Nên Tẩy Tế Bào Chết Trước Hay Rửa Mặt Trước? Quy Trình Chăm Sóc Da Chuẩn Nhất
Thực hiện các bước chăm sóc da đúng thứ tự là cách để các sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất, đem lại làn da sáng khỏe và mịn màng. Vậy nên tẩy tế bào chết trước hay rửa mặt trước, đâu là quy trình “chuẩn”?
Tẩy tế bào chết và rửa mặt đều nhằm mục đích làm sạch da, giúp làn da “sẵn sàng” để hấp thụ dưỡng chất ở các bước tiếp theo. Tuy nhiên đây lại là hai sản phẩm riêng biệt khiến nhiều chị em băn khoăn nên tẩy tế bào chết trước hay rửa mặt trước? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm câu trả lời nhé.
Tác dụng của tẩy tế bào chết
Mỗi ngày, cơ thể con người sản sinh hàng trăm tế bào da mới, song song với quá trình đó thì lớp tế bào ngoài cùng cũng già cỗi và chết đi. Sản phẩm tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp da này cùng những bụi bẩn và tạp chất trên da, bao gồm cả mụn cám và mụn đầu đen. Nhờ đó giúp cho các lỗ chân lông thông thoáng, bề mặt da sạch khỏe và sáng màu.
Bên cạnh đó, tẩy tế bào chết cũng có tác dụng “mở đường” cho việc sử dụng những sản phẩm tiếp theo đạt hiệu quả tốt hơn, do lớp da chết cản trở đã được loại bỏ. Cùng với đó kích thích tái tạo tế bào da mới, làn da khỏe mạnh và mịn màng hơn.
Tác dụng của sữa rửa mặt
Sữa rửa mặt chứa thành phần đặc biệt có khả năng đẩy tạp chất trong lỗ chân lông ra ngoài, đồng thời loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn và bã thừa trên bề mặt da. Sử dụng sữa rửa mặt mang lại hiệu quả làm sạch da gấp nhiều lần so với việc chỉ rửa mặt bằng nước thường.
Các loại sữa rửa mặt được nghiên cứu phù hợp với đặc điểm từng loại da khác nhau. Chẳng hạn như sữa rửa mặt dành cho da dầu mụn, sữa rửa mặt cho da khô, da hỗn hợp, da nhạy cảm,...Chọn đúng sản phẩm phù hợp sẽ mang lại hiệu quả làm sạch da tốt nhất mà vẫn giữ được độ ẩm tự nhiên.
Nên tẩy tế bào chết trước hay rửa mặt trước?
Tẩy tế bào chết và sữa rửa mặt là hai sản phẩm riêng biệt. Mặc dù đều hướng đến mục đích làm sạch da nhưng cách thức hoạt động của chúng có điểm khác nhau:
Sữa rửa mặt có thể loại một số yếu tố từ lớp trang điểm còn sót lại trên da, dầu thừa và vi khuẩn gây hại nhưng không “đủ đô” để loại bỏ lớp tế bào sừng già cỗi, những mảng tế bào chết đang bám chặt trên da.
Tẩy tế bào chết cho da mặt có thể khiến da thông thoáng và mịn màng hơn, cải thiện tình trạng xỉn màu,...tuy nhiên không thể sử dụng hàng ngày như sữa rửa mặt vì sẽ khiến da mỏng đi và nhạy cảm hơn.
Vậy tẩy da chết trước hay rửa mặt trước? Các chuyên gia khuyên rằng thứ tự thực hiện nên là sữa rửa mặt -> tẩy tế bào chết, hiểu theo nguyên tắc đơn giản là bạn thực hiện việc dễ trước, việc khó sau.
Hàng ngày, làn da phải tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, các tạp chất trong không khí. Chưa kể đến lớp kem chống nắng và những mỹ phẩm trang điểm mà bạn sử dụng. Rửa mặt sẽ là bước đầu để làm sạch da, kết hợp với việc môi trường trên da thay đổi sẽ khiến các lỗ chân lông giãn nở, đẩy tạp chất mắc kẹt bên trong ra ngoài. Sau đó, sản phẩm tẩy tế bào chết sẽ đảm nhận nhiệm vụ khó hơn là lấy đi những tác nhân có hại còn sót lại và “tống khứ” những mảng da khô sần sùi bám trên mặt. Việc tẩy da chết sẽ khó khăn hơn nếu làn da không được làm sạch trước đó.
