Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh bố mẹ phải biết
Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh phải học cách tự thở, tự bú và thích nghi với thời tiết, môi trường bên ngoài. Lúc này cơ thể trẻ vẫn còn non yếu và dễ tổn thương nên bố mẹ phải đặc biệt chú ý và nắm rõ cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
- Cách bế trẻ sơ sinh
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bú
- Cách cho trẻ sơ sinh ngủ
- Cách quấn khăn và đội mũ cho bé
- Cách tắm và vệ sinh cơ thể cho trẻ sơ sinh
- Cách chăm sóc rốn cho trẻ mới sinh
- Hướng dẫn cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
- Cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh
- Cách cho trẻ sơ sinh ngủ
- Theo dõi nhiệt độ của trẻ sơ sinh
- Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch
Với những ai lần đầu làm cha mẹ chắc chắn vẫn còn lo lắng, bỡ ngỡ chưa hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh sao cho đúng. Lúc bế ẵm, tắm rửa và chăm sóc bé phải làm sao để con không bị đau, không bị sặc sữa,...Hàng trăm câu hỏi xoay quanh vấn đề này sẽ được giải đáp giúp các bậc cha mẹ nuôi dưỡng con một cách tốt nhất.
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Cách bế trẻ sơ sinh
Cơ thể trẻ sơ sinh sau khi chào đời rất non yếu, đặc biệt là phần đầu - cổ. Vì vậy khi bế, người lớn cần tập trung nâng đỡ những bộ phận này đầu tiên. Trước khi bế bạn cần lên tiếng, tránh làm bé giật mình và để bé quen dần với tiếng nói của bạn. Bạn luồn hai tay xuống dưới đầu, vai và mông của em bé, bế lên một cách từ từ.
Trẻ mới sinh nên thóp thở còn mềm, chưa đóng hết, mẹ cần cẩn thận và tránh va chạm vào thóp thở và các điểm mềm khác trên đầu của bé. Bạn nên bế bé gần ngực để vừa giữ bé an toàn, vừa giúp bé có cảm giác được che chở, bảo vệ.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bú
Cách cho trẻ bú
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế với trẻ sơ sinh, nhất là trong 6 tháng đầu đời. Vì vậy mẹ hãy cho bé bú sớm nhất có thể, ngay khi sữa về. Khi ra khỏi môi trường trong bụng mẹ, nhu cầu ăn của bé rất cao. Mẹ hãy cho bé bú mỗi 1 – 2 giờ/lần trong vài tuần đầu mới sinh, mỗi cữ bú kéo dài khoảng 15 – 30 phút tùy vào lượng sữa mẹ, nhu cầu bú của bé.
Cách cho bé ợ hơi sau khi bú
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, bé rất dễ bị đầy bụng. Do đó, sau khi bú no bạn cần cho bé ợ hơi để tránh tình trạng bé bị ọc sữa. Bạn cần bế trẻ ở tư thế vác vai, bụng bé áp sát vào ngực bạn, xoa và vỗ nhẹ lưng bé để thải ra hết khí thừa trong dạ dày.
Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh là cần cho trẻ ợ hơi sau khi bú
Cách cho trẻ sơ sinh ngủ
Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển các tế bào thần kinh và trí tuệ của trẻ sau này. Bạn cần tạo không gian ngủ cho bé thông thoáng, sạch sẽ, nhiệt độ thích hợp khoảng 28 độ C. Khi cho bé ngủ không nên quấn nhiều khăn hay mặc nhiều quần áo vì dễ gây bí bách, đổ mồ hôi và ngứa ngáy, khó chịu.
Bên cạnh đó, bạn có thể massage nhẹ nhàng để con dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu. Đồng thời tạo thói quen giấc ngủ cho bé, tránh việc ngủ nhiều vào ban ngày dẫn đến khó ngủ, trằn trọc vào ban đêm.
» Xem thêm: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc
Cách quấn khăn và đội mũ cho bé
Cách quấn khăn
- Gấp một mép khăn quấn để tạo thành hình viên kim cương, đặt bé lên mặt khăn, quấn một cạnh khăn với phần thân và một tay rồi kẹp dưới lưng bé
- Lấy phần dưới của tấm khăn, gấp ngược lên phía trên bàn chân và nhét sau vai
- Gấp nốt phần cạnh khăn còn lại và tay kia sao cho thật gọn gàng rồi nhét xuống dưới thân bé
Việc quấn khăn đúng cách sẽ giúp bé có cảm giác được bao bọc giống như giai đoạn còn trong bụng mẹ. Bé sẽ ngoan hơn, không bị giật mình, dễ chơi, dễ ngủ. Tuy nhiên lưu ý chỉ quấn vừa đủ để trẻ thấy thoải mái, không quấn quá chặt sẽ ảnh hưởng đến khớp háng và gây nóng, bí bách.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a - z
Cách đội mũ
Trẻ sơ sinh thường thoát nhiệt qua da đầu, đặc biệt là khu vực sau gáy nên phụ huynh cần chú ý điều này. Nếu thời tiết nóng thì ban đêm hoặc khi đi ra ngoài chỉ cần đội cho con mũ che thóp còn khi ở trong nhà thì hãy để đầu bé được thông thoáng.
