di chuyển đến các cơ quan. Chúng có thể xuyên qua thành ruột để di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh theo đường máu. Nếu không bị tiêu diệt, chúng sẽ tiếp tục phát triển trong cơ thể người và gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Khi trong gia đình có người mắc bệnh sán chó thì các thành viên khác nên tiến hành xét nghiệm vì nghi ngờ sử dụng chung một nguồn thức ăn chứa sán chó. Vì vậy nguyên nhân khiến nhiều người cùng mắc bệnh là do sử dụng thức ăn nhiễm sán chứ không phải do lây nhiễm từ người sang người.
Cách phòng bệnh nhiễm sán chó
Sán chó là bệnh có thể lây lan qua đường ăn uống hoặc lây trực tiếp sang người nếu tiếp xúc với chó bị sán mà không rửa tay sạch sẽ. Để phòng bệnh sán chó cần chú ý:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với vật nuôi
- Thực hiện ăn chín uống sôi, sơ chế thực phẩm kĩ, hạn chế sử dụng các loại rau sống
- Tẩy giun định kỳ, tắm cho chó thường xuyên, không nên cho trẻ ngủ chung với thú cưng
- Không cho bé nghịch đất, rửa sạch đồ chơi cho trẻ, tránh để bé ngậm đồ chơi hoặc đưa tay vào miệng khi tiếp xúc với chó mèo
- Nên đưa chó đi thăm khám định kỳ cũng như là điều trị triệt để khi phát hiện chó bị nhiễm sán.
Như vậy, trên đây là những thông tin về bệnh sán chó, một bệnh nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Mỗi người cần chủ động phòng tránh bệnh để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...