- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung và hướng dẫn tiêm ngừa
Nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung và hướng dẫn tiêm ngừa
Chị em phụ nữ cần hiểu rõ về dấu hiệu ung thư cổ tử cung để phát hiện và điều trị sớm bệnh nếu lỡ mắc phải. Đồng thời nên có biện pháp tiêm ngừa vắc xin nhằm phòng tránh bệnh.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến ở nữ giới với tỷ lệ tử vong cao. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam lại có khoảng 6.000 phụ nữ phát hiện bệnh và hơn ½ số đó tử vong. Phần lớn chị em phát hiện và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy, nhận biết sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung là điều cần thiết để bạn bảo vệ sức khỏe bản thân.
Ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung của nữ giới được bao phủ bởi một lớp mô mỏng tạo nên từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung (Cervical cancer) là tình trạng các tế bào ở tử cung (phần dưới của tử cung) phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể, tăng sinh một cách bất thường. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.
Theo thống kê, ở nước ta, cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung, trong đó có 11 trường hợp không qua khỏi. Bệnh dễ xảy ra với nữ giới trong độ tuổi từ 35 - 50, đặc biệt là giai đoạn 45 - 50 tuổi. Người dưới 20 tuổi và chưa từng quan hệ tình dục ít có nguy cơ hơn.
Nguyên nhân ung thư cổ tử cung
Virus HPV (Human Papilloma virus) lây nhiễm qua đường tình dục được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là với chủng HPV type 16, 18.
Khi xâm nhập vào bên trong tế bào cổ tử cung, virus HPV phát triển và làm biến đổi gen của tế bào niêm mạc trở thành các tế bào ác tính. Sau giai đoạn tiền lâm sàng (kéo dài khoảng 10 - 15 năm) khối u thành bướu lan rộng nhanh chóng và gây ra các triệu chứng điển hình của bệnh.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
- Quan hệ tình dục sớm, với nhiều bạn tình
- Hít phải khói thuốc trong thời gian dài
- Suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng: người bệnh dễ bị virus tấn công hơn người bình thường
- Stress kéo dài, biến đổi hệ nội tiết, rối loạn hormone, suy yếu khả năng miễn dịch
- Sinh con sớm: phụ nữ sinh con trước tuổi 17 có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao do cơ quan sinh dục và sinh sản của họ chưa phát triển hoàn thiện
- Lạm dụng thuốc tránh thai
- Từng mắc bệnh lây lan qua đường tình dục
- Chưa đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục
- Tiền sử gia đình có người bị ung thư cổ tử cung
- Bị mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như chlamydia
- Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên) thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1 – 2 con.
- Ung thư cổ tử cung do chế độ ăn uống không cân đối
Ung thư cổ tử cung có mấy giai đoạn?
Giai đoạn 0
Virus HPV mới xâm nhập vào cơ thể. Các tế bào bất thường mới xuất hiện trong lớp lót bề mặt của cổ tử cung, chưa ăn sâu xuống mô chính và chưa lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Đây là thời gian ủ bệnh nên cơ thể chưa có biểu hiện gì bất thường.
Giai đoạn I
Giai đoạn này được coi là giai đoạn tiền ung thư. Những tế bào ung thư bất thường đã xuất hiện ở cổ tử cung và bên trong cổ tử cung. Tuy nhiên vẫn chưa ảnh hưởng đến những bộ phận xung quanh, chưa ảnh hưởng đến hạch bạch cầu và chưa ăn sâu vào biểu mô chính.
Giai đoạn II - III
Giai đoạn 3 là giai đoạn bệnh ung thư cổ tử cung phát triển mạnh mẽ nhất. Khối u và các tế bào ung thư lan rộng đến âm đạo, các mô xung quanh cổ tử cung và vùng chậu. Triệu chứng và dấu hiệu bệnh rõ rệt. Tuy nhiên, khối u vẫn chưa di căn.
Giai đoạn IV
Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của căn bệnh quái ác này. Khối u đã di căn tới nhiều vị trí và bộ phận khác nhau như vùng chậu, bàng quang, trực tràng,...và ảnh hưởng trực tiếp đến gan, phổi, xương. Sức khỏe của bệnh nhân suy kiệt nhanh chóng, cơ hội chữa khỏi ít và tỷ lệ tử vong cao.
Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung
Xuất huyết âm đạo bất thường
Nữ giới bị chảy máu âm đạo mặc dù không phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ chảy máu nhiều hay ít tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Ngoài ra, chị em có thể bị chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục hoặc bất cứ lúc nào sau khi mãn kinh.
Dịch âm đạo bất thường
Với người khỏe mạnh, khí hư có màu trắng trong, không gây ngứa và không có mùi hôi. Tuy nhiên với bệnh nhân ung thư cổ tử cung, dấu hiệu bệnh là khí hư có màu sắc bất thường (đen, xanh hoặc vàng), dịch âm đạo nhiều, gây ngứa ngáy và có mùi hôi khó chịu.