Cơ thể trẻ sơ sinh chưa thể tự điều hòa thân nhiệt nên nếu đội mũ kín và đội liên tục trong nhiều giờ sẽ khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi, ngứa ngáy, quấy khóc. Trường hợp nặng có thể làm trẻ tăng thân nhiệt và bị sốt cao.
Cách tắm và vệ sinh cơ thể cho trẻ sơ sinh
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh
Tã dùng cho trẻ sơ sinh phải là loại tã mềm, chất liệu tốt, dễ thấm hút và phù hợp với kích cỡ cơ thể của em bé. Bạn cần thay tã cho trẻ sau khi đi tiểu tiện, đại tiện để tránh bé bị hăm, mẩn ngứa ở mông và bộ phận sinh dục. Khi thay cần dùng khăn mềm, nhúng nước ấm để lau sạch sẽ từ trước ra sau cho bé. Bạn hãy thoa kem chống hăm hoặc kem bảo vệ da trước khi mặc tã mới cho trẻ.
Gợi ý một số loại kem chống hăm:
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo từng tháng, từng giai đoạn phát triển
Cách tắm cho trẻ sơ sinh
Bạn nên sử dụng sản phẩm 2 trong 1, kết hợp sữa tắm và dầu gội để tiện dụng và giúp bé dễ thích nghi (sữa tắm gội toàn thân Cetaphil hay sữa tắm Saforelle của Pháp). Trước khi tắm cho trẻ bạn cần lưu ý:
- Rửa sạch tay, không để móng tay dài, không đeo trang sức vì dễ làm trầy xước, tổn thương làn da mỏng manh của em bé
- Khăn xô kích cỡ nhỏ và lớn, quần áo, mũ, bao tay, vớ…
- Gạc, bông gòn, tăm bông, băng rốn vô trùng
- Nước muối sinh lý 0.9%
- Tắt quạt, máy lạnh để bé không bị nhiễm lạnh
- Làm ấm cơ thể bé trước khi cho bé tiếp xúc với nước
- Nhiệt độ nước tắm phù hợp là 36 - 38 độ
- Không tắm quá 20 phút/lần
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Hướng dẫn tắm cho trẻ:
- Dùng nước muối sinh lý lau mắt cho trẻ
- Làm sạch lỗ muỗi bằng tăm bông.
- Lau mặt cho bé.
- Gội đầu cho bé: bế bé lên, dùng ngón cái và ngón đeo nhẫn của tay bế bé ép nhẹ hai vành tai bé vào sát lỗ tai để không cho nước chảy vào tai, tay còn lại dùng khăn hoặc gạc thấm nước lau ướt tóc cho bé. Sau đó bạn thoa dầu gội lên tóc, xả với nước cho sạch rồi dùng khăn khô lau ngay đầu cho em
- Đối với những em bé chưa rụng dây rốn, bạn nên dùng khăn mềm lau sơ người bé, tránh không làm ướt rốn.
- Cho em sang thau nước khác, tắm lại cho sạch.
- Khi đã tắm xong, đặt bé lên giường có trải sẵn khăn xô lớn, lau và ủ ấm cho bé
- Nhỏ nước muối sinh lý vào bông gòn, lau sạch mắt, mũi bé một lần nữa. Vệ sinh bên ngoài tai bé bằng bông gòn hay tăm bông
- Rơ lưỡi trẻ bằng gạc thấm nước muối sinh lý
- Cuối cùng là mặc tã, quần áo, đeo bao tay, bao chân và cho bé bú nếu bé đói
Cách chăm sóc rốn cho trẻ mới sinh
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khi vệ sinh rốn cho bé
Với trẻ sơ sinh, rốn là bộ phận rất nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng nên cần đặc biệt chú trọng chăm sóc, đảm bảo hốc rốn khô và lỗ rốn lành tự nhiên, không bị chảy máu, chảy dịch.
- Cần nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chăm sóc rốn cho bé để tránh là nguồn lây vi khuẩn
- Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của bé
- Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem có dấu hiệu bất thường nào không, có bị chảy mủ, viêm đỏ, chảy dịch vàng, chảy máu hay có mùi hôi hay không
- Dùng bông gòn thấm nước sạch vệ sinh rốn cho bé, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn
- Dùng nước muối sinh lý sát trùng vùng da quanh rốn
- Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng
- Quấn tã vùng dưới rốn, không để dính nước tiểu hay bất kỳ chất bẩn nào
- Luôn giữ cho rốn sạch sẽ và khô thoáng
Lưu ý về cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi khi vệ sinh rốn cho trẻ chỉ dùng nước sạch, không sử dụng bất kỳ sản phẩm hóa học nào.
