- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc nhanh xẹp
Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc nhanh xẹp
Mụn bọc sưng to không chỉ gây đau nhức mà còn là khuyết điểm xấu xí trên da. Vậy làm thế nào để điều trị mụn bọc nhanh xẹp mà không để lại thâm sẹo?
Mụn bọc là kẻ thù “đáng gờm” nhất trong tất cả các thể loại mụn. Mục có kích thước lớn và có dịch mủ, khi mủ vỡ ra thì để lại thâm sẹo lâu lành. Xác định rõ nguyên nhân gây mụn và các biện pháp trị mụn đúng cách sẽ hạn chế tổn thương da và không để lại vết thâm xấu xí.
Mụn bọc là gì?
Mụn bọc là loại mụn có kích thước lớn và sưng to, sờ vào có thể thấy hơi cứng, bên trong có nhân mụn và dịch mủ màu trắng hoặc vàng.
Mụn bọc được xem là thể nặng nhất của mụn trứng cá. Ban đầu, mụn bọc chỉ xuất hiện ở dạng chấm đỏ hơi nổi cộm trên bề mặt da, ấn vào có cảm giác đau nhẹ. Sau đó, nốt mụn phát triển lớn dần, sưng đỏ, nhìn thấy rõ có dịch mủ bên trong. Nốt mụn thường gây đau nhức, sau khi mụn vỡ có thể khiến da bị thâm đen và hình thành sẹo lõm.
Nguyên nhân hình thành mụn bọc
Mụn bọc hình thành do vi khuẩn P.acnes - vi khuẩn chủ yếu gây nên các vấn đề về mụn trên da. Chúng tấn công da và hoạt động mạnh khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn, gây viêm nhiễm, từ đó dẫn đến sự xuất hiện mụn bọc dưới da.
Thay đổi nội tiết tố
Rối loạn nội tiết hay thay đổi nội tiết tố khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Lượng bã nhờn dư thừa sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công sinh ra mụn. Đây cũng là lý do vì sao thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai hay chị em trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt là những đối tượng thường xuất hiện mụn đều bởi nguyên nhân này.
Chưa vệ sinh da sạch sẽ
Bụi bẩn, tạp chất hay tế bào chết tích tụ lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, viêm lỗ chân lông. Vì thế bạn cần vệ sinh da sạch sẽ để ngăn sự phát triển của vi khuẩn.
Tuy nhiên cần lưu ý không nên rửa mặt đến mức da sạch bong kin kít. Lúc này da mất đi lớp dầu tự nhiên sẽ tự tăng tiết dầu nhờn, vô tình phản tác dụng ngăn ngừa mụn.
Thói quen tự nặn mụn, sờ tay lên nốt mụn
Đây là thói quen xấu nhiều người mắc phải và cũng là nguyên nhân khiến tình trạng mụn tồi tệ hơn. Bàn tay tiếp xúc với nhiều thứ là nơi siêu lây truyền vi khuẩn. Mỗi lần bạn chạm tay lên nốt mụn hay tự nặn mụn vô tình đã khiến vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn. Bụi bẩn từ tay cũng là dịp làm tắc nghẽn lỗ chân lông, làm mụn lây lan nhanh.
Mụn bọc do chế độ ăn uống, sinh hoạt
Thường xuyên ăn đồ ngọt, đồ cay nóng, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, uống nước có gas cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên mụn bọc. Độc tố tích tụ trong cơ thể, làn da bị thiếu nước và tăng sản xuất bã nhờn gây ra mụn. Ngoài ra thì thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ khiến sức đề kháng của làn da yếu tố, giảm khả năng chống lại những tác nhân gây mụn.
Sử dụng mỹ phẩm sai cách
Nhiều loại mỹ phẩm có thể chứa những hoạt chất có hại cho da như corticoid, dầu khoáng, chất bảo quản,...Nếu sử dụng lâu ngày hoặc sử dụng không đúng cách sẽ khiến làn da bị nhiễm độc. Bên cạnh đó, việc thường xuyên trang điểm cho làn da bị mụn mà không tẩy trang sạch cặn mỹ phẩm sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, vi khuẩn tấn công và hình thành mụn.
Mụn bọc có nguy hiểm không? Có nên nặn không?
Như đã trình bày ở trên, mụn bọc là thể nặng của mụn trứng cá. Những nốt mụn không chỉ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin mà còn sưng đỏ, đau nhức khó chịu.
Mụn bọc nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ lây lan tạo thành ổ mụn lớn chứa nhiều dịch mủ bên trong. Làn da bị tổn thương nghiêm trọng, nhẹ thì để lại những vết thâm đen sì, sẹo rỗ, sẹo lõm, nặng thì có thể dẫn đến nhiễm trùng da.
Vậy bị mụn bọc có nên nặn không? Các bác sĩ da liễu khuyên rằng bạn không nên tự nặn mụn bọc. Lý do là bởi khó đảm bảo điều kiện vệ sinh vô trùng và nặn đúng kỹ thuật. Lúc đó vi khuẩn sẽ tấn công mạnh hơn và tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng. Hơn nữa, khi bạn tự nặn mụn dễ khiến làn da trầy xước, thậm chí là chảy máu và sẽ để lại những vết sẹo thâm, sẹo rỗ sau đó.
