Cảm cúm ăn gì nhanh khỏi? Top 15+ thực phẩm tốt cho người cảm cúm
Cảm cúm ăn gì và không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe.
- Chế độ dinh dưỡng quan trọng với người bệnh như thế nào?
- Bị cảm cúm ăn gì nhanh khỏi?
- Súp gà tốt cho người bệnh cảm cúm
- Cảm cúm ăn cháo gì? Cháo yến mạch
- Bị cảm cúm nên ăn phở gà
- Cảm cúm ăn gì? Các món canh
- Cảm cúm nên ăn hoa quả gì? Trái cây giàu vitamin C
- Thực phẩm giàu kẽm: tôm, hàu, cá, trứng
- Cảm cúm ăn gì? Thịt bò
- Bông cải xanh đẩy lùi bệnh cảm cúm
- Bị cảm cúm nên uống nhiều nước lọc
- Cảm cúm nên ăn gì - Gừng
- Ăn gì để chữa cảm cúm - Tỏi
- Cảm cúm ăn gì? Các loại rau xanh
- Các loại hạt ngũ cốc
- Cảm cúm ăn gì? Đừng bỏ qua sữa chua
- Cảm cúm nên uống gì - trà hoa cúc
- Nước điện giải
- Cảm cúm kiêng ăn gì?
- Một số câu hỏi về cách ăn uống khi bị cảm cúm
Trong nhiều trường hợp, việc nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất đã giúp nhiều người đẩy lùi bệnh cảm cúm mà không phải lạm dụng các loại thuốc kháng sinh. Vậy bị cảm cúm ăn gì nhanh khỏi, những thực phẩm nào nên ăn và nên kiêng? Hãy cùng Nhà Thuốc Sức Khỏe tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Người bệnh cảm cúm nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng quan trọng với người bệnh như thế nào?
Cảm cúm khiến người bệnh thấy toàn thân mệt mỏi, ho, đau họng, hắt hơi, sổ mũi và hàng loạt các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy mà họ thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, cảm giác gần như kiệt sức.
Sau khi mắc cảm cúm, một số người có thể gặp phải biến chứng như viêm mũi xoang, viêm phế quản phổi do sức đề kháng suy giảm nên dẫn đến bội nhiễm. Đặc biệt là với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, những người có tiền sử bệnh mãn tính tim mạch, hen phế quản,...
Vốn dĩ người bệnh đã bị tiêu hao nhiều năng lượng, nếu không chú trọng bổ sung dinh dưỡng sẽ khiến bệnh ngày càng trở nặng, tăng nguy cơ bội nhiễm, kéo dài thời gian hồi phục. Ngược lại, nếu xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng se có tác dụng tăng sức đề kháng, nâng cao miễn dịch, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Bị cảm cúm ăn gì nhanh khỏi?
Súp gà tốt cho người bệnh cảm cúm
Virus cúm tấn công khiến cổ họng người bệnh đau rát, khó ăn uống nên các món ăn lỏng, dễ nuốt như súp gà sẽ là lựa chọn hàng đầu. Trong súp gà còn có sự kết hợp của nhiều thành phần khác là nấm, cà rốt, bắp, hành, ngò,...vừa giàu dinh dưỡng vừa có tác dụng giải cảm. Hơn nữa, vì thịt gà chứa lượng lớn protein cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế việc phải ăn uống nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi.
Súp gà
Cảm cúm ăn cháo gì? Cháo yến mạch
Yến mạch chứa nhiều sắt, đồng, kẽm, chất xơ beta-glucan, vitamin E và chất chống oxy hóa polyphenol. Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng kích thích dạ dày mà còn cung cấp năng lượng, tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của virus và người bệnh nhanh hồi phục. Như vậy bạn đã biết cảm cúm nên ăn cháo gì rồi đúng không. Tuy nhiên bạn lưu ý chỉ nên sử dụng 2 - 3 thìa yến mạch vì khi nấu sẽ nở nhiều, tránh để cháo bị đặc.
Bị cảm cúm nên ăn phở gà
Phở gà là món ăn góp phần chữa trị cảm cúm. Nước dùng phở bù nước cho cơ thể, thịt gà cung cấp chất đạm, các loại rau ăn kèm giàu vitamin và khoáng chất,...sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng. Nghiên cứu còn cho thấy các hoạt chất trong rau thơm cùng với hơi nước nóng có thể làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi, làm thông thoáng đường thở.
