Hướng Dẫn Cách Tẩy Nốt Ruồi Bằng Tỏi Tại Nhà Hiệu Quả Và An Toàn
Cách tẩy nốt ruồi bằng tỏi đem lại hiệu quả làm mờ các đốm sắc tố nhanh chóng. Tuy nhiên đòi hỏi bạn phải thực hiện đúng cách để tránh gây tổn thương da. Cùng Nhà Thuốc Sức Khỏe làm theo hướng dẫn dưới đây nhé
Một trong những phương pháp làm đẹp tự nhiên đang được nhiều người áp dụng hiện nay là cách tẩy nốt ruồi bằng tỏi. Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện chuẩn xác, đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Tác dụng không ngờ của tỏi cho làn da
Tỏi thường xuyên có mặt trong căn bếp của mỗi gia đình. Thế nhưng không chỉ là một nguyên liệu tốt cho sức khỏe mà ít ai biết rằng nó còn mang đến những lợi ích tuyệt vời với làn da. Vậy cách tẩy nốt ruồi bằng tỏi có hiệu quả không?
Tỏi có chứa hàm lượng lớn allicin, chất có công dụng khử trùng, bảo vệ da đồng thời tăng đề kháng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Cùng với Sulphur - thành phần có tính kháng sinh, hỗ trợ trị mụn hiệu quả. Đặc biệt là các loại mụn thịt, các vết đốm và nốt ruồi. Các enzym tự nhiên có trong tỏi có khả năng phá vỡ các đốm sắc tố cũng chính là nguyên nhân hình thành mụn ruồi.
Bên cạnh đó, tỏi còn có hiệu quả thúc đẩy tái tạo tế bào da mới, giúp làn da đều màu và chống lão hóa da. Vitamin E, vitamin B trong tỏi là các chất chống oxy hóa, ức chế sắc tố melanin, ngăn ngừa đồi mồi và đốm đen.
Hướng dẫn cách tẩy nốt ruồi bằng tỏi hiệu quả
Các bước tẩy nốt ruồi bằng tỏi tươi
Tỏi tươi có chứa chất kháng sinh tự nhiên sẽ bảo vệ da tránh bị viêm nhiễm hay nhiễm trùng.
Cách tẩy mụn ruồi bằng tỏi:
- Dùng 3 nhánh tỏi, bóc vỏ rồi giã nát hoặc xay nhuyễn
- Thoa tỏi lên nốt ruồi rồi cố định lại bằng băng gạc
- Sau nửa tiếng thì rửa lại với nước
Cách xóa nốt ruồi bằng tỏi và dầu dừa
Dầu dừa đã quen thuộc với nhiều chị em trong việc chăm sóc sắc đẹp. Không chỉ giúp dưỡng ẩm, làm đẹp da mà còn có thể giảm viêm, ngăn nhiễm trùng. Do đó, kết hợp dầu dừa và tỏi sẽ là công thức xóa mụn ruồi tốt nhất.
Cách thực hiện:
- Dùng 2 nhánh tỏi, bóc vỏ và xay nhuyễn
- Trộn đều tỏi với 1 thìa dầu dừa
- Rửa sạch vùng da có nốt ruồi, thoa hỗn hợp lên da
- Băng gạc tại nốt ruồi và để qua đêm
- Sáng hôm sau rửa sạch lại
Cách xóa nốt ruồi bằng tỏi và dầu thầu dầu
Dầu thầu dầu rất lành tính và an toàn, có tác dụng trị mụn thịt, nốt ruồi mà không để lại sẹo trên da.
Cách thực hiện:
- Trộn đều 1 nhánh tỏi giã nát và 1 thìa thầu dầu thành hỗn hợp sệt
- Thoa lên vị trí nốt ruồi sau khi đã làm sạch da
- Giữ nguyên trong 20 phút rồi rửa lại với nước
Cách phá nốt ruồi bằng tỏi kết hợp mật ong
Mật ong là một chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Hơn nữa còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất làm mềm da, dưỡng da nhanh phục hồi. Vì vậy, cách tẩy nốt ruồi bằng tỏi và mật ong được nhiều chị em yêu thích và cho kết quả bất ngờ. Vừa giúp làm mờ nốt ruồi nhanh, vừa giảm thâm do mụn để lại.
