- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Tổng hợp 12 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả nhanh chóng
Tổng hợp 12 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả nhanh chóng
Nhiệt miệng là tình trạng thường xuyên gặp phải ở cả người lớn và trẻ em, gây ra đau đớn và bất tiện khi ăn uống, sinh hoạt. Trong trường hợp này hãy áp dụng ngay 12 cách chữa nhiệt miệng dưới đây.
Nhiệt miệng có thể tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên trong suốt thời gian đó, người bệnh phải chịu cảm giác đau rát, khó chịu, ăn uống mất ngon và vô vàn bất tiện khác trong sinh hoạt. Nói cũng đau, đánh răng, súc miệng cũng đau. Nếu gặp tình trạng này bạn hãy sớm áp dụng 12 cách chữa nhiệt miệng dưới đây nhé.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (lở miệng) là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, dưới lưỡi hoặc phía trên nướu. Tên khoa học của nó là aphthous ulcer.
Vết nhiệt miệng nói chung thường có hình tròn hoặc hình oval, màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh. Nhiệt miệng thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày và không lây lan. Tuy nhiên, chúng lại gây đau rát, đặc biệt là khi ăn các thực phẩm mặn, nhiều muối, nước mắm,...Nhiệt miệng sẽ càng đau khi nói và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống sinh hoạt, điển hình là việc vệ sinh cá nhân như đánh răng, súc miệng cũng có thể thấy đau đớn, khó chịu.
Nguyên nhân nhiệt miệng
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh nguyên nhân chính xác của bệnh nhiệt miệng nhưng bệnh này có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Vô tình cắn vào má
- Ăn thực phẩm chua, cay nóng
- Tổn thương khi vệ sinh răng miệng (đánh răng quá mạnh, bàn chải cứng, nước súc miệng chứa sodium lauryl sulfate,...)
- Thay đổi nội tiết tố
- Tinh thần căng thẳng, stress, mệt mỏi trong thời gian dài
- Do vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày tá tràng
- Thiếu các loại vitamin B6, B2, C, thiếu kẽm, sắt và acid folic
Ngoài ra, khi mắc một số bệnh sau cũng có nguy cơ dẫn đến nhiệt miệng:
- Virus ức chế miễn dịch như HIV hoặc AIDS
- Rối loạn tự miễn dịch Celiac
- Viêm ruột, viêm loét đại tràng
- Bệnh tự miễn Behcet
Tổng hợp 12 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
Pha nước súc miệng
Pha nước súc miệng là cách chữa nhiệt miệng đầu tiên mà mọi người thường nghĩ tới. Đơn giản nhất là dùng nước muối vì muối có tính sát khuẩn, sẽ ức chế được vi khuẩn tại các vết lở miệng và giúp các vết loét nhanh lành hơn.
Cách thực hiện:
- Hòa tan 5g muối và 230ml nước ấm
- Nhấp một ngụm và súc miệng trong 30 giây
- Thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau vài giờ
Sử dụng baking soda
Baking soda có tác dụng cân bằng độ pH, giúp các vết loét nhanh lành hơn. Đây cũng là một nguyên liệu dễ kiếm trong gian bếp của mỗi gia đình và chúng ta có thể áp dụng trị nhiệt miệng ngay khi chớm có dấu hiệu bệnh.
Cách thực hiện:
- Hòa tan 5g baking soda trong 230ml nước
- Súc miệng bằng dung dịch này trong 20 - 30 giây
- Có thể sử dụng nhiều lần trong ngày nếu cần thiết
Chườm đá lạnh
Ngậm một viên đá lạnh nhỏ sẽ làm dịu vết nhiệt và giảm viêm. Nhiệt lạnh của đá còn làm chậm lưu thông máu đến vết loét. Nhờ đó vết loét sẽ giảm đau và sưng. Cách chữa nhiệt miệng này rất đơn giản và sẵn sàng thực hiện ngay tại nhà.
Sử dụng sữa chua
Sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn, có tác dụng đặc biệt tốt với người bị nhiệt miệng do khuẩn H.pylori hoặc viêm ruột. Theo những nghiên cứu năm 2007 thì men vi sinh sống như lactobacillus có mặt trong sữa chua sẽ giúp ích cho việc tiêu diệt khuẩn H.pylori. Do đó hãy ăn 1 - 2 hộp sữa chua khi đang mắc bệnh lý này bạn nhé, không chỉ điều trị bệnh mà còn rất nhiều lợi ích khác tốt cho làn da và sức khỏe cơ thể.
Sử dụng giấm táo
Trong giấm táo có chứa acid axetic có tác dụng diệt khuẩn đồng thời làm tăng các lợi khuẩn. Cũng chính bởi vậy mà giấm táo được ví như một kháng sinh tự nhiên với bệnh nhiệt miệng. Bạn hãy sử dụng loại giấm táo chất lượng, pha với nước theo tỷ lệ 1:1 và dùng để súc miệng mỗi ngày.
Sử dụng oxy già
Sử dụng oxy già cũng là một trong những cách trị nhiệt miệng hiệu quả nhưng cần cẩn trọng và thực hiện đúng theo hướng dẫn.
Cách thực hiện:
- Pha oxy già 3% và nước theo tỷ lệ 1:1
- Lấy tăm bông vô trùng thấm vào dung dịch rồi chấm lên vết nhiệt ở miệng
- 1 tiếng sau khi bông thấm không nên ăn uống
- Thực hiện đều đặn hàng ngày
Sử dụng mật ong
Mật ong vốn được biết đến là một nguyên liệu đa năng bởi có tính ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Theo nghiên cứu, mật ong có hiệu quả trong việc làm vết nhiệt miệng bớt đau và sưng đỏ nhờ tính kháng khuẩn và chống viêm.
Cách thực hiện:
- Súc miệng với nước ấm
- Dùng mật ong nguyên chất (chưa qua chế biến) bôi trực tiếp lên vết loét
- Thực hiện 2 - 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
Ngoài cách này thì bạn cũng có thể bôi mật ong trước khi ngủ và để qua đêm để chữa nhiệt miệng hiệu quả hơn. Lưu ý sau khi bôi không nên ăn uống gì nữa.
Sử dụng lá bàng non
Dùng lá bàng non là một cách trị nhiệt miệng đã lưu truyền trong dân gian từ lâu. Mặc dù mang đến hiệu quả tốt nhưng chỉ có điểm trừ duy nhất là răng dễ bị bám nhựa lá bàng hơi khó xử lý.
Cách thực hiện:
- Đun một nắm lá bàng non với nước, để lửa nhỏ trong khoảng 1 tiếng để các chất trong lá tiết ra hết
- Vớt lá, dùng phần nước đó để ngậm hàng ngày. Sau khi ngậm thì sử dụng thêm các loại thuốc bôi theo chỉ dẫn.
Sử dụng trà đen
Chất tanin trong trà đen có thể giúp bạn giảm đau do nhiệt miệng. Vì vậy nếu bị nhiệt miệng thì sau khi uống trà xong bạn đừng vội bỏ đi ngay mà hãy lấy túi lọc trà đen đắp vào vết loét trong khoảng 1 phút. Các vết lở miệng sẽ nhanh lành hơn hẳn. Nếu bạn thích vị trà đen, hãy uống khoảng 500 – 750ml trà đen mỗi ngày.
Sử dụng cà rốt
Trong cà rốt có chứa beta-carotene là một chất chữa nhiệt miệng rất tốt. Bạn có thể ép nước cà rốt để uống mỗi ngày, vừa tốt cho cơ thể, cung cấp vitamin A mà còn nhanh thoát khỏi cảm giác đau rát, khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
DGL - Deglycyrrhizinated (chiết xuất từ rễ cam thảo)
Theo nghiên cứu, những người bị nhiệt miệng khi súc miệng với dung dịch DGL 4 lần/ngày với nước ấm đều thấy giảm đau. Bạn chỉ cần trộn ½ thìa cà phê DGL với ¼ cốc nước và dùng súc miệng đều đặn hàng ngày. Bạn có thể bổ sung chiết xuất từ rễ cam thảo dưới dạng viên nén nhai được 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.
Sử dụng tinh bột sắn
Tinh bột sắn được dùng nhiều trong các bệnh nhiệt miệng, nóng trong bởi nó có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Đồng thời ngăn chặn vết lở miệng lan rộng. Mỗi ngày bạn hãy uống bột sắn pha với nước. Các vết lở sẽ thu hẹp dần kích thước và giảm sưng đỏ đáng kể đấy.
Nhiệt miệng nên kiêng gì, ăn gì?
Thực phẩm nên kiêng
Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ bệnh và quyết định bệnh nhanh khỏi trong thời gian ngắn hay dài. Vì vậy nếu bị nhiệt miệng bạn cần tránh:
- Thức ăn có axit (bưởi, cam, chanh, quýt,...): axit trong các loại trái cây này sẽ khiến vết loét nghiêm trọng và lâu lành hơn. Chưa kể ngay khi ăn bạn sẽ thấy cảm giác đau rát, xót.