Hướng dẫn cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng mỏng manh và nhạy cảm nên bố mẹ cần chú ý chăm sóc da đúng cách, tránh làm da của bé bị tổn thương. Bạn cần nhớ:
- Tránh xa các tác nhân gây kích ứng: quần áo, tã phải có chất liệu mềm, cắt bỏ nhãn mác để tránh ma sát với da. Sử dụng xà bông cho trẻ sơ sinh hoặc loại cho da nhạy cảm để giặt đồ cho bé
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi giữ độ ẩm cho làn da, có thể sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm dành cho trẻ nhỏ, tránh da bị khô ráp, bong tróc
- Hạn chế tác động đến sự cân bằng của các loại vi khuẩn trên da của trẻ: giữ cuống rốn luôn sạch và khô thoáng. Tắm cho bé bằng loại sữa tắm nhẹ dịu và có độ pH cân bằng phù hợp với làn da của trẻ.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường: thay tã cho bé ngay sau khi tiểu tiện hoặc đại tiện, tránh để lâu sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công
- Ngoài ra, nên cho trẻ tắm nắng sớm để nạp thêm vitamin D3 từ ánh mặt trời, thúc đẩy sự hấp thụ và chuyển hóa canxi, tốt cho sự phát triển xương khớp
Cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Vì thế khi chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý. Các bước vệ sinh mắt cho trẻ như sau:
- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt cho bé
- Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý chuyên biệt để vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh
- Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng từ đầu mắt đến đuôi mắt
Lưu ý không để các chất độc hại ảnh hưởng đến mắt bé và sử dụng khăn riêng để lau mặt, mắt, mũi cho bé.
Cách cho trẻ sơ sinh ngủ
Thông thường, trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ. Đặc biệt là cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi, trẻ gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú. Vì vậy để rèn luyện giờ giấc ngủ khoa học cho bé mẹ cần chú ý:
Vào ban ngày:
- Hạn chế giấc ngủ vào ban ngày của trẻ bằng cách chơi với bé càng nhiều càng tốt, nói chuyện, hát cho bé nghe, đảm bảo không gian đủ ánh sáng
- Không cần hạn chế tiếng ồn vào ban ngày
- Nếu bé đang bú mà thiu thiu ngủ cần đánh thức bé dậy
Vào ban đêm:
- Tạo không gian yên lặng để bé dễ chìm vào giấc ngủ nhưng không quá tĩnh mịch bé dễ giật mình
- Bật đèn ngủ với ánh sáng dịu hoặc giữ phòng tối sẽ kích thích cơ thể tiết ra hormone gây buồn ngủ
Bố mẹ cần dạy bé cách phân biệt ngày và đêm ngay từ khi bé dưới 2 tuần tuổ. Nếu để quá muộn sẽ hình thói quen sinh hoạt trái với khoa học.
Theo dõi nhiệt độ của trẻ sơ sinh
Ba mẹ nên mua nhiệt kế điện tử để theo dõi nhiệt độ cơ thể bé một cách chính xác, an toàn. Dựa trên nhiệt độ cơ thể trẻ mà bạn có cách chăm sóc phù hợp cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý, điển hình là sốt.
- Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 – 37,5°C
- Thân nhiệt bé thấp hơn 36,5 độ C nên ủ ấm cho bé ngay
- Thân nhiệt cao hơn mức bình thường, nên bỏ bớt khăn quấn, cởi bớt mũ, vớ và cho bé bú nhiều hơn, tiếp tục theo dõi nhiệt độ cơ thể bé.
- Trường hợp thân nhiệt cao hơn 38 độ có nghĩa là bé đang bị sốt, bạn cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám
Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch
Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để tạo ra kháng thể và chống lại các tác nhân gây bệnh. Những bé không được tiêm phòng thường dễ mắc các bệnh nguy hiểm (viêm gan B, viêm gan C, uốn ván,...). Vì thế phụ huynh hãy lưu ý lịch tiêm chủng cho trẻ theo hướng dẫn của cơ sở y tế gần nhất để bảo vệ sức khỏe của bé yêu.
Lời kết: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh còn là điều bỡ ngỡ với nhiều ông bố bà mẹ. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn đầu đời sẽ quyết định sự phát triển và khôn lớn của con sau này. Vì vậy các bậc phụ huynh hãy nhớ những hướng dẫn trên nhé!
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...