- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Phù Quincke là gì? Tại sao dễ nhầm lẫn với nổi mề đay?
Phù Quincke là gì? Tại sao dễ nhầm lẫn với nổi mề đay?
Phù Quincke và nổi mề đay có những triệu chứng tương đồng nên dễ bị nhầm lẫn. Vậy phù Quincke là gì? Nguyên nhân và biểu hiện như thế nào?
Phù Quincke là tình trạng có thể gặp ở mọi đối tượng. Hội chứng này gây sưng phù, khó chịu, đôi khi còn đi kèm với các cơn đau, ngứa hoặc tê bì do dây thần kinh bị chèn ép quá mức.
Phù Quincke là gì?
Phù Quincke (còn gọi với cái tên phù mạch) là tình trạng sưng phù tại vùng hạ bì và dưới da, trên mặt, lớp niêm mạc hoặc một số bộ phận trên cơ thể như mắt, môi, quanh miệng, bàn tay, bàn chân hay cơ quan sinh dục. Đôi khi người bệnh có cảm giác ngứa, đau nhức, nhưng hầu hết thường không cảm nhận cơn đau rõ rệt.
Phù Quincke thường xuất hiện trong vài phút đến vài giờ. Một vài trường hợp người bệnh chỉ bị phù trong vài giây rồi các triệu chứng biến mất hoàn toàn. Phù Quincke là một trong các bệnh da liễu phổ biến nhất, tỷ lệ gặp phải từ 19 - 24%.
Nguyên nhân dẫn đến phù Quincke
- Dị ứng với các loại thực phẩm như đậu phộng, hải sản, sô cô la, sữa, quả mọng,…
- Dị ứng với thức ăn tanh, đồ uống có cồn
- Dị ứng với hóa chất và các chất có trong mỹ phẩm, phấn hoa, nước hoa, bao gồm cả lông thú
- Dị ứng với các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng viêm
- Biến chứng của một số bệnh nhiễm trùng như: bệnh mề đay, chàm, viêm mũi dị ứng, bệnh viêm kết mạch dị ứng,...
- Biến chứng của bệnh viêm kết mạch dị ứng, bệnh viêm phế quản,…
- Ảnh hưởng từ các yếu tố vật lý như gió, thời tiết nóng, lạnh, ánh sáng mặt trời,…
Triệu chứng phù Quincke
- Phù nề, sưng đỏ tại môi, mí mắt, gò má, bàn tay, bàn chân, hầu họng và có thể là bộ phận sinh dục
- Vùng tổn thương thường có màu hồng nhạt
- Vùng bị phù Quincke có thể xuất hiện các cơn đau, ngứa hoặc tê bì do dây thần kinh bị chèn ép quá mức
Biểu hiện cụ thể của phù Quincke tại từng bộ phận
Phù Quincke ở mặt
Các bộ phận bị phù có thể bao gồm môi, mí mắt, gò má,...Ngoài cảm giác nặng nề do sưng phù thì người bệnh còn bị nôn hoặc cảm thấy buồn nôn, đau đầu.
Phù Quincke ở thanh quản
Phù Quincke ở thanh quản là một trong những dạng phù mạch nguy hiểm nhất. Đa số bệnh nhân có biểu hiện khó thở, ho khan, mặt tím tái, xanh xao. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến co thắt khí quản, đe dọa đến tính mạng. Nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm và đưa đi cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử vong.
Phù Quincke ở đường tiêu hóa
Ban đầu người bệnh cảm thấy những cơn đau ở vùng bụng. Sau đó xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Một số đối tượng có thể bị nôn ói dữ dội gây khàn tiếng, đau rát cổ họng.
Phù Quincke ở niêm mạc tử cung
Phù Quincke ở niêm mạc tử cung xảy ra với nữ giới, có thể kèm theo chảy máu âm đạo hoặc đau dữ dội vùng bụng dưới. Mặc dù dạng phù quincke này khá hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra.
Tại sao phù Quincke dễ nhầm lẫn với nổi mề đay?
Lý do hội chứng phù Quincke dễ bị nhầm lẫn với nổi mề đay là vì cả hai tình trạng này đều gây ra những biểu hiện tương đồng như sưng nề, mẩn ngứa tại vùng da, càng gãi càng lan rộng và có thể khiến ngứa ngáy dữ dội hơn.
Phân biệt phù Quincke và nổi mề đay
Phù Quincke
Phù Quincke là hội chứng có biểu hiện sưng nề là chủ yếu, triệu chứng xuất hiện ở cả vùng dưới và trên bề mặt của niêm mạc. Phù Quincke thường xuất hiện ở vùng mí mắt, lưỡi, môi trên hoặc môi dưới, bàn tay, bàn chân, đôi khi xuất hiện tại hầu họng và bộ phận sinh dục.
Biểu hiện của hội chứng này thường nhanh và đột ngột, có xu hướng giảm nhẹ sau vài giờ. Vị trí bị phù nề có màu hồng nhạt, không có ranh giới. Do vùng mạch dưới da bị sưng nên người bệnh sẽ cảm nhận sự căng đau, ngứa nhẹ đôi khi đi kèm tê bì do dây thần kinh bị chèn ép. Các triệu chứng tồn tại trong vài giờ, tối đa 72h.
Mề đay
Người bị nổi mề đay có những nốt sẩn tương hợp với màu da, độ phù mềm, hơi nổi gồ trên mặt da. Triệu chứng nổi mề đay là gây ngứa kéo dài, vùng da bị tổn thương có viền đỏ, ở giữa có màu hồng nhạt. Triệu chứng ngứa ngáy diễn biến trong vòng 24 giờ hoặc chỉ vài giờ là biến mất.
Nổi mề đay có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào trên cơ thể (mặt, tay chân, lưng, cổ, ngực, bẹn,...). Ban đầu kích thước mề đay chỉ vài mm, sau đó càng lan rộng, hình dạng vòng cung, hoặc hình tròn hoặc tương tự như bản đồ. Sự thay đổi về kích thước và hình dạng của mề đay rất nhanh.
Mức độ nguy hiểm của phù Quincke và mề đay
Phù Quincke được các chuyên gia đánh giá là nguy hiểm và nghiêm trọng hơn nổi mề đay. Bởi lẽ hội chứng Quincke là là biểu hiