- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Tiết lộ 10 cách chữa bệnh trĩ bằng thảo dược tự nhiên
Tiết lộ 10 cách chữa bệnh trĩ bằng thảo dược tự nhiên
Trĩ là bệnh lý vùng hậu môn gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy hãy tìm hiểu ngay 10 cách chữa bệnh trĩ bằng thảo dược tự nhiên dưới đây nhé.
Bệnh trĩ không chỉ gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu vùng hậu môn mà còn là trở ngại rất lớn trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nằm cũng đau, ngồi cũng đau,...Hơn nữa, đây là căn bệnh nhạy cảm nên nhiều người không dám thổ lộ, ngần ngại trong việc điều trị. Vậy hãy thử áp dụng 10 cách làm thuyên giảm triệu chứng trĩ và trị bệnh trĩ tại nhà bằng các loại thảo dược tự nhiên nhé!
Tìm hiểu về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng phát triển quá mức của các đám rối loạn tĩnh mạch trĩ hoặc hiện tượng sưng phồng đại tĩnh mạch ở vùng mô xung quanh hậu môn. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Càng lớn tuổi thì cấu trúc mô liên kết nâng đỡ càng yếu khiến các búi trĩ dần tụt ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.
Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ được chia thành hai dạng:
- Trĩ nội (internal hemorrhoids): búi trĩ xuất phát phía trên đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được bao bọc bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp. Trĩ nội khá khó phát hiện do búi trĩ nằm sâu bên trong hậu môn.
- Trĩ ngoại (external hemorrhoids): búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược. Búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn. Trĩ ngoại dễ dàng nhận biết bằng cách quan sát hoặc sờ thấy.
Ngoài hai dạng trên thì ở một số người còn mắc trĩ hỗn hợp, nghĩa là vừa trĩ nội, vừa trĩ ngoại. Bệnh trĩ cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn chặn tình trạng đau rát, chảy máu đồng thời tránh biến chứng.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Một số yếu tố có khả năng là nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ gồm:
- Mắc chứng táo bón: tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép dễ dẫn đến trĩ
- Chế độ ăn uống ít xơ, thiếu rau xanh, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán, sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn,...
- Ngồi, đứng quá lâu hoặc lười vận động khiến vùng chậu, vùng hậu môn chịu nhiều áp lực từ phần trên của cơ thể. Tình trạng này diễn ra lâu dài có thể dẫn đến trĩ ngoại và đối tượng có nguy cơ mắc là nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng,...
- Đi đại tiện không đúng cách: nhiều người có thói quen xấu như ngồi nhiều giờ liền trong nhà vệ sinh để chơi game, lướt web,..
- Phụ nữ mang thai: khi mang thai, hormon trong cơ thể chị em phụ nữ thay đổi cùng với sự gia tăng kích thước tử cung và sức nặng của thai nhi đã chèn ép lên vùng hậu môn
- Phụ nữ sau sinh: khi sinh thường các bà mẹ cần rặn mạnh để em bé ra ngoài. Lúc này đồng thời vùng hậu môn cũng bị tổn thương và chưa thể trở lại bình thường. Nếu sau đó không chăm sóc cẩn thận, chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng thì dễ mắc bệnh trĩ
- Tuổi tác: những người tuổi cao dễ mắc trĩ do chức năng hậu môn đã suy giảm,...
- Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy,...
- Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như tinh thần căng thẳng, áp lực, mệt mỏi,...
Tiết lộ 10 cách chữa bệnh trĩ bằng thảo dược tự nhiên
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Rau diếp cá có một loại thảo dược có vị chua, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc và tiêu sưng. Theo các nghiên cứu, hoạt chất decanoyl acetaldehyd trong loại rau này có khả năng ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá diếp cá, để ráo nước
- Cho một ít muối vào giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng hậu môn
- Có thể dùng khăn bọc lại và giữ nguyên trong lúc ngủ
- Rửa sạch lại vào sáng hôm sau
Ngoài cách trên thì bổ sung rau diếp cá vào chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp làm giảm các triệu chứng đau rát, khó chịu của bệnh trĩ. Bạn có thể ngâm lá diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút rồi để ráo, ăn sống như một loại rau gia vị bình thường hoặc ép lấy nước uống. Hoặc cũng có thể đun loại thảo dược này với nước ấm để xông hơi vùng hậu môn.
Chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu
Ngải cứu (tên khoa học là Artemisia vulgaris) đã được chứng minh là có công dụng giảm đau, kháng khuẩn. Đặc biệt, chất Yomogin trong ngải cứu còn giúp co mạch, làm giảm kích thước búi trĩ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo nước
- Giã nhỏ, có thể cho thêm một ít lá lốt
- Đắp lên hậu môn sẽ giúp cầm máu
Tuy nhiên, cách chữa bệnh trĩ này được khuyên nên áp dụng khi mới chớm mắc bệnh, các triệu chứng còn nhẹ sẽ thấy hiệu quả.
Chữa bệnh trĩ bằng lá bỏng
Lá bỏng là một trong những bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện:
- Cách 1: 50g lá bỏng + 50g lá rau sam rửa sạch, đun lấy nước uống
- Cách 2: giã nát lá bỏng đắp trực tiếp lên hậu môn sẽ giúp kháng viêm, giảm đau rát
- Cách 3: Nấu nước bồ kết rửa hậu môn kết hợp với đắp lá bỏng trong trường hợp hậu môn lở và búi trĩ sa trễ ra ngoài
- Cách 4: 30g lá bỏng + 10g lá nhọ nồi + 10g ngải cứu sao khô rồi nấu lấy nước uống. Kiên trì dùng trong vài tuần sẽ thấy giảm hẳn tình trạng đại tiện ra máu
Chữa bệnh trĩ bằng lá cúc tần
Trong lá cúc tần có chứa acid chlorogenic, sesquiterpenoids, monoterpen, triterpenoid, flavonoids, quercetin có khả năng chống viêm, chống loét rất tốt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá cúc tần + 1 nắm lá sung, vớt ra để ráo nước
- Giã nhuyễn hỗn hợp 2 loại thảo dược trên
- Đắp trực tiếp vào vùng bị trĩ, giữ nguyên trong khoảng 30 phút
- Sử dụng 2 lần/ngày để đạt hiệu quả nhanh chóng
Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Lá lốt chứa hàm lượng lớn tinh dầu và chất alkaloid, được chứng minh là có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Piperine trong loại lá này càng làm tăng thêm khả năng chống viêm tương đồng với curcumin trong nghệ.
Cách thực hiện:
- Cúc tần, lá ngải cứu, lá sung, nghệ rửa sạch, giã nát
- Cho hỗn hợp lá trên đun sôi với 1.5 - 2 lít nước
- Cho thêm một ít muối, để nguội
- Dùng nước này ngâm, xông và rửa hậu môn
Chữa bệnh trĩ bằng lá sung
Một cách chữa bệnh trĩ mà không phải ai cũng biết đó là sử dụng lá sung - loại lá rất dễ kiếm. Lá sung có chứa flavonoids (kaempferol, rutin… ), triterpenoids, alkaloids, tanin,...Lá sung có khả năng chống viêm, giảm đau.
Cách thực hiện:
- Dùng vỏ cây sung, một nắm lá sung hoặc quả sung to đem nấu nước để xông hậu môn
- Khi nước còn ấm thì dùng trực tiếp để ngâm rửa vùng búi trĩ
Cách này giúp người bệnh giảm đau, giảm sưng búi trĩ và tránh ra máu.
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Tinh dầu từ lá trầu không có tính sát trùng, cầm máu và tiêu viêm, kháng nấm, hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn ở vùng hậu môn.
Cách thực hiện:
- Đun sôi 1 nắm lá trầu với 1 lít nước, đợi một lúc cho các tinh dầu trong lá tiết ra
- Dùng nước vừa đun để ngâm rửa hậu môn
Chữa bệnh trĩ bằng lá vông
Lá vông là một loại lá dại nhưng lại có hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh trĩ. Lá vông có tính sát khuẩn, chống viêm sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 10 lá vông tươi, rửa sạch với nước muối
- Đem lá vông hơ qua lửa rồi đắp lên hậu môn sẽ làm co búi trĩ
Chữa bệnh trĩ bằng lá ổi
Theo Đông y, lá ổi có vị chát, lành tính giúp co mạch và sát trùng vết thương. Dùng lá ổi rất tốt để điều trị bệnh trĩ.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy một nắm lá ổi non, rửa sạch, đun sôi với nước lọc. Đợi nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa hậu môn.
- Cách 2: ép nước lá ổi non uống hàng ngày
Cách phòng ngừa bệnh trĩ
Để tránh mắc bệnh thì tốt hơn là chúng ta nên biết cách phòng chống từ sớm. Để phòng bệnh trĩ bạn cần nhớ:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung chất xơ và các loại vitamin bằng cách sử dụng nhiều rau xanh, trái cây tươi,...
- Uống đủ nước mỗi ngày (tối thiểu từ 1.5 - 2 lít nước)
- Tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Tránh sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích
- Tập luyện thể thao thường xuyên
- Có thói quen đi đại tiện đúng, không rặn mạch, không cố nhịn
- Tránh đứng lâu, ngồi lâu, đặc biệt là trên bồn cầu bởi sẽ gia tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Kem bôi Titanoreine của Pháp
Công dụng
- Kem bôi Titanoreine có khả năng ngấm nhanh, sâu xuống vùng niêm mạc của búi trĩ làm co những tĩnh mạch phình ra, do đó những búi trĩ cũng vì thế co nhỏ lại làm giảm những cơn đau do cọ xát giữa các búi trĩ với phân.
- Làm giảm bớt những cảm giác khó chịu mà búi trĩ gây ra, điều trị dứt điểm tình trạng ngứa hậu môn.
- Điều trị triệt để và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh với những bệnh nhân mới mắc bệnh trĩ.
- Bên cạnh đó thuốc titanoreine cũng có khả năng kháng viêm rất tốt, chính vì thế giảm được khả năng viêm loét hậu môn do trĩ kéo dài.
- Mang đến hiệu quả nhanh chóng sau khi bôi, đồng thời cũng có tác dụng hiệu quả, lâu dài.
Hướng dẫn sử dụng
- Làm sạch vùng da hậu môn bằng nước sạch, bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa, nhất là những vùng có búi trĩ và những vùng xung quanh đó
- Lấy 1 chiếc khăn khô, sạch mềm để lau vùng da mới rửa, không nên lau quá mạnh để tránh trầy xước.
- Lấy 1 lượng kem Titanoreine vừa đủ với vùng da cần bôi, thoa đều cho đến khi sản phẩm thẩm thấu trên da.
- Rửa tay đã bôi kem bằng nước sạch hoặc xà phòng.
Lưu ý
- Không dùng quá 4 lần/ ngày. Sử dụng sau mỗi lần đi vệ sinh
- Sử dụng kem bạn nên kiên trì, mỗi liệu trình kéo dài từ 1 - 3 tháng.
- Trong quá trình sử dụng kem bôi trĩ titanoreine bạn cũng nên hạn chế những thuốc tây y khác.
- Sản phẩm chỉ nên dùng cho đường bôi ngoài da, người dùng không được uống, tiêm, không được dây sản phẩm lên mắt, nếu không may thì nên rửa lại với nước sạch
Viên uống BoniVein hỗ trợ trị trĩ
Công dụng
- Viên uống BoniVein hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như: Chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa hậu môn,… và giảm các biến chứng của bệnh trĩ như: sa trực tràng, viêm nứt hậu môn,… Đồng thời, phòng ngừa bệnh trĩ
- Hỗ trợ điều trị viêm giãn tĩnh mạch, giúp tăng sức bền tĩnh mạch, giảm phồng tĩnh mạch, giảm sưng phù chân, giảm đau chân, nặng chân và tê bì chân, hiệu trong việc điều trị các chứng suy giãn tĩnh mạch chân
Hướng dẫn sử dụng
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống từ 1-2 viên
- Sử dụng sau ăn 1 giờ
Viên uống Hemorcu thảo dược
Công dụng
- Viên uống Hemorcu hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa...) và các biến chứng xuất huyết của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn...).
- Giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa
- Hỗ trợ làm tăng trương lực tĩnh mạch, củng cố sức bền thành mạch
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón.
Hướng dẫn sử dụng
Uống 1 viên nang x 2-3 lần/ngày sau bữa ăn hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế
Mua sản phẩm trị trĩ ở đâu?
Nhà Thuốc Sức Khỏe là nhà thuốc trực tuyến cung cấp các sản phẩm hỗ trợ cải thiện, điều trị bệnh trĩ tốt nhất. Nhà thuốc cam kết nói không với hàng giả, hàng nhái. Nếu phát hiện khách hàng sẽ được hoàn tiền đến 150%.
Địa chỉ nhà thuốc tại:
- Hà Nội: 209 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- TP. Hồ Chí Minh: Số 62 Yên Đỗ, Phường 1, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại tư vấn: 0901.666.300
Trên đây là 10 cách chữa bệnh trĩ bằng thảo dược tự nhiên, dễ tìm, dễ thực hiện. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...