- Cà phê: chứa axit salicylic có thể gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng
- Thực phẩm cay, nóng: gây kích ứng niêm mạc, khiến vết loét sâu hơn
- Thực phẩm chứa gluten: những người mắc bệnh không dung nạp gluten nếu sử dụng thực phẩm chứa gluten sẽ khiến những vết loét trong miệng xuất hiện liên tục
- Các loại nước ngọt: nước ngọt chứa nhiều siro và axit photphoric có thể gây viêm nhiễm, lở loét. Vì vậy nếu đang bị nhiệt miệng bạn hãy tránh không dùng nhé.
Thực phẩm nên ăn
- Các loại nước ép từ rau củ (rau má, cà chua, củ cải trắng,...)
- Các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng,...) đều giúp thải độc, thanh lọc cơ thể để vết thương vùng miệng nhanh lành
- Bổ sung các loại vitamin B, vitamin C, sắt, kẽm và acid folic
- Ưu tiên những thực phẩm mềm và ít gia vị để ăn dễ hơn
Sản phẩm chữa nhiệt miệng
Thuốc trị nhiệt miệng, lở miệng Kamistad Gel
Công dụng
Thuốc trị nhiệt miệng, lở miệng Kamistad Gel điều trị các chứng viêm, đau ở viêm mạc miệng và môi, kể cả trong trường hợp có mụn nước, viêm lợi (nướu răng) và nứt nẻ môi do trời lạnh. Đối với người mang răng giả, thuốc dùng để bôi vào lợi, vòm miệng và niêm mạc bị kích ứng và mẫn cảm. Ngăn ngừa các triệu chứng tại chỗ khi mọc răng sữa hoặc răng khôn và dùng trong phẫu thuật chỉnh răng.
Liều dùng và cách dùng
Trừ khi có các chỉ dẫn khác, đối với các chứng viêm lợi: mỗi lần bôi khoảng ½ cm chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc, 3 lần mỗi ngày, vào các vùng sưng viêm và đau, lưu ý bôi nhẹ nhàng. Đối với các triệu chứng do răng giả gây ra, đặc biệt trong giai đoạn đầu chưa thích nghi, bôi gel với lượng nhỏ bằng hạt đậu vào chỗ bị đau.
Gói bôi nhiệt miệng Oracortia
Công dụng
Gói bôi nhiệt miệng Oracortia hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét miệng, viêm nhiễm khoang miệng hay tổn thương dạng loét do chấn thương.
Liều dùng và cách dùng
- Oracortia có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
- Uống Oracortia 1 lần/ngày ( 5 - 48mg). Nên uống cùng đồ ăn hoặc ngay sau bữa ăn.
Lưu ý
- Không sử dụng Oracortia với người nhiễm nấm toàn thân, quá mẫn cảm với thành phần của sản phẩm và trẻ sơ sinh.
- Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú. Cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Siro trị nhiệt miệng, loét miệng Tametop
Công dụng
- Tăng cường sức đề kháng, phục hồi nhanh tổn thương niêm mạc, hỗ trợ điều trị loét miệng, lưỡi, lợi do thiếu vitamin ở trẻ em.
- Tăng sức bền thành mạch, đặc biệt là mao mạch, hỗ trợ điều trị chảy máu cam, chảy máu chân răng ở trẻ.
- Siro trị nhiệt miệng, loét miệng Tametop còn cải thiện tình trạng chán ăn ở trẻ nhỏ và ngăn ngừa bệnh lý do thiếu vitamin.
Liều dùng và cách dùng
- Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi: theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
- (Liều khuyên dùng: uống 5-10ml mỗi ngày)
- Trẻ em trên 2 tuổi: uống 5ml x 2-3 lần mỗi ngày.
- Người lớn: uống 10ml x 3 lần mỗi ngày.
Mua thuốc trị nhiệt miệng ở đâu?
Nhà Thuốc Sức Khỏe là siêu thị thuốc trực tuyến uy tín số 1 thị trường, cung cấp các sản phẩm dược, thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả với giá tốt. Để mua hàng bạn hãy đến địa chỉ:
- Hà Nội: 209 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- TP. Hồ Chí Minh: Số 62 Yên Đỗ, Phường 1, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại tư vấn: 0901.666.300
Tạm kết: Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về 12 cách chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà. Nếu bạn cần tư vấn điều gì thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp tận tình nhé!
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...