Cách thực hiện:
- Trộn đều 2 nhánh tỏi xay nhuyễn cùng 1 thìa mật ong
- Sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ, đắp hỗn hợp lên trên nốt ruồi
- Để trên da sau 20 phút thì rửa lại
Tẩy nốt ruồi bằng tỏi và dứa
Lượng enzym trong dứa có tác dụng phá vỡ lớp sừng bên ngoài các nốt ruồi. Cho nên, cách tẩy nốt ruồi bằng tỏi và dứa càng tăng thêm hiệu quả trong thời gian ngắn.
Cách thực hiện:
- Xay nhuyễn 1 lát tỏi tươi đã bóc vỏ cùng 1 lát dứa
- Làm sạch da, dùng khăn mềm thấm khô và bôi hỗn hợp lên
- Sau 15 phút sẽ rửa lại với nước sạch
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tẩy nốt ruồi bằng tỏi
Ưu điểm
- Nguyên liệu đơn giản, dễ tìm và rẻ tiền
- An toàn và lành tính, ít gây ra tác dụng phụ và rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe
- Hiệu quả cao: nốt ruồi mờ dần và biến mất sau 3 - 5 tháng tùy theo kích thước và màu sắc đậm hay nhạt.
Nhược điểm
- Không áp dụng với các nốt ruồi ác tính có kích thước quá lớn hay màu sắc khác thường. Cách tẩy nốt ruồi bằng tỏi chỉ có hiệu quả với những nốt ruồi nhỏ, lành tính.
- Có thể gây bỏng da, hiện tượng kích ứng và tổn thương da do tỏi có tính nóng.
- Không thực hiện với những làn da nhạy cảm
- Mùi tỏi khá nồng và gây khó chịu
Một số câu hỏi các chị em hay thắc mắc khi dùng phương pháp này
Tẩy nốt ruồi bằng tỏi có nguy hiểm không?
Cách tẩy nốt ruồi này có nguy hiểm hay không tùy vào mức độ áp dụng và cơ địa của từng người. Phương pháp tẩy nốt ruồi bằng tỏi chỉ thực sự an toàn khi loại bỏ các nốt ruồi lành tính nằm trên bề mặt da.
Trường hợp là nốt ruồi ác tính đã ăn sâu vào trong thì việc lạm dụng tỏi có thể khiến da bỏng rát, kích ứng và nốt ruồi phát tác nguy hiểm. Hơn nữa, với những chị em có làn da nhạy cảm hoặc đang có mụn, điều trị mụn thì không nên áp dụng bởi dễ gây tổn thương da và để lại sẹo.
Tẩy nốt ruồi bằng tỏi mất bao lâu?
Nhìn chung, cách tẩy mụn ruồi bằng tỏi khá đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Song để đạt được hiệu quả mong muốn thì bạn cần kiên trì áp dụng trong một thời gian.
Thực tế, tùy vào màu sắc, kích thước, tình trạng nốt ruồi cũng như cơ địa từng người mà thời gian tỏi phát huy tác dụng từ khoảng 3 - 5 tháng. Thậm chí là lâu hơn với những nốt ruồi khá lớn và đậm màu.
Những lưu ý khác khi thực hiện xóa nốt ruồi tại nhà
- Chỉ bôi tỏi lên da trong tối đa 20 phút nhằm tránh làm bỏng và kích ứng da
- Bôi tỏi tại vị trí nốt ruồi, không nên bôi sang các vùng da khác
- Trước khi thực hiện nên thử bôi tỏi lên cổ tay và quan sát phản ứng. Nếu không có hiện tượng bất thường thì có thể áp dụng trên vùng da khác
- Thực hiện từ 2 - 3 lần/tuần. Trường hợp da mỏng, nhạy cảm chỉ nên áp dụng 1 - 2 lần/tuần
- Ngừng ngay khi có phản ứng kích ứng, nóng rát, ngứa, nổi mẩn đỏ,...
- Thoa kem chống nắng khi ra ngoài để ngăn chặn tia tử ngoại gây tổn thương da.
Trên đây là hướng dẫn 5 cách tẩy nốt ruồi bằng tỏi cùng những lưu ý, cũng như giải đáp thắc mắc cho bạn xoay quanh phương pháp này. Hy vọng bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích.
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...