Cách điều trị mụn bọc nhanh xẹp
Cách điều trị mụn bọc bằng phương pháp tự nhiên
Điều trị mụn bọc từ những nguyên liệu như mật ong, trà xanh, tỏi, nha đam, cà chua,...được nhiều người áp dụng bởi an toàn, lành tính và tiết kiệm. Những hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên sẽ loại bỏ vi khuẩn gây mụn đồng thời những nguyên liệu thiên nhiên này cũng cung cấp vitamin, các khoáng chất có lợi giúp phục hồi làn da và hạn chế sẹo thâm.
Cách điều trị mụn bọc bằng dược mỹ phẩm
Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da là biện pháp trị mụn bọc được các bác sĩ da liễu khuyến khích trong trường hợp mụn bọc có số lượng ít và mức độ nhẹ
Các loại thuốc bôi thường được sử dụng để điều trị mụn bọc, bao gồm:
Benzoyl peroxide: ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn, gom khô cồi và đẩy mụn lên bề mặt da để loại bỏ dễ dàng
Axit salicylic (một dẫn xuất của BHA): làm sạch da, giúp lỗ chân lông thông thoáng đồng thời tiêu viêm, giảm đau rát do mụn gây ra
Retinoid: một dẫn xuất của vitamin A kìm hãm quá trình tạo keratin và làm bong vảy tế bào chết, làm giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông, “vô hiệu hóa” hoạt động của vi khuẩn P. acnes và giảm mụn
Kháng sinh dạng bôi: Các loại kháng sinh dạng bôi (Clindamycin, Erythromycin,…) ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn, giảm sưng đỏ và viêm đau ở nốt mụn
Ngoài ra, một số loại thuốc bôi trị mụn bọc có chứa chiết xuất tinh dầu tràm trà, trà xanh, rau má,...cũng hỗ trợ giảm viêm và phục hồi vùng da tổn thương do mụn.
Cách điều trị mụn bọc bằng thuốc kháng sinh
Thuốc uống kháng sinh trị mụn bọc thường được bác sĩ chỉ định khi mụn kích thước lớn, số lượng nhiều và gây đau đớn dữ dội. Ngoài ra trường hợp dùng thuốc bôi nhưng không hiệu quả hoặc mụn tái lại nhiều lần. Các thuốc kháng sinh đường uống như Clindamycin, Tetracycline, Minocycline, Isotre…sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm viêm đau. Tuy nhiên cần sử dụng đúng theo liều lượng chỉ định để tránh những tác dụng không mong muốn. Lạm dụng kháng sinh quá mức có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Cách điều trị mụn bọc bằng liệu pháp hormone
Liệu pháp hormone là cách trị mụn bọc thường được chỉ định đối với nữ giới bị mụn bọc do thay đổi nội tiết tố, nồng độ androgen quá mức làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn. Liệu pháp này chủ yếu là sử dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc chống androgen nhằm cân bằng nội tiết tố, từ đó điều hòa hoạt động bài tiết bã nhờn và giảm mụn.
Thuốc ngừa thai: Drospirenone, Norethindrone và Norgestimate,...
Thuốc chống androgen: Spironolactone, Flutamide, Glucocorticoid dạng uống,...
Cách điều trị mụn bọc bằng laser
Phương pháp này sử dụng tia laser, ánh sáng xanh (Blue-light, Green-light) nhằm loại bỏ ổ vi khuẩn trong nang lông, điều trị mụn và ngăn ngừa mụn tái phát. Đồng thời cũng kích thích sản sinh elastin và collagen dưới da nhằm giảm hình thành sẹo lõm, sẹo rỗ sau khi trị mụn.
Cách chăm sóc da sau khi điều trị mụn bọc
- Sau khi trị mụn bọc cần chăm sóc da mặt đúng cách để làn da nhanh phục hồi và ngăn ngừa mụn quay trở lại.
- Vệ sinh da sạch sẽ 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối, sử dụng sữa rửa mặt có thành phần phù hợp và độ pH cân bằng (pH từ 5 - 6), đảm bảo làm sạch lớp trang điểm và bụi bẩn, tạp chất không còn sót lại trên da
- Thoa kem dưỡng ẩm để tránh cho làn da khô ráp sẽ tăng tiết dầu nhiều hơn
- Sử dụng kem chống nắng dành cho làn da mụn, da nhạy cảm, bảo vệ da khỏi tác động từ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, tránh gây tổn thương da, làm tăng mức độ viêm đỏ của nốt mụn và khiến nốt mụn chậm lành
- Không chạm tay lên mặt, không sờ vào nốt mụn nhằm tránh lây lan vi khuẩn khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn
- Xông mặt thải độc với chanh, sả, gừng 1 - 2 lần/tuần giúp loại bỏ tế bào chết, làm sạch lỗ chân lông và hạn chế vi khuẩn tích tụ
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ, trái cây tươi. Hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, không dùng rượu bia, đồ uống có ga trong quá trình trị mụn
- Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và luôn giữ tinh thần thoải mái để cân bằng hormone, tránh rối loạn nội tiết tố
Lời kết: Mụn bọc cần được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh lan rộng gây tổn thương da nghiêm trọng. Mong rằng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn điều trị mụn bọc hiệu quả và không để lại thâm sẹo nhé!
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...