- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh zona thần kinh là gì? Có lây không? Triệu chứng và cách điều trị?
Bệnh zona thần kinh là gì? Có lây không? Triệu chứng và cách điều trị?
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh zona thần kinh ngày càng tăng cao. Việc bạn có đủ kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết sớm triệu chứng, có biện pháp điều trị kịp thời và tránh lây cho người khác.
- Bệnh zona thần kinh là gì?
- Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh
- Triệu chứng bệnh zona thần kinh
- Biến chứng nguy hiểm của bệnh zona
- Bệnh zona thần kinh có lây không?
- Cách điều trị bệnh zona thần kinh
- Người mắc zona thần kinh nên ăn gì? Kiêng gì?
- Kem bôi Acyclovir Stada ngăn ngừa zona, thủy đậu
- Hướng dẫn sử dụng Acyclovir Stada ngăn ngừa zona
Bệnh zona thần kinh không gây nguy hiểm ngay lập tức nhưng nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng. Hơn hết là để lại sẹo ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và ngoại hình. Do vậy, bạn cần cần có đủ kiến thức về bệnh lý này
Bệnh zona thần kinh là gì?
Bệnh zona thần kinh (gọi tắt là bệnh zona) tên khoa học là Shingles, trong dân gian thường được gọi với tên “giời leo”. Đây là một chứng bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) thuộc họ virus herpes gây ra - chủng virus cũng là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu.
Sau khi khỏi thủy đậu thì vẫn có một số virus Varicella tồn tại ở trạng thái tiềm tàng nhưng chưa gây bệnh. Chúng có thể ẩn sau lớp sừng của tủy sống, tồn tại trong các tế bào thần kinh, hạch thần kinh. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như cơ thể người bệnh suy giảm hệ miễn dịch, đề kháng yếu, suy nhược, các sang chấn tinh thần,...loại virus này sẽ tấn công , phát triển và lan truyền ra các đầu dây thần kinh, làm tổn thương niêm mạc dẫn đến bệnh zona.
Đó cũng là lý do dù zona là căn bệnh ngoài da nhưng được gọi là bệnh zona thần kinh do bị tổn thương ở gốc dây thần kinh. Căn bệnh này gây ra những phát ban đỏ rộp, ngứa ngáy và đau rát. Thời gian bệnh có thể kéo dài tới 2 - 3 tuần tùy vào mức độ điều trị kịp thời và hoàn toàn có thể tái phát vào các thời điểm sau này.
Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh
Bệnh zona có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng những người đã từng bị thủy đậu có nguy cơ cao nhất bởi virus Varicella có khả năng bùng phát và gây zona. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác và khẳng định nguyên nhân gây bệnh là gì nhưng có một số yếu tố tác động đến sự hoạt động trở lại của virus này là:
- Suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng (có thể do yếu tố tuổi tác, sử dụng các sản phẩm làm giảm sức đề kháng và tác động đến sức khỏe cơ thể)
- Các biện pháp điều trị bằng tia xạ
- Làm tổn thương vùng da bị phát ban (gãi, trầy xước da, để da tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh,...)
- Một số bệnh lý như ung thư, HIV/AIDS, tiểu đường, bệnh về máu (lympho mạn, hodgkin...), viêm màng não,...
Những yếu tố trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để virus đang trú ngụ tại các hạch thần kinh tái hoạt động, lan theo dọc các dây thần kinh và làm tổn thương niêm mạc, bộc phát thành bệnh zona tại các vùng da tương ứng với những dây thần kinh đó.
Triệu chứng bệnh zona thần kinh
Zona có thể xuất hiện tại bất kỳ vùng da nào trên cơ thể nhưng chủ yếu là từ giữa lưng, xung quanh một bên ngực, xương ức, cổ, vai, cánh tay hoặc quanh trán, mắt và đầu.
Triệu chứng bệnh zona thần kinh khi khởi phát là thấy cảm giác nóng, rát bất thường, châm chích trên vùng da, nhất là về đêm. Khoảng nửa ngày đến một ngày sau, trên vùng da đó xuất hiện những mảng đỏ, nhô cao hơn bề mặt da, nối với nhau thành dải, vệt dọc theo đường dây thần kinh.
Tiếp tục, những mảng đỏ đó có mụn nước, ban đầu sẽ thấy căng nhưng về sau chuyển màu đục dần rồi hóa mủ, tự vỡ ra tạo thành các vết loét gây đau rát. Ngoài những triệu chứng trên thì bệnh zona thần kinh còn có những dấu hiệu nhận biết khác như:
- Sốt
- Ớn lạnh
Nhức đầu - Mệt mỏi
- Yếu cơ
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Đau dây thần kinh: đau đầu, đau nửa đầu, đau hạch bạch huyết
Khi các nốt mụn nước đã vỡ, vùng da dần khô lại và đóng vảy sậm màu. Dù lớp vảy này có bong đi và lên da non thì vẫn để lại sẹo. Thời gian xuất hiện mụn nước cho đến khi đã vỡ và lành lại thường kéo dài từ 1 - 3 tuần. Bệnh zona hoàn toàn có khả năng tái phát vào các thời điểm sau đó.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh zona
Nhiều người chủ quan thường cho rằng đây chỉ là bệnh lý ngoài da. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Căn bệnh này nếu không có biện pháp khắc phục và chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng sau:
- Đau dây thần kinh, có thể đau trong nhiều năm, đặc biệt là với người cao tuổi
- Mọc mụn nước trong miệng
- Nhiễm trùng da, bội nhiễm da, tạo mụn mủ loét sâu, sưng và vô cùng đau đớn
- Viêm màng não, viêm tụy cắt ngang, xuất huyết giảm tiểu cầu
- Chóng mặt
- Mất vị giác
- Đau dữ dội một bên tai và suy giảm thính lực
- Phụ nữ có thai mắc zona thần kinh nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
- Phát ban mắt, gây tổn thương thị lực
Bệnh zona thần kinh có lây không?