Nếu bạn còn băn khoăn tại sao không tẩy tế bào chết trước thì hãy cùng lý giải nhé. Sau khi tẩy da chết, làn da ở trạng thái sẵn sàng để hấp thụ các dưỡng chất, lỗ chân lông cũng được thông thoáng và nở rộng. Nếu dùng sữa rửa mặt ngay sau đó nhiều khả năng sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên da, gây ra hiện tượng da khô căng khó chịu sau khi rửa mặt.
Kết luận, bạn nên rửa mặt trước khi tẩy tế bào chết. Sử dụng sữa rửa mặt hàng ngày và sản phẩm tẩy tế bào chết định kỳ, 1 lần/tuần với da nhạy cảm và 2 lần/tuần với da khỏe mạnh. Không nên tẩy da chết nếu có vết thương hở hoặc mụn sưng viêm nặng. Như vậy bạn đã có đáp án cho câu hỏi nên tẩy tế bào chết trước hay rửa mặt trước rồi chứ?!
Quy trình chăm sóc da đúng chuẩn
Thực hiện các bước chăm sóc da đều đặn và đúng quy trình là “chìa khóa” để bạn có một làn da đẹp. Sau câu hỏi tẩy tế bào chết trước hay sau sữa rửa mặt thì bài viết sẽ gợi ý cho bạn skincare routine 5 bước cơ bản luôn đúng với mọi làn da.
Bước 1: Tẩy trang
Bắt đầu quy trình skincare với bước tẩy trang, loại bỏ lớp trang điểm chống trôi (mascara, son lì,...), giúp cho làn da được thở. Nên thực hiện thao tác lau bông tẩy trang từ dưới lên trên hoặc tối thiểu là lau theo chiều ngang để tránh làm da chảy xệ. Với những vùng da nhạy cảm như mắt, môi cần thao tác nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh sẽ gây đau và khiến da bị tổn thương.
Một số sản phẩm tẩy trang đang được yêu thích:
Bước 2: Sữa rửa mặt
Tùy thuộc vào đặc điểm làn da mà sử dụng loại sữa rửa mặt có bảng thành phần phù hợp, kết cấu dạng gel, dạng sữa hoặc tạo bọt. Một sản phẩm sữa rửa mặt tốt khi đáp ứng nhu cầu làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và lớp trang điểm còn sót lại mà da vẫn mềm ẩm, không bị khô căng.
Bước 3: Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết định kỳ hàng tuần, tuy nhiên không lạm dụng, không thực hiện quá 3 lần/tuần sẽ gây phản tác dụng, nhiều vấn đề có hại với làn da.
Nên sử dụng tẩy tế bào chết dạng gel hoặc có hạt scrub nhỏ, tránh gây ma sát sẽ làm tổn thương da. Lấy một lượng vừa đủ, apply lên da, massage nhẹ nhàng trong 10 - 15 phút. Tập trung hơn vào da vùng mũi, cằm và trán. Sau đó rửa sạch mặt với nước ấm.
Bước 4: Toner/Nước hoa hồng
Sau những bước làm sạch da phía trên làn da thường tăng tính kiềm và trở nên khô căng hơn. Sử dụng toner/nước hoa hồng sẽ cân bằng độ ẩm trên da, cân bằng độ pH khiến làn da trở nên mềm mịn, tạo điều kiện tốt nhất để hấp thụ dưỡng chất ở những bước chăm sóc da tiếp theo.
Với làn da nhạy cảm và da khô nên chọn nước hoa hồng không cồn hoặc hạn chế lượng cồn tối đa để tránh kích ứng và không làm làn da khô hơn. Còn những bạn có da dầu mụn cần cân nhắc lựa chọn toner vừa giúp cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn, ngăn ngừa mụn mà không ảnh hưởng đến độ pH của làn da.
Bước 5: Dưỡng ẩm da
Dưỡng ẩm đầy đủ là sẽ củng cố hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa quá trình lão hóa. Nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu để làn da khô sẽ có tốc độ lão hóa nhanh hơn rất nhiều so với làn da được cấp ẩm đầy đủ.
Hãy luôn dưỡng ẩm ngay cả khi bạn có làn da dầu nhờn vì mất ẩm chính là nguyên nhân khiến tuyến dầu hoạt động mạnh. Nên chọn kem dưỡng có kết cấu mỏng nhẹ, phù hợp với làn da sẽ thấm nhanh và không gây bí bách.
Lời kết: Mong rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nên tẩy tế bào chết trước hay rửa mặt trước. Hãy tạo thói quen chăm sóc da đúng trình tự để có một làn da mịn màng, sáng khỏe nhé!
THAM KHẢO
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...