- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Người bệnh đau dạ dày có nên ăn chuối không?
Người bệnh đau dạ dày có nên ăn chuối không?
Đau dạ dày có nên ăn chuối không là điều mà nhiều người thắc mắc. Bởi lẽ chuối là loại trái cây bổ dưỡng, chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất thiết yếu. Vậy khoa học lý giải như thế nào? Đau dạ dày ăn chuối lợi hay hại?
Trái chuối rất giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Loại trái cây nhiệt đới này rất phổ biến ở nước ta, dễ tìm, dễ mua với mức giá khá rẻ.
Tuy nhiên, từ trước đến nay mọi người thường cho rằng chuối là “khắc tinh” với bệnh đau dạ dày. Người bị đau dạ dày lo lắng ăn chuối sẽ khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, dạ dày bị tổn thương. Vậy khoa học lý giải về điều này như thế nào?
Giá trị dinh dưỡng từ trái chuối
Chuối là loại trái cây nhiệt đối giàu dinh dưỡng và rất tốt đối với sức khỏe con người. Trong chuối có chứa các loại vitamin và khoáng chất gồm:
- Vitamin A: tốt cho thị lực, bảo vệ làn da luôn mịn màng và hạn chế nếp nhăn
- Vitamin B6: thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường chuyển hóa, tốt cho não bộ và hệ thần kinh đồng thời nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể
- Vitamin C: chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ mạch máu, tăng sản sinh collagen, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công từ những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Hơn nữa, vitamin C còn tốt cho sức khỏe xương khớp và cả việc chăm sóc làn da
- Kali: trái chuối chứa hàm lượng lớn kali, trung bình 422 mg. Khoáng chất này giữ vai trò quan trọng đối với hệ tim mạch, giúp kiểm soát đường huyết, cơ bắp hoạt động dẻo dai. Bổ sung kali còn phòng ngừa đột quỵ.
- Sắt: Cứ 100 gram chuối có đến 0,31mg chất sắt - khoáng chất thiết yếu tham gia vào quá trình sản xuất máu, cải thiện tình trạng thiếu máu. Đặc biệt là ở người bị loét dạ dày giai đoạn tiến triển
- Mangan: mangan là nguyên tố vi lượng tốt cho hệ cơ xương, tim mạch. Đồng thời giúp đẩy lùi căng thẳng, mệt mỏi, duy trì sự ổn định thần kinh.
- Chất xơ: trái chuối rất giàu chất xơ. Trung bình 1 quả chuối chứa tới 3g chất xơ, tương ứng với 10% nhu cầu hàng ngày. Chất xơ rất tốt với người gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, cải thiện chứng táo bón. Ngoài ra cũng có tác dụng kiểm soát cholesterol, huyết áp và lượng đường trong máu
Ngoài những dưỡng chất trên, ăn chuối còn là một cách cung cấp năng lượng lý tưởng, giúp cơ thể nhanh thoát khỏi cảm giác mệt mỏi, suy kiệt. Trái chuối cũng chứa protein, carbohydrate, photpho, canxi và hàm lượng lớn chất điện giải.
Đau dạ dày có nên ăn chuối không?
Nhiều người cho rằng trái chuối là “khắc tinh” với bệnh nhân đau dạ dày. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trái chuối mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe của dạ dày. Người đau dạ dày nên ăn chuối nhưng cần biết bổ sung loại trái cây này đúng cách để có tác dụng và hiệu quả mong muốn.