Bệnh zona thần kinh có thể lây nếu tiếp xúc với mụn nước của người bệnh và nhiễm vi khuẩn Varicella.
- Người chưa tiêm phòng thủy đậu và chưa bị bệnh này thì có khả năng bị thủy đậu trước. Sau khi lành bệnh có thể bị zona.
- Những người đã tiêm phòng zona vẫn có nguy cơ mắc bệnh khi hệ miễn dịch, sức đề kháng suy giảm và suy nhược cơ thể.
- Người đã bị mắc bệnh thủy đậu thì sẽ không bị nhiễm bệnh zona thần kinh từ người khác.
Cách điều trị bệnh zona thần kinh
Cách điều trị
Bệnh zona nếu nhận biết và điều trị càng sớm thì sẽ rút ngắn thời gian khỏi bệnh. Tốt nhất là trong vòng 48h kể từ khi có tổn thương da. Có các phương pháp điều trị sau:
- Sử dụng nhóm thuốc kháng virus (acyclovir) hay dùng là zovirax liều thay đổi theo từng độ tuổi
- Dùng kháng sinh chống bội nhiễm, kháng viêm, phù nề
- Sử dụng thuốc giảm đau: acyclovir, valacyclovir và famciclovir,...
- Thuốc kháng histamin (chlorpheniramine, diphenhydramine, promethazin, dimenhydrinat...
- Thuốc tăng cường miễn dịch
- Điều trị tại chỗ bằng các loại thuốc bôi giảm đau rát, chống viêm, chống để lại sẹo,...
- Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào vùng da tổn thương rỉ mủ khoảng 7, 8 lần/ngày, mỗi lần trong khoảng 20 phút để làm dịu bớt cơn đau và làm khô vết thương. Ngưng sử dụng băng ép khi sang thương đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.
Lưu ý
- Người bệnh vẫn tắm rửa bình thường, hạn chế sử dụng các loại xà phòng hoặc các sản phẩm sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh
- Mặc quần áo rộng để tránh cọ xát với vùng da tổn thương khiến nốt mụn nước vỡ và lan ra
- Tránh tiếp xúc da với những người khác để hạn chế lây bệnh
- Không được gãi vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
- Rửa tay sạch sẽ trước khi thoa thuốc hoặc chăm sóc vùng da bị tổn thương
- Tuân thủ hướng dẫn và liều lượng dùng các sản phẩm điều trị bệnh
Người mắc zona thần kinh nên ăn gì? Kiêng gì?
Thực phẩm nên ăn
- Thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B6, B12, vitamin C và kẽm để tăng cường sức đề kháng (cam, bơ, gan động vật,...)
- Thực phẩm giàu lysine có trong sữa, cá, các loại đậu, pho mát,…
- Uống đủ nước mỗi ngày
Thực phẩm nên kiêng
- Thực phẩm giàu chất béo khiến vùng viêm nhiễm lâu khỏi hơn
- Không dùng rượu bia, đồ uống có cồn và sử dụng chất kích thích
- Tránh các thực phẩm chứa arginine bao gồm các loại hạt: đậu nành, cá ngừ, trứng, bột mì,...
- Ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ socola, yến mạch, mầm lúa mì, dừa,… khiến virus varicella bùng phát mạnh và gây tổn thương sâu
Kem bôi Acyclovir Stada ngăn ngừa zona, thủy đậu
Đôi nét về kem Acyclovir Stada
Acyclovir stada là sản phẩm có xuất xứ tại Đức của thương hiệu stada, sản phẩm có công dụng điều trị viêm nhiễm những vấn đề về da do virus: herpes simplex, nhiễm herpes sinh dục khởi phát và tái phát, ngăn ngừa khả năng tái phát ở những bệnh nhân bình thường.
Tác dụng của kem bôi Acyclovir Stada
Kem bôi Acyclovir Stada có công dụng điều trị tình trạng viêm nhiễm da và nhiễm khuẩn niêm mạc do sự tác động của virus Herpes simplex (HSV) cùng một số những loại virus khác nữa.
Điều trị những triệu chứng mụn rộp ở giai đoạn khởi phát, tái phát.
Ngoài ra thuốc acyclovir stada cũng có những tác dụng như sau:
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn Herpes simplex đối với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
- Phòng ngừa, tái phát nhiễm khuẩn da và kết mạc
- Điều trị thủy đậu, zona thần kinh…
Hướng dẫn sử dụng Acyclovir Stada ngăn ngừa zona
Sử dụng bôi ngoài da. Thoa 1 lớp kem mỏng lên vùng da bị tổn thương và kế cận 5 lần cách nhau 4 giờ. Điều trị liên tục trong 5 ngày, điều trị tiếp 5 ngày nữa nếu vế thương chưa lành.
Chỉ điều trị sử dụng ngoài da & hoặc theo hướng dẫn của bác sỹ.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh zona thần kinh. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nêu trên thì hãy nhanh chóng có biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời nhé!
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...