Phụ nữ bị rong kinh phải làm sao? Có cảnh báo bệnh gì không?
Rong kinh là hiện tượng ra máu bất thường trong kỳ kinh khiến chị em lo lắng, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cả cuộc sống hàng ngày. Vậy phụ nữ bị rong kinh phải làm sao? Đây có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gì không?
Rong kinh là vấn đề không hiếm gặp với nữ giới do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Dù vì bất cứ lý do gì thì hiện tượng kinh nguyệt kéo dài bất thường cũng tác động tiêu cực đến tâm sinh lý và gây ra nhiều phiền toái cho chị em.
Rong kinh là gì?
Thông thường, thời gian hành kinh trung bình của một chu kỳ là 3 - 5 ngày, người phụ chỉ mất khoảng 50 - 80ml máu. Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh kéo dài bất thường (trên 7 ngày) và lượng máu mất đi hơn 80ml trong chu kỳ kinh nguyệt.
Rong kinh không chỉ gây ra những phiền toái, bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt, tác động tiêu cực đến tâm sinh lý mà còn làm chị em bị thiếu hụt máu trong cơ thể. Do đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Phụ nữ bị rong kinh kéo dài còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nguy cơ gây hiếm muộn, vô sinh.
Rong kinh có cảnh báo bệnh lý gì không?
Rối loạn nội tiết tố
Hiện tượng rong kinh thường xảy ra ở độ tuổi dậy thì và mãn kinh - giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản. Khi bắt đầu có kinh, cơ thể nữ giới đang trong quá trình hoàn thiện nên buồng trứng, tử cung và nội tiết tố nữ chưa hoàn thiện khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn không đều. Đến giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết tố thay đổi cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt có thể thưa dần hoặc rong kinh, rong huyết.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là những tổn thương thực thể lành tính ở tử cung và buồng trứng nhưng nếu không điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể là tình trạng kinh nguyệt nhiều và kéo dài bất thường, thường gặp nhất với phụ nữ trong độ tuổi 30 - 50.
Bệnh polyp tử cung
Bệnh polyp tử cung là hiện tượng khối u dính vào thành tử cung và sa vào buồng tử cung. Chúng có thể không gây ra bất cứ dấu hiệu nào nhưng cũng có thể dẫn tới tình trạng rong kinh kéo dài.
Dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác
Nữ giới bị rong kinh, chảy máu nhiều bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tổn thương ở tử cung khác như:
- Viêm nội mạc tử cung
- Mang thai ngoài tử cung
- Ung thư tử cung
- Ung thư cổ tử cung
- Ung thư buồng trứng,...
Ngoài ra, phụ nữ gặp các vấn đề về sức khỏe như bị rối loạn đông máu di truyền, suy giáp, đái tháo đường, viêm gan mạn tính, bệnh tim hoặc thận mạn tính, bệnh lupus ban đỏ,... cũng dễ bị rong kinh.
Một số nguyên nhân khác
- Thay đổi tâm lý, tinh thần căng thẳng, stress, thay đổi môi trường sống...cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến rong kinh
- Tác dụng phụ của dụng cụ tránh thai (đặt vòng tránh thai, cấy que tránh thai,...)
- Lạm dụng thuốc tránh thai dẫn đến thay đổi nội tiết tố, gây rong kinh và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới
Biểu hiện khi phụ nữ bị rong kinh
- Thời gian thay băng vệ sinh nhanh hơn, khoảng mỗi giờ thay một lần vì ra máu nhiều và liên tục trong nhiều giờ
- Xuất huyết nặng liên tục trên 7 ngày
- Kinh nguyệt thường xuyên kéo dài trên 10 ngày
- Xuất huyết nặng bất thường trong 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp
- Đau bụng kinh, máu kinh vón thành cục
- Mệt mỏi, choáng, hoa mắt, chóng mặt, xanh xao, khó thở do cơ thể mất máu nhiều
Rong kinh ảnh hưởng như thế nào?
- Cơ thể bị thiếu máu dẫn đến suy nhược, mệt mỏi, khó thở,...ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chị em
- Tình trạng âm đạo ra máu kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh phụ khoa. Vi khuẩn có thể lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung, lên vòi trứng gây viêm phần phụ hay nguy hiểm hơn là dẫn đến vô sinh
- Gây ra nhiều bất tiện và phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, làm giảm chất lượng cuộc sống
- Rong kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về tử cung và buồng trứng. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng và hậu quả khôn lường
Phụ nữ bị rong kinh phải làm sao?
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh
- Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh đều đặn để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây bệnh phụ khoa
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, stress
Ăn uống khoa học, cân bằng
- Chế độ dinh dưỡng tác động rất lớn đến các vấn đề sức khỏe, trong đó có hiện tượng rong kinh. Ăn uống đủ chất, khoa học, cân bằng sẽ giúp chị em giảm mệt mỏi, phục hồi cơ thể và cải thiện xuất huyết.
- Bổ sung chất sắt, magie, kẽm….những khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc sản sinh hồng cầu và tạo máu
- Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để ổn định lượng đường trong máu, cân bằng nội tiết tố và hạn chế nhiễm trùng
- Thêm ngũ cốc vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày vì rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị rong kinh
- Ăn cá biển và các loại cá giàu chất béo để giảm đau, giảm viêm
- Bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, tốt cho cơ thể
- Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin E, B1, B6 giúp cải thiện tình trạng thiếu máu
- Ngoài ra, nữ giới bị rong kinh nên kiêng các chất kích thích như cà phê, rượu và một số gia vị cay trong kỳ kinh nguyệt
Đến gặp bác sĩ chuyên khoa
Đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám là điều vô cùng quan trọng các chị em không được bỏ qua. Bạn sẽ biết được lý do mình bị rong kinh và được tư vấn phương án xử lý hiệu quả cũng như cách chăm sóc cơ thể để vượt qua tình trạng này.
Lời kết
Hiện tượng rong kinh ở nữ giới gây ra rất nhiều hệ lụy về cả thể chất và tinh thần, tâm sinh lý. Vì vậy, nếu chị em đang trong hoàn cảnh này thì hãy sớm đến gặp bác sĩ để thăm khám, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.
Nguồn tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/symptoms-causes/syc-20352829
- https://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.html
- https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/menorrhagia
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK536910/
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...