- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Dấu hiệu suy thận và những nguy hiểm tiềm ẩn
Dấu hiệu suy thận và những nguy hiểm tiềm ẩn
Suy thận đang là căn bệnh được xếp vào loại nguy hiểm và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Phần lớn người bệnh thường nhầm lẫn dấu hiệu suy thận với những căn bệnh khác dẫn đến tâm lý chủ quan và chỉ phát hiện khi tình trạng đã nặng.
Thận là hai cơ quan vị trí ở sau lưng, nằm 2 bên cột sống và ngay phía trên eo. Thận đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng để duy trì sự sống của cơ thể. Thận rất dễ bị tổn thương và suy thận là tình trạng phổ biến mà ngày nay càng nhiều người gặp phải. Nhận biết sớm dấu hiệu suy thận sẽ tăng cơ hội điều trị thành công và giảm nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
Suy thận là gì?
Suy thận hiểu rất đơn giản là tình trạng thận bị suy giảm chức năng. Những chức năng quan trọng của thận gồm: lọc máu, bài tiết chất thải và lượng dịch dư thừa trong cơ thể, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp.
Khi thận yếu, những chức năng trên cũng giảm theo. Nếu không sớm phát hiện và chữa trị thì người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Suy thận được chia thành 2 nhóm chính gồm:
- Suy thận cấp: chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và có khả năng khôi phục chức năng thận (một phần hoặc thậm chí là hoàn toàn) nếu được điều trị hiệu quả ngay từ đầu)
- Suy thận mạn: tiến triển trong thời gian dài và các giải pháp điều trị chỉ tập trung vào kiểm soát bệnh chứ không thể phục hồi chức năng thận
Nguyên nhân suy thận
Nguyên nhân suy thận cấp
Có 3 cơ chế chủ yếu:
- Thiếu lưu lượng máu chuyển đến thận.
- Bệnh lý ở thận.
- Tắc nghẽn nước tiểu không thể ra khỏi thận.
Một số nguyên nhân thường gặp gồm có:
- Gặp chấn thương dẫn đến mất máu.
- Cơ thể mất nước.
- Tổn thương ở thận do nhiễm trùng huyết.
- Phì đại tuyến tiền liệt.
- Thận bị tổn thương do sử dụng thuốc hoặc trúng độc.
- Biến chứng trong quá trình mang thai
Nguyên nhân suy thận mạn
- Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp
- Viêm cầu thận
- Viêm ống thận mô kẽ
- Bệnh thận đa nang
- Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư
- Trào ngược bàng quang niệu quản gây ra tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận
- Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần
Yếu tố tăng nguy cơ suy thận
- Ăn mặn: lượng nước trong cơ thể khó được bài tiết ra ngoài
- Sử dụng thực phẩm giàu đạm khiến thận phải hoạt động quá tải, tăng gánh nặng cho thận
- Thức ăn có chứa chất Purine
- Nhịn tiểu: tăng áp lực cho bàng quang, gây ra tình trạng ngược bàng quang niệu quản dẫn đến viêm bể thận, suy thận.
- Không uống đủ nước: các chất cặn bã và nồng độ độc tố trong nước tiểu tăng cao, gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.
- Chỉ số cholesterol cao
- Ảnh hưởng của các loại thuốc tây: sử dụng thuốc với liều lượng không hợp lý, thận phải tăng cường chức năng hoạt động để để đào thải độc tố ra ngoài
- Yếu tố tuổi tác: càng lớn tuổi thì chức năng của thận càng suy giảm. Người trên 65 tuổi có nguy cơ bị suy thận cao nhất.
- Thừa cân, béo phì
Nhận biết dấu hiệu suy thận
Khó ngủ
Đa số những người mắc bệnh thận mãn tính đều có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ, có thể diễn ra 1 lần hoặc nhiều lần. Tình trạng ngưng thở kéo dài vài giây hoặc vài phút. Sau mỗi lần tạm ngừng, hơi thở bình thường trở lại với tiếng khịt mũi lớn.
Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể
Bệnh suy thận thường đi kèm với triệu chứng thiếu máu. Thiếu máu có thể bắt đầu xảy ra khi hiệu suất làm việc của thận từ 20-50%. Vì vậy, nếu bạn ngủ đủ giấc mà vẫn thấy mệt mỏi, uể oải, cơ thể thiếu năng lượng thì hãy đi khám bác sĩ sớm.
Da khô kèm theo ngứa ngáy
Chức năng chính của thận là lọc máu, loại bỏ độc tố và chất cặn bã dư thừa để tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì, cân bằng lượng khoáng chất trong cơ thể. Tuy nhiên, khi suy thận, chức năng này không được đảm bảo. Các khoáng chất và chất dinh dưỡng mất cân bằng dẫn đến da ngứa và khô.
Mùi hôi miệng và có vị kim loại
Khi chất thải tích tụ trong máu sẽ làm thay đổi mùi vị thức ăn để lại mùi vị kim loại trong miệng. Hôi miệng rất có thể là dấu hiệu của việc tích tụ quá nhiều độc tố trong máu.