Phở gà
Cảm cúm ăn gì? Các món canh
Các món canh từ nước hầm xương, thịt bò, thịt gà kết hợp với các loại rau củ rất tốt cho người bị cảm cúm trong giai đoạn điều trị bệnh cho đến khi đã khỏi bệnh hoàn toàn. Nước hầm xương sẽ bù nước cho cơ thể, ngăn chặn tình trạng mất nước đồng thời làm ấm người, dịu cổ họng, giảm nghẹt mũi.
Đặc biệt là món canh từ thịt gà vừa cung cấp chất lỏng, chất điện giải, vừa bổ sung kẽm, protein. Cùng với vitamin A, vitamin C từ cà rốt, hành tây, cần tây,...giàu chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe.
Cảm cúm nên ăn hoa quả gì? Trái cây giàu vitamin C
Nếu bạn cũng đang thắc mắc rằng cảm cúm nên ăn uống gì thì đừng bỏ qua các loại trái cây giàu vitamin C. Đây là loại vitamin quan trọng có đặc tính chống viêm, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và còn kích thích sản sinh tế bào bạch cầu tiêu diệt các tác nhân gây hại.
Bên cạnh đó, vitamin C còn tăng hiệu quả hấp thu sắt, hỗ trợ quá trình tạo máu và thúc đẩy tuần hoàn máu khắp cơ thể. Từ đó làm giảm tình trạng đau đầu, mệt mỏi ở người bệnh cảm cúm. Vì vậy bạn nên tích cực bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C, điển hình là cam, chanh, bưởi, kiwi, dâu tây, ổi,...Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C dạng viên uống hoặc viên sủi cũng rất tiện lợi, dễ hấp thu.
Cam, chanh giàu vitamin C tốt cho người cảm cúm
Thực phẩm giàu kẽm: tôm, hàu, cá, trứng
Kẽm là “nguyên liệu” cần thiết để tăng năng lượng cho tế bào miễn dịch, giúp chúng hoạt động hiệu quả tối ưu. Kẽm cũng có khả năng chống nhiễm trùng, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hóa,...
Do đó, với câu hỏi người cảm cúm nên ăn gì thì đáp án chính là các thực phẩm giàu kẽm như tôm, hàu, cá, trứng,...sẽ giúp cải thiện vị giác và khứu giác, tăng miễn dịch, giảm nhẹ tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm cúm.
Cảm cúm ăn gì? Thịt bò
Chỉ trong 85g thịt bò có chứa tới 7g kẽm, ngoài ra còn rất giàu protein, sắt, vitamin B giúp bạn phục hồi khi bị cúm, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh. Vậy nên hãy thêm thịt bò vào chế độ dinh dưỡng nhé. Một số gợi ý nấu món ngon từ thịt bò như bò hầm sốt vang, bò xào hành tây, cháo thịt bò,....
Thịt bò
Bông cải xanh đẩy lùi bệnh cảm cúm
Bông cải xanh được xếp vào nhóm “siêu thực phẩm” bởi có chứa đa dạng các vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin E, sắt, canxi, chất xơ, chất chống oxy hóa,...mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi bị bạn bị cúm.
Thường xuyên ăn bông cải xanh có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh, tăng cường miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp. Từ đó làm giảm ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi,...
Bị cảm cúm nên uống nhiều nước lọc
Người bệnh cảm cúm nên uống nhiều nước để bù đắp lượng nước bị mất đi do đổ mồ hôi, sốt cao, nôn ói, ăn uống ít,...Do đó, bổ sung nhiều nước là điều bạn nên làm, đảm bảo cơ thể phục hồi nhanh chóng khi bị bệnh. Ngoài ra cũng giúp làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, dễ tống khứ chúng ra ngoài cơ thể, giảm nghẹt mũi và bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.
Người bệnh cảm cúm nên uống nhiều nước lọc
Cảm cúm nên ăn gì - Gừng
Trong y học cổ truyền, gừng là một vị thuốc được dùng phổ biến để trị ho, giảm cảm, làm ấm cơ thể từ bên trong. Còn theo y học hiện đại, hoạt chất trong gừng có tác dụng tiêu diệt virus cúm, giảm đau, chống viêm, làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
Cũng bởi vậy mà gừng là thực phẩm mà người bệnh cảm cúm nên sử dụng. Bạn có thể thái lát gừng tươi, pha với nước nóng, chanh và mật ong sẽ làm ấm bụng, giảm bớt sự khó chịu. Ngoài ra, gừng còn cải thiện vị giác, giảm nôn, buồn nôn rất hiệu quả.
Ăn gì để chữa cảm cúm - Tỏi
Tỏi là món ăn quen thuộc không thể thiếu với người cảm cúm. Trong tỏi có chứa nhiều Allicin, một loại kháng sinh thực phẩm có khả năng tiêu diệt virus cúm mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, ăn tỏi có tác dụng tăng cường miễn dịch cho người bệnh và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm cúm.
Vì vậy, ngay khi cơ thể có những dấu hiệu cảm cúm đầu tiên bạn nên bổ sung tỏi. Tùy vào sở thích mà bạn có thể ăn tỏi sống, tỏi ngâm hoặc chế biến cùng các thực phẩm khác. Chắc chắn bạn sẽ thấy rằng các triệu chứng hắt hơi, đau đầu, sổ mũi giảm đi đáng kể.
Tỏi tốt cho người bệnh cảm cúm
Cảm cúm ăn gì? Các loại rau xanh
Các loại rau xanh như cải bó xôi, rau cải xoăn, cần tây, măng tây, bắp cải,...là thực phẩm mà người mắc cảm cúm nên ăn. Rau xanh không chỉ giàu vitamin E, vitamin C, chất chống oxy hóa,....giúp tăng đề kháng hiệu quả mà còn có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Rau xanh cũng chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện táo bón.
Các loại hạt ngũ cốc
Ăn uống gì khi bị cảm cúm để bệnh nhanh khỏi? Hãy thường xuyên sử dụng các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt bạn nhé. Chẳng hạn như lúa mì, gạo, yến mạch, hạt quinoa,...đều là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, bao gồm chất béo, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất như vitamin B, sắt, mangan, magie, photpho, selen...giúp người bị cảm cúm nhanh khỏi bệnh.
Không những thế, ăn ngũ cốc nguyên hạt còn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, giảm nguy cơ béo phì,..Vậy nên loại thực phẩm này đặc biệt tốt với những người bệnh là người cao tuổi.
Ngũ cốc nguyên hạt
Cảm cúm ăn gì? Đừng bỏ qua sữa chua
Bệnh cảm cúm đang khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, lạt miệng, chán ăn uống? Vậy thì hãy thử ăn sữa chua xem sao nhé. Không đơn thuần là một món ăn vặt để cải thiện vị giác, sữa chua chứa lượng lớn lợi khuẩn probiotics tốt cho tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tối ưu,
Bên cạnh đó, thành phần của sữa chua còn có protein, vitamin A, vitamin D, canxi,...là những vi chất thiết yếu cho cơ thể. Nhờ đó tăng cường năng lượng, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu, đau họng,...
Cảm cúm nên uống gì - trà hoa cúc
Uống một tách trà hoa cúc nóng sẽ khiến cơ thể được thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều. Cảm cúm thường gây ra các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở nên đồ uống nóng có thể giúp lưu thông đường thở tốt hơn. Trong trà hoa cúc lại chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, giúp củng cố “hàng rào” miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh. Bạn cũng có thể cho thêm một chút mật ong hoặc đường phèn sẽ làm dịu cổ họng và giảm ho.
Trà hoa cúc
Nước điện giải
Các triệu chứng cảm cúm như nôn mửa và tiêu chảy, sốt, đổ mồ hôi khiến người bệnh mất nước, mất chất điện giải. Do đó, ngoài việc uống nước lọc thông thường thì bạn nên sử dụng thức uống bổ sung chất điện giải để cung cấp thêm natri và kali. Tuy nhiên không nên lạm dụng mà chỉ nên uống 1 - 2 chai 500ml/ngày. Ngoài ra bạn sẽ bù nước cho cơ thể bằng nhiều cách khác như uống nước lọc, nước canh hầm, nước trái cây,...
Cảm cúm kiêng ăn gì?
Thực phẩm cứng
Sau khi giải đáp thắc mắc cảm cúm ăn gì thì nhiều người cũng băn khoăn về những thực phẩm mà người bệnh nên kiêng. Bệnh cảm cúm khiến cổ họng đau rát, khó chịu nên người bệnh cần tránh các thực phẩm cứng như bánh quy, bánh mì giòn, khoai tây chiên,...nhằm hạn chế ma sát khi nhai nuốt sẽ khiến tình trạng đau họng trầm trọng hơn.
