Dị ứng thực phẩm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị hiệu quả
Dị ứng thực phẩm gây cho người bệnh rất nhiều phiền toái, nhưng những kiến thức để hiểu về bệnh lý này vẫn là dấu chấm hỏi lớn đối người bệnh…
- Dị ứng thực phẩm là gì?
- Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp
- Những loại thức ăn dễ gây dị ứng thực phẩm nhất
- Những ai cũng có nguy cơ mắc dị ứng thực phẩm
- Khi nào bệnh nhân dị ứng thực phẩm nên đến gặp bác sĩ
- Phương pháp chẩn đoán dị ứng thực phẩm
- Phương pháp điều trị dị ứng thực phẩm hiệu quả
- Những thói quen sinh hoạt giúp bạn phòng ngừa và hạn chế diễn tiến bệnh
Tỉ lệ dị ứng thực phẩm diễn ra ngày càng tăng và có những biểu hiện khá phức tạp, phần lớn người bệnh thường có tâm lý rất chủ quan và coi thường bệnh, và đã có những trường hợp đã mất mạng chỉ vì tâm lý ấy. Hiểu được mức độ nguy hiểm bệnh nhân không nên coi thường cũng như mong muốn mang đến cho các bạn những kiến thức về bệnh lý tưởng chừng như đơn giản mà rất nguy hiểm này, các bạn hãy dành dối chút thời gian tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Dị ứng thực phẩm là gì?
Dị ứng thực phẩm chính là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với loại protein có trong thực phẩm, khi thức ăn được đưa vào hệ tiêu hóa, sau đó chúng được vận chuyển vào máu kết hợp với một loại kháng thể có sẵn trên bề mặt tế bào bạch cầu, làm vỡ tế bào bạch cầu và giải phóng các hóa chất trung gian gây ra phản ứng dị ứng.
Dị ứng thực phẩm hay bị nhầm với tình trạng không dung nạp thức ăn, do những biểu hiện ở người bệnh khá giống nhau: Buồn nôn, chuột rút, tiêu chảy.
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp
Thông thường những dấu hiệu sẽ xuất hiện khoảng 2 giờ sau khi ăn phải thực phẩm gây dị ứng, một số dấu hiệu điển hình bạn có thể tham khảo:
+ Ngứa và nóng ra ( có thể sưng) vùng khoang miệng
+ Phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy khắp người, người bệnh cảm giác vô cùng khó chịu.
+ Ngoài khoang miệng còn có thể sưng môi và các bộ phận khác trên cơ thể.
+ Thở khò khè, người bệnh có cảm giác khó thở, nghẹt mũi.
+ Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
+ Người choáng váng, có thể ngất xỉu.
Với mỗi người có những những biểu hiện khác nhau, có thể dị ứng là biểu hiện bình thường của người khác, nhưng cũng là mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của người kia nếu như xảy ra những phản ứng sốc phản vệ, trong những trường hợp sau đây bạn nên điều trị nhanh chóng trước khi có những hậu quả đáng tiếc:
+ Cổ họng bị sưng
+ Đường hô hấp thắt lại, cảm giác rất khó thở.
+ Huyết áp bị giảm nghiêm trọng
+ Mạch đập nhanh
+ Chóng mặt, bất tỉnh.
+ Những nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm có nguyên nhân do hệ thống miễn dịch bị xác định nhầm một số loại thực phẩm ( hoặc các chất trong thực phẩm) là tác nhân gây hại, khi đó hệ miễn dịch sinh ra những tế bào để giải phóng những kháng thể (immunoglobulin E) để trung hòa những thực phẩm gây dị ứng, hoặc những chất trong thực phẩm gây dị ứng.
Những lần sau đó chỉ cần bạn ăn một lượng rất nhỏ thực phẩm đó (hoặc những thức ăn có chứa thành phần đó) thì IgE sẽ phát tín hiệu đến hệ miễn dịch để tiết ra histamin và một số chất trung gian hóa học khác, đây chính là hiện tượng phát ban gây ngứa, sổ mũi,... và những biểu hiện khác.
Những loại thức ăn dễ gây dị ứng thực phẩm nhất
+ Hải sản: Tôm hùm, cua, ghẹ...