Huyết áp cao
Hệ thống tuần hoàn và thận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thận có nephron (đơn vị thận) nhỏ lọc chất thải từ máu. Nếu các mạch máu bị tổn thương, các nephron lọc máu sẽ không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Đó cũng là lý do dấu hiệu suy thận là huyết áp cao.
Hen suyễn
Nạp khí là chức năng của thận. Khi thận hư không thể nạp khí sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, thở ra nhiều, hít vào ít khiến người bệnh có cảm giác khó thở.
Đau lưng
Thận nằm ở vị trí sau lưng nên rất dễ hiểu khi suy thận gây ra các cơn đau lưng thường xuyên ngay phía dưới khung xương sườn. Người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau lan ra phía trước vùng chậu hoặc hông.
Có những thay đổi khi đi tiểu
Nhiệm vụ của thận là bài tiết chất thải và lượng dịch dư thừa trong cơ thể qua đường tiểu. Do đó, bạn không nên bỏ qua những thay đổi về tần suất đi tiểu hay những dấu hiệu khác thường như:
- Tăng số lần đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Trung bình một người bình thường sẽ đi tiểu từ 4 - 10 lần/ngày. Nếu số lần đi tiểu của bạn vượt quá con số này thì hãy đi kiểm tra nhé.
- Nước tiểu có máu: thận suy yếu, chức năng lọc chất thải từ máu cũng giảm, có thể xuất hiện cả tế bào máu trong nước tiểu
- Nước tiểu có bọt: bọt khó tan cho thấy có sự hiện diện của protein trong nước tiểu
Phù
Khi thận bị suy giảm chức năng loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể sẽ khiến chân, cổ tay bị phù. Nếu có dấu hiệu này bạn chớ chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế để phát hiện bệnh sớm.
Dấu hiệu suy thận khác
Ngoài những dấu hiệu trên thì còn một số biểu hiện khác cảnh báo dấu hiệu suy thận gồm:
- Ớn lạnh
- Nôn và buồn nôn
- Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
- Giảm sút tinh thần, hoa mắt, chóng mặt
- Co giật cơ bắp và chuột rút
- Nấc
Nguy hiểm tiềm ẩn từ bệnh suy thận
Thận không chỉ là cơ quan đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể mà còn có mối liên hệ mật thiết với các cơ quan khác. Suy thận nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:
- Thiếu máu
- Tăng phốt-phát và kali máu, giảm khả năng hoạt động của tim và đe dọa đến tính mạng
- Giữ nước, huyết áp cao hoặc xuất hiện dịch trong phổi (phù phổi)
- Sức khỏe xương suy yếu: xương yếu, dễ gãy, tăng nguy cơ loãng xương
- Bệnh tim mạch: viêm màng ngoài tim- màng bao phủ ngoài trái tim,...
- Cổ trướng, phù nề
- Thay đổi hệ thần kinh trung ương, dẫn đến khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật
- Nam giới suy giảm chức năng tình dục, rối loạn cương dương, giảm khả năng sinh sản
- Nữ giới bị rụng tóc, hay rùng mình, giảm ham muốn với chuyện ấy,...
- Giảm phản ứng miễn dịch, cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn
- Biến chứng trong thai kỳ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ và thai nhi
Phòng ngừa suy thận
- Uống đủ nước mỗi ngày (tối thiểu 1,5l) để tránh sỏi thận, hạn chế nguyên nhân suy thận
- Chế độ ăn ít đạm, ít kali, photpho, ít muối để không gây gánh nặng cho thận
- Thực đơn dinh dưỡng khoa học, cân bằng, tăng cường rau củ quả tươi, bổ sung chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu
- Kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu
- Xét nghiệm máu và thử nước tiểu định kỳ
- Khi có dấu hiệu bất thường nên đi khám sớm để được tư vấn và chẩn đoán bệnh
Viên uống Swanson Condition Specific Formulas bổ thận, tăng cường sức khỏe thận
Công dụng
- Viên uống Swanson Condition Specific Formulas hỗ trợ kiểm soát các biểu hiện của các vấn đề liên quan đến thận như: phù, đi tiểu thường xuyên,…
- Thành phần thảo mộc từ tự nhiên hỗ trợ lợi tiểu, giúp đào thải chất độc. Cải thiện và hỗ trợ bảo vệ chức năng của thận và đường tiết niệu khoẻ mạnh.
- Cải thiện những vấn đề liên quan đến thận.
- Hỗ trợ tăng sức đề kháng, sức khỏe dẻo dai cho người sử dụng.
- Hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất, từ đó hỗ trợ thận hoạt động hiệu quả hơn.
Cách sử dụng
- Uống 1 viên/lần, ngày 1 đến 2 lần, sau bữa ăn
- Không sử dụng viên uống Swanson Condition Specific Formulas cho người đang mang thai hoặc cho con bú.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về những dấu hiệu suy thận cũng như cách phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Nguồn tham khảo:
- https://www.kidney.org/atoz/content/about-chronic-kidney-disease
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-kidney-disease/symptoms-causes/syc-20354521
- https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/chronic-kidney-disease-ckd
- https://www.kidneyfund.org/kidney-disease/chronic-kidney-disease-ckd/
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...