- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Nguyên nhân viêm họng mãn tính và cách điều trị hiệu quả
Nguyên nhân viêm họng mãn tính và cách điều trị hiệu quả
Ngứa ngáy khó chịu vùng cổ do viêm họng mãn tính gây ra chính là cảm giác mà chẳng ai mong muốn, vậy căn nguyên dẫn đến căn bệnh này là gì, bệnh có nguy hiểm không?
- Viêm họng mãn tính là gì?
- Nguyên nhân dẫn đến gây bệnh viêm họng mãn tính
- Biểu hiện bệnh viêm họng mãn tính
- Bệnh viêm họng có lây hay không
- Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm họng mãn tính
- Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm họng mãn tính
- Các biện pháp điều trị bệnh viêm họng mãn tính
- Chế độ sinh hoạt điều độ
Vùng cổ được xem là điểm giao nhau giữa đường thở, đường ăn, đường không khí và đường nước chính vì thế không tránh khỏi vấn đề virus, tạp khuẩn, nấm… tấn công gây ảnh hưởng đến cơ thể và một trong những căn bệnh điển hình đó chính là viêm họng mãn tính. Hầu hết nhiều người mắc bệnh này khá chủ quan xem nhẹ tác hại của nó vậy thực tế căn bệnh này là gì? để tháo gỡ “nút thắt” ấy bạn nên làm gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Viêm họng mãn tính là gì?
Viêm họng mãn tính chính là tình trạng viêm mãn tính niêm mạc họng gây ra cảm giác vướng víu, ngứa rát trong họng , ho, khạc ra đờm thường xuyên…
Bệnh thường xuất hiện chung với viêm mũi, xoang mãn tính, viêm thanh, khí phế quản mãn tính.
Nguyên nhân dẫn đến gây bệnh viêm họng mãn tính
Viêm họng mãn tính chủ yếu là do nhiễm khuẩn tát phát đi tái phát lại trong vùng họng.
+ Những người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường, khói bụi, khói thuốc lá…
+ Những người có tiền sử bị bệnh viêm amidan mãn tính, và nhiễm trùng răng lợi gây đau họng
+ Những người có thói quen thở bằng miệng cũng rất dễ bị viêm họng mãn tính bởi vi khuẩn, virus, khói bụi dễ xâm nhập vào cơ thể.
+ Người bị dị ứng, suy gan, cơ địa đề kháng kém.
+ Những nguyên nhân khác: tắc mũi mãn tính do vẹo vách ngăn, cơ địa bị dị ứng...
Biểu hiện bệnh viêm họng mãn tính
Đối với mỗi căn bệnh mỗi khi bắt đầu ghé thăm sẽ có những dấu hiệu nhất định, chỉ cần chúng ta chịu khó tìm hiểu, và để ý một chút là có thể dễ dàng phát hiện ra và căn bệnh viêm họng mãn tính cũng không phải ngoại lệ.
+ Đầu tiên người bệnh sẽ có cảm giác châm chích, nóng, ngứa họng vào mỗi sáng sớm, khi bệnh trở nặng cảm giác đau ngứa sẽ tăng lên, thêm vào đó còn cộng thêm ngứa họng, ho khạc ra đờm, đằng hắng, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt.
+ Ho nhiều vào buổi đêm, tiếng dễ bị khàn, nuốt nghẹn cổ.
Bệnh viêm họng mãn tính chia làm 4 thể: Viêm họng mãn tính sung huyết, viêm họng mãn tính xuất huyết, viêm họng mãn tính quá phát và viêm họng teo.
+ Viêm họng mãn tính sung huyết: Niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu
+ Viêm họng mãn tính xuất tiết: Thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, dính, với trường hợp này niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.
+ Viêm họng mãn tính quá phát: Niêm mạc họng đỏ, dày lên tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ.
+ Viêm họng teo: Trường hợp này niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc họng tử đỏ chuyển sang hồng rồi nhợt nhạt dần, khô, và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ.
Bệnh viêm họng có lây hay không
Bệnh viêm họng mãn tính không lây truyền từ người bệnh sang người lành.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm họng mãn tính
Những yếu tố được liệt kê dưới đây chính là được xem như căn nguyên tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng mãn tính:
+ Khói thuốc lá: những người hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc đều có thể gây kích ứng niêm mạc họng và dẫn tới viêm họng mãn tính.
+ Dị ứng: Dị ứng thời tiết, bụi bẩn, khói thuốc chính là căn nguyên dẫn đến viêm họng mãn tính.
+ Hóa chất kích thích: Nó có thể là nhwunxg hóa chất bay lơ lửng trong không khí,.
+ Viêm mũi, xoang mãn tính: Nước mũi, chất xuất tiết, có thể gây kích thích vòm họng, và những chất ấy có thể chảy xuống mũi kéo theo một khối lượng vi khuẩn lớn và đó chính là căn nguyên gây bệnh.
+ Sức đề kháng cơ thể yếu: Khi mắc các bệnh lý như HIV, đái tháo đường, ung thư, căng thẳng mệt mỏi kéo dài sẽ gây ra sức khỏe yếu, suy nhược cơ thể… các virus, vi khuẩn gây bệnh dễ dàng đột nhập gây bệnh cho cơ thể.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm họng mãn tính
Bệnh viêm họng mãn tính được chẩn đoán dựa trên khai thác bệnh nhân có bị tiền sử mắc bệnh hay không, các triệu chứng lâm sàng, thăm khám vùng họng.
Ngoài ra bệnh nhân cũng cần sử dụng các biện pháp xét nghiệm lâm sàng để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
+ Xét nghiệm công thức máu
+ X quang phổi, phim Blondeau,
+ Nội soi thực quản dạ dày
+ Nội soi thanh quản
Các biện pháp điều trị bệnh viêm họng mãn tính
Đây chính là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất đối với những người mắc bệnh, bệnh nhân viêm họng mãn tính có thể được điều trị khỏi hẳn nếu bệnh nhân được chữa trị kịp thời và đúng cách, để điều trị bệnh trước tiên bạn
cần xác định nguyên nhân và giảm thiểu những nguy cơ có thể gây bệnh:
Trước tiên điều trị nguyên nhân: Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ ra được những căn nguyên gây bệnh là từ đâu, từ đó bạn sẽ được kê đơn thuốc và những lời khuyên sinh hoạt đúng cách để mau chóng lành bệnh.
Điều trị triệu chứng
+ Thuốc giảm đau, giảm viêm
+ Thuốc làm lỏng chất tiết
+ Thuốc chống dị ứng
+ Thuốc giảm ho
+ Nhỏ mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý
+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn chặn sự thâm nhập của cơ thể.
Chế độ sinh hoạt điều độ
Để tránh được các tác nhân gây bệnh, bạn nên tập thói quen sinh hoạt điều độ, khoa học, để trang bị cho mình một sức khỏe tốt phòng chống bệnh viêm họng mãn tính:
+ Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất, khi bắt buộc phải tiếp xúc bạn nên có đồ phòng hộ
+ Vệ sinh họng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch kiềm
+ Chế độ ăn uống điều độ, đủ chất,, ăn chín, uống sôi
+ Tập thể dục thường xuyên.
+ Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.
Dưới đây là những chia sẻ những điều cần biết về bệnh viêm họng mãn tính, hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin mới mẻ và bổ ích. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Nếu vẫn còn thắc mắc bạn liên hệ website: Nhà Thuốc Sức khỏe
Hotline: 0901.666.300
Lưu ý "Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. "
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...