Bánh quy là thực phẩm người bệnh nên kiêng
Thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn
Các loại thức ăn nhanh, đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn rất “nghèo nàn” dinh dưỡng trong khi lại chứa nhiều muối, chất bảo quản, chất tạo màu, các phụ gia không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy để nhanh khỏi cảm cúm thì người bệnh nên kiêng những món ăn này. Thay vào đó nên sử dụng các thực phẩm tươi sống giàu dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh.
Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ
Cảm cúm không nên ăn gì? Câu trả lời là thực phẩm nhiều dầu mỡ. Chúng sẽ khiến bạn bị chướng hơi, đầy bụng và khó tiêu. Sau những ngày ốm kéo dài, hệ tiêu hóa hoạt động kém nên bạn hãy ưu tiên lựa chọn các món ăn luộc, hấp,...sẽ tốt hơn.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ không tốt cho người cảm cúm
Bia rượu và đồ uống có cồn
Bia, rượu và đồ uống có cồn làm giảm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời cũng cản trở hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm và khiến cơ thể mất nước nhiều hơn. Do đó, nếu muốn bệnh nhanh khỏi thì bạn hãy nói không với những thức uống này.
Cà phê và trà đặc
Trong thời gian trị bệnh và cả trong giai đoạn phục hồi, khi các triệu chứng cảm cúm đã thuyên giảm thì bạn đều nên kiêng cà phê, trà đặc, soda,...Tương tự như bia rượu, chúng cũng khiến cơ thể bị mất nước, làm tăng thân nhiệt, tăng nhịp tim và nhiều trường hợp còn bị mất ngủ.
Một số câu hỏi về cách ăn uống khi bị cảm cúm
Cảm cúm uống nước dừa được không?
Nước dừa là thức uống bổ sung chất điện giải tự nhiên, đường glucose tốt cho sức khỏe, cùng với rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp người bệnh phục hồi năng lượng. Vì vậy, khi bị cảm cúm bạn hoàn toàn yên tâm uống loại nước này. Mặc dù vậy, cần chú ý rằng nước dừa có tính hàn, thanh mát, không nên sử dụng vào buổi tối để tránh bị lạnh bụng.
Cảm cúm có thể uống nước dừa
Cảm cúm ăn thịt gà được không?
Nhiều người cho rằng ăn thịt gà sẽ ho nhiều và nặng hơn. Tuy nhiên đây chỉ là quan niệm dân gian được truyền tai nhau. Thực tế, thịt gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho người ốm, đặc biệt là những người bị cảm cúm, ho, ngứa rát họng.
Thịt gà có lượng protein cao, ít chất béo xấu, giàu vitamin và các khoáng chất như vitamin B6, B12, kẽm, selen, sắt,...giúp tăng cường miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh. Hơn nữa, thịt gà rất dễ ăn, dễ tiêu hóa, các món canh gà hầm, cháo gà, súp gà rất nên dùng cho người cảm cúm để bồi bổ sức khỏe.
Cảm cúm ăn trứng gà được không?
Trứng gà là thực phẩm giàu kẽm, chỉ 1 quả trứng đã đáp ứng 5% nhu cầu kẽm cần thiết trong ngày cho một người trưởng thành. Ngoài ra trứng còn giàu protein, selen, vitamin B,...bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh.
Tuy nhiên, thành phần của trứng gà cũng chứa một lượng lớn cholesterol. Do đó, người bệnh cảm cúm có thể ăn trứng gà ở mức độ vừa phải, khoảng 3 - 4 quả trứng/tuần.
Cảm cúm nên ăn trứng gà
Cảm cúm ăn thịt vịt được không?
Câu trả lời là Không, vì 3 lý do sau:
- Thịt vịt có tính hàn dễ gây lạnh bụng đồng thời cũng ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa. Ăn thịt vịt khi bị cảm cúm khiến người bệnh dễ bị nhiễm lạnh hơn, các cơn ho nặng và kéo dài.
- Thịt vịt có mùi tanh, làm kích ứng cổ họng, khiến các triệu chứng ho thêm trầm trọng.
- Thịt vịt có lượng mỡ cao sẽ làm đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, cản trở hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cảm cúm ăn gì cũng như biết được những thực phẩm không tốt mà người bệnh nên kiêng. Hy vọng sẽ giúp những người đang mắc cảm cúm sớm khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe!
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...