+ Côn trùng
+ Các loại hạt cây: Quả óc chó, hồ đào
+ Cá
+ Trứng
…
Đối với trẻ em thường dị ứng với những chất sau:
+ Trứng
+ Sữa
+ Đậu phộng
+ Hạt cây
+ Lúa mì
Những ai cũng có nguy cơ mắc dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm chính là bệnh lý xảy ra ở mọi lứa tuổi, những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
Tuổi tác: Theo thống kê trẻ em có tỉ lệ mắc dị ứng nhiều hơn người lớn, do hệ miễn dịch của trẻ thấp hơn ở người lớn.
Do di truyền: Nếu như gia đình có truyền thống mắc bệnh thì trẻ em sinh ra có tỉ lệ mắc cao hơn người khác.
Do môi trường: Nơi ở bị ô nhiễm cũng là tác nhân gây dị ứng thực phẩm ở một số người.
Ngoài ra còn có những người có chế độ ăn uống không điều độ, những người mắc bệnh hen suyễn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra di ứng thực phẩm.
Khi nào bệnh nhân dị ứng thực phẩm nên đến gặp bác sĩ
Dị ứng thực phẩm thông thường không quá gây hại đến sức khỏe nên bạn có thể uống thuốc tại nhà, tuy nhiên nếu uống thuốc vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có những phương pháp điều trị kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán dị ứng thực phẩm
Đây chính là bệnh lý dễ dàng có thể chẩn đoán ( ngoại trừ những triệu chứng giống dị ứng thực phẩm) đó là hỏi về những triệu chứng, điều tra chế độ sinh hoạt. Ngoài ra ngoài những biểu hiện đó bệnh nhân cũng được bác sĩ tiến hành một số xét nghiệm: Xét nghiệm máu, kiểm tra da.
Phương pháp điều trị dị ứng thực phẩm hiệu quả
Cách tốt nhất bạn hãy thận trọng để không ăn phải những thực phẩm gây dị ứng, nếu như không may bị dị ứng, tùy mức độ nặng nhẹ bạn sẽ được điều theo những biện pháp sau đây:
Thuốc không kê toa hoặc các thuốc kháng histamin (như chlopheniramin, alimerazin, cyclizin, meclizin, terfenadin, astemizol…): Thuốc có công dung làm giảm triệu chứng nhanh chóng trong những trường hợp nhẹ.
Thuốc giãn phế quản (như salmeterol, salbutamol dạng hít): Giảm tình trạng co thắt phế quản, giúp người bệnh dễ thở hơn.
Thuốc corticoid (dạng hít: beclomethazon, fluticazon; dạng xịt: mometason, budesonide): Giúp kháng viêm, giảm phù nề, giảm các cơn co thắt ở phế quản.
Thuốc Epiephrin: Có tác dụng chống suy tim mạch cấp, nâng huyết áp đối với trường hợp bị suy hô hấp, hạ huyết áp. Thuốc thường được dùng trong các triệu chứng nghiêm trọng.
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn phòng ngừa và hạn chế diễn tiến bệnh
Để không bị dị ứng thực phẩm, cũng như phòng tránh hiệu quả các bạn nên tránh những thực phẩm, những chất gây dị ứng.
Đối với người lớn thì dễ rồi, bạn chỉ cần loại trừ những thực phẩm mình đã từng dị ứng là được (những thực phẩm chưa ăn bao giờ nếu khi sử dụng có những biểu hiện lạ thì cần đi khám ngay).
Đối với trẻ trẻ em thì việc phòng tránh khó hơn một chút, chính vì vậy khi bắt đầu cho con sử dụng thức ăn nào mới mà trẻ có những phản ứng: phát ban, sưng phù, quấy khóc… cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ, và tuyệt đối không cho con sử dụng lần 2.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về dị ứng thực phẩm, hy vọng qua bài viết bạn sẽ có những kiến thức bổ ích để bảo vệ cho bản thân và gia đình bạn nhé, nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh các bạn vui lòng liên hệ website Nhà Thuốc Sức Khỏe hoặc hotline 0901666300 để được giải đáp miễn phí.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...