Rối loạn kinh nguyệt
Bệnh lý này gây mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn hoocmon trong cơ thể. Vì thế ảnh hưởng đến sự phát triển và rụng trứng. Khi thấy chu kỳ kinh nguyệt diễn ra ít hơn hoặc lâu hơn bình thường, chậm kinh, mất kinh. Cùng với đó là dấu hiệu máu kinh có màu sắc bất thường, điển hình là màu đen thì bạn cần tự theo dõi trong 2 - 3 chu kỳ. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì cần đi khám ngay.
Đau rát, chảy máu khi quan hệ tình dục
Chảy máu bất thường khi quan hệ không chỉ là triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Tình trạng đau khi quan hệ diễn ra kéo dài thì rất có thể bạn đã nhiễm virus HPV.
Đau vùng bụng dưới hoặc xương chậu
Các tế bào ung thư có thể phát triển và nhanh chóng lan đến các khu vực lân cận như bụng dưới, xương chậu, xương hông và khuếch tán dần dần. Những cơn đau này sẽ là bất bình thường nếu bạn đang không trong ngày đèn đỏ.
Đau vùng lưng dưới
Ngoài đau bụng dưới và xương chậu thì dấu hiệu ung thư cổ tử cung còn là đau vùng lưng dưới. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời thì cơn đau sẽ lan nhanh xuống chân, thậm chí dẫn đến biến chứng là phù chân, cản trở việc đi lại.
Thiếu máu
Xuất huyết âm đạo hoặc chảy máu khi quan hệ khiến người bệnh bị thiếu máu, cơ thể suy nhược, hạ huyết áp và dễ ngất. Số lượng hồng cầu trong máu sụt giảm do đã được chuyển hóa thành tế bào bạch cầu để chống lại bệnh.
Tiểu tiện bất thường
Khi những tế bào ung thư di căn sẽ gây ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể: bàng quang, đường tiết niệu, thận,...Do đó, biểu hiện thường gặp là đi tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu rắt,...
Đau chân, chuột rút
Khi khối u phát triển lớn dần sẽ gây chèn vào các dây thần kinh và mạch máu ở vùng xương chậu gây ra đau và sưng chân. Đặc biệt cơn đau kéo dài dai dẳng, có thể biến mất trong một vài ngày, nhưng sau đó càng nặng hơn.
Phụ nữ tiền mãn kinh bị ra máu âm đạo
Phụ nữ đã qua giai đoạn có kinh nguyệt nhưng thi thoảng vẫn xuất hiện máu âm đạo thì không được chủ quan. Mặc dù lượng máu này rất ít nhưng cũng có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung.
Cơ thể mệt mỏi, sút cân nhanh chóng
Không chỉ ung thư cổ tử cung mà bất cứ căn bệnh ung thư nào cũng khiến sức khỏe của người bệnh giảm sút nhanh chóng. Kèm theo đó là biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, sụt cân đột ngột.
Biến chứng của ung thư cổ tử cung
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì ung thư cổ tử cung sẽ diễn tiến ngày càng nặng và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
- Mất khả năng sinh sản: ảnh hưởng đến tử cung - nơi để trứng và tinh trùng phát triển. Nhiều người bệnh phải buộc cắt bỏ cổ tử cung để đảm bảo tính mạng, tránh khối u di căn.
- Suy thận: nhiều trường hợp, khối u ung thư cổ tử cung có thể chen vào niệu quản, ngăn chặn dòng nước tiểu ra khỏi thận. Nước tiểu tích tụ lâu ngày khiến thận sưng, làm suy giảm chức năng của thận.
- Chảy máu: các tế bào ung thư cổ tử cung lan vào âm đạo, ruột hoặc bàng quang, trực tràng có thể gây chảy máu.
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được nếu phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, để phòng ngừa ung thư thì tiêm ngừa ưng thư cổ tử cung là cách hiệu quả cao nhất. Hiện nay, có 2 loại vaccine HPV là Cervarix và Gardasil.
Loại vaccine | Cervarix | Gardasil |
Số chủng phòng ngừa | Phòng ngừa 4 chủng HPV tuýp 6, 11, 16, 18 | Phòng ngừa 2 chủng HPV 16, 18 |
Đối tượng tiêm | Nữ từ 9-26 tuổi | Nữ từ 10-25 tuổi |
Lịch tiêm | Gồm 3 mũi: Mũi 1: Ngày đầu tiên tiêm mũi thứ 1 Mũi 2: Sau 2 tháng kể từ ngày tiêm mũi thứ 1 Mũi 3: Sau 6 tháng kể từ ngày tiêm mũi thứ 1 | Gồm 3 mũi: Mũi 1: Ngày đầu tiên tiêm mũi thứ 1 Mũi 2: Sau 2 tháng kể từ ngày tiêm mũi thứ 1 Mũi 3: Sau 6 tháng kể từ ngày tiêm mũi thứ 1 |
Tác dụng | Ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn và mụn cóc sinh dục. | Ngừa ung thư cổ tử cung |
Hiện nay, tỷ lệ nữ giới mắc ung thư cổ tử cung ngày càng gia tăng. Chị em phụ nữ càng phải chú ý để nhận biết sớm dấu hiệu bệnh và điều trị đúng cách. Đừng bao giờ lơ là với chủ quan của mình bạn nhé!
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Hà Hằng
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...