- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Vùng thượng vị là gì? Nguyên nhân đau thượng vị và cách làm giảm cơn đau?
Vùng thượng vị là gì? Nguyên nhân đau thượng vị và cách làm giảm cơn đau?
Đau thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên chủ quan. Nếu hiện tượng này xuất hiện liên tục thì bạn cần đến trung tâm y tế để kiểm tra và chẩn đoán sớm các vấn đề sức khỏe.
Cơn đau bụng vùng thượng vị thường có tính chu kỳ khiến người bệnh mệt mỏi, đau thắt, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Cơn đau có thể xuất phát do ăn uống thất thường, tinh thần căng thẳng, stress hay có khả năng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Bởi vậy mọi người không nên chủ quan mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Vùng thượng vị là gì?
Vùng thượng vị là vùng bụng kéo dài từ phần dưới của xương ức đến rốn. Đau bụng vùng thượng vị có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, không kể độ tuổi và giới tính.
Cơn đau vùng thượng vị khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, gián đoạn công việc và gây ra rất nhiều bất tiện. Tuy nhiên, mọi người thường chủ quan và nghĩ đây là cơn đau bụng thông thường sẽ tự thuyên giảm và cố chịu đựng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Nếu không nhận biết và sớm thăm khám, điều trị sẽ dẫn đến những hệ quả không mong muốn.
Triệu chứng đau thượng vị
Đau thượng vị từng cơn khá phổ biến, xảy ra ở nhiều người có thể là biến chứng của đau vùng thượng vị kéo dài lâu. Các cơn đau này thường diễn ra theo một chu kỳ nhất định. Những cơn đau ban đầu chỉ âm ỉ, xuất hiện với cường độ nhẹ sau đó dần lan ra và quặn đau khiến người bệnh đau dữ dội, đổ mồ hôi đầm đìa, cơ thể không còn năng lượng.
Các cơn đau diễn ra liên tục với mức độ và cường độ mạnh hơn, ngày càng tăng dần lên, không chỉ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của người bệnh mà còn khiến suy kiệt sức khỏe. Cơn đau cũng tác động đến việc ăn uống, ăn mất ngon, chán ăn, không muốn ăn khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân đau thượng vị
Chứng đầy hơi, khó tiêu
Người bệnh cảm thấy căng tức vùng thượng vị đi kèm với các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng và buồn nôn sau khi ăn. Trong dạ dày của con người có chứa axit để tiêu hóa thức ăn. Nhưng nếu lượng axit tiết ra quá nhiều lại trở thành tác nhân gây kích ứng niêm mạc của hệ thống tiêu hóa.
Viêm loét dạ dày
Tổn thương tại niêm mạc dạ dày, nhiễm khuẩn đường ruột gây nên tình trạng viêm loét dạ dày kèm theo các cơn đau nhói ở vùng thượng vị. Đặc biệt là khi gập bụng xuống thì cơn đau càng dữ dội. Các triệu chứng đi kèm là ợ chua, nóng rát bụng, buồn nôn do lượng axit dư thừa quá nhiều.
Hiện tượng trào ngược dạ dày
Hiện tượng trào ngược dạ dày là nguyên nhân đau thượng vị do axit dạ dày hoặc thức ăn trong dạ dày đi ngược vào thực quản gây đau ở ngực và cổ họng. Ngoài ra, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày còn cảm thấy có vị đắng trong miệng, như có cục u ở cổ họng hoặc ngực, khó tiêu và ho kéo dài.
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày có thể là một biến chứng do các acid tiết ra quá mức làm chảy máu trong dạ dày. Các cơn đau thượng vị quặn thắt từng cơn, người bệnh đổ rất nhiều mồ hôi, mặt tái xanh, có thể nôn ra máu bị xuất huyết.
Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là vấn đề về dạ dày nghiêm trọng nhất, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng này gây ra các cơn đau dữ dội, người bệnh mất hết năng lượng, không còn chút sức lực và có thể bị hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong tăng cao.
Viêm thực quản
Niêm mạc thực quản bị viêm do axit trong dạ dày trào ngược lên vùng thực quản hoặc do dị ứng, kích ứng mãn tính từ thuốc hay do nhiễm trùng. Đây cũng là nguyên nhân đau bụng vùng thượng vị.
Các bệnh về tuyến, tụy, mật, gan
Viêm gan, xơ gan, tắc sỏi mật, giun sán chui qua ống mật hay polyp túi mật cũng có thể gây ra tình trạng đau vùng thượng vị từng cơn. Những căn bệnh này còn ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
Các bệnh về đường ruột
Người mắc hội chứng ruột kích thích (còn gọi là viêm đại tràng mãn tính) thường gặp triệu chứng đau thượng vị từng cơn trong nhiều tháng liên tiếp. Người bệnh còn có thể có những biểu hiện như ợ hơi, đầy hơi khó tiêu, chướng bụng, luôn có cảm giác no dù không ăn gì, nhức đầu, mất ngủ.
Cơn đau thượng vị do bệnh về đường ruột tuy không dữ dội nhưng lại kéo dài và tái phát theo chu kỳ khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống. Những cơn đau cũng khiến việc ăn uống giảm sút dẫn đến suy nhược.
Bên cạnh đó, giun sán ký sinh làm tắc nghẽn đường ruột cũng là nguyên nhân khởi phát những cơn đau vùng thượng vị từng cơn. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là bụng to, da ngứa ngáy, đau sau khi ăn, rối loạn đại tiện, nổi mề đay, sụt cân nhanh chóng. Các cơn đau xuất hiện từ vùng rốn sau đó di chuyển lên lên thượng vị, thường là những cơn đau âm ỉ không bộc lộ quá nhiều.
Thói quen ăn uống
Ngoài những nguyên nhân bệnh lý trên thì thói quen ăn uống không khoa học, không điều độ cũng là nguyên nhân đau thượng vị mà mọi người thường chủ quan. Thói quen ăn uống quyết định trực tiếp đến sức khỏe cơ thể. Khi bạn ăn quá no hoặc sử dụng những thực phẩm không lành mạnh sẽ tăng áp lực đối với dạ dày. Từ đó dẫn đến viêm loét, tổn thương niêm mạc dạ dày và vô số những bệnh liên quan khác. Trong đó chắc chắn có cơn đau bụng vùng thượng vị.
Làm gì với những cơn đau thượng vị?
- Tránh vận động mạnh càng khiến mức độ cơn đau dữ dội hơn, nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
- Tránh xa bia rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá hay chất kích thích
- Chườm ấm kết hợp với massage nhẹ nhàng
- Uống trà gừng giúp làm ấm bụng, dịu cơn đau. Thức uống này rất tốt cho người gặp các vấn đề về dạ dày vì các hoạt chất trong gừng có thể kiểm soát và điều trị các bệnh này rất tốt
- Uống nước mật ong: mật ong có thể làm dịu các vết loét, tổn thương niêm mạc
- Uống trà hoa cúc, trà thảo mộc có tác dụng giãn cơ trơn ở dạ dày, nhờ đó sẽ đẩy lùi những cơn đau quặn thắt ở thượng vị hiệu quả
- Ngoài uống trà thì người bị đau thượng vị không nên sử dụng món ăn nào khác
- Tránh thức khuya, có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc
- Trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nên bổ sung các thực phẩm cần thiết tốt cho dạ dày như bắp cải, khoai tây, bí đao, hay mộc nhĩ đều là các thực phẩm rất tốt cho dạ dày, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng thượng vị từng cơn
- Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa và cũng không ăn quá bữa, không ăn quá no vì sẽ tăng áp lực cho dạ dày
Lời kết
Nếu xuất hiện các cơn đau thượng vị bạn cần đi khám sớm để xác định tình trạng của mình và có hướng điều trị phù hợp, tránh dẫn đến những hệ quả không mong muốn. Đồng thời hãy xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học và lành mạnh để làm giảm cơn đau cũng như tăng cường thể trạng, nâng cao sức khỏe.
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...