Lợi ích của trái chuối đối với bệnh nhân đau dạ dày
- Chuối có thành phần dinh dưỡng đa dạng với hàm lượng cao, gồm tinh bột, chất xơ, protein cùng các loại khoáng chất như photpho, kali, sắt, mangan,... và các loại vitamin E, B, C, đặc biệt là kali. Kali có công dụng tốt trong hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, giảm các cơn đau dạ dày, kích thích sản sinh chất nhầy và bảo vệ thành và niêm mạc dạ dày, hạn chế tổn thương
- Trái chuối được ví như một loại kháng sinh tự nhiên giúp bảo vệ dạ dày và ngăn ngừa, làm giảm các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra. Nghiên cứu cho thấy rằng, chuối có chứa các enzyme giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP gây loét trong dạ dày. Đồng thời ngăn chặn sự tấn công của các loại nấm, vi khuẩn, virus
- Hoạt chất Pectin trong chuối là 1 loại glucid có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa như giảm đau, hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột, ngăn chặn tình trạng chướng bụng, đầy bụng khó tiêu, kích thích tiêu hóa, cải thiện các vấn đề của dạ dày
- Leucocyanidin – một thành phần của chuối có thể làm tăng độ dày của lớp màng nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày, chống lại sự ăn mòn của axit hay các loại hại khuẩn trong đường ruột
- Hoạt chất oxy hóa Delphinidin giúp phòng ngừa hình thành các khối u dạ dày, khống chế sự phát triển và lây lan các khối u. Các chuyên gia khuyên rằng ăn chuối thường xuyên và đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày
- Trái chuối chứa nhiều Prebiotics - nguồn thức ăn cho lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Từ đó giúp hoạt động của hệ tiêu hóa được trơn tru, tránh rối loạn tiêu hóa
Đau dạ dày có nên ăn chuối xanh không?
Câu trả lời là không. Độ axit hoặc độ kiềm của chuối phụ thuộc vào độ chín của chúng. Chuối xanh có tính axit cao và chứa nhiều nhựa, các hoạt chất có thể gây kích ứng dạ dày, dẫn đến đầy hơi, sôi ruột, cồn cào, đau thượng vị.
Lượng tinh bột trong chuối xanh sẽ gấp 12 lần chuối chín, gây nên tình trạng khó tiêu, đầy bụng và rối loạn tiêu hóa, khiến cho tình trạng đau dạ dày nặng hơn. Bởi vậy không giúp cải thiện các triệu chứng đau dạ dày mà còn khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn chuối đã chín hẳn.
Chuối chín có độ pH khoảng 6.5 phù hợp với môi trường dạ dày và không làm tổn thương niêm mạc. Sử dụng chuối chín giúp tăng cường sức đề kháng hệ thống tiêu hóa, từ đó cải thiện các triệu chứng đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa.
Loại chuối thích hợp cho người đau dạ dày
Người đau dạ dày nên ăn các loại chuối: chuối ngự, chuối cau, chuối tây,...sẽ mang đến tác dụng tốt. Bạn không nên ăn chuối tiêu vì có chứa lượng Pectin cao, sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị, làm tăng nồng độ acid dẫn đến trào ngược, nóng rát vùng ức, khiến các triệu chứng đau dạ dày tăng lên rõ rệt.
Ăn chuối bao nhiêu là đủ? Thời điểm nào ăn là tốt nhất?
- Các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên ăn 1 - 2 trái chuối/ngày, đủ để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, tránh ăn quá nhiều bởi chuối cung cấp calo và lượng đường cao.
- Thời điểm ăn chuối tốt nhất cho cơ thể là sau bữa ăn 20 - 30 phút
- Không nên ăn quá 3 lần trong 1 ngày, không ăn vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Trong chuối có chứa serotonin có thể gây buồn ngủ, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tập trung và chất lượng làm việc.
- Tránh ăn vào buổi đêm
- Tuyệt đối không ăn chuối khi bụng đói. Trong chuối chứa vitamin C, nếu ăn khi đói sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến cồn cào, xót ruột.
- Bạn cũng có thể dùng chuối bình thường cho bữa trưa và bữa tối. Tuy nhiên, để đảm bảo dạ dày hoạt động tốt, bạn nên bổ sung loại trái cây này sau bữa ăn trưa.
Lời kết
Khoa học đã lý giải người đau dạ dày nên ăn chuối. Tuy nhiên phải là chuối chín và các loại chuối cau, chuối ngự,...trừ chuối tiêu. Có thể thấy, chuối không phải là “khắc tinh” của bệnh đau dạ dày như mọi người thường nghĩ. Quan trọng là tiêu thụ loại trái cây này đúng cách với hàm lượng phù hợp sẽ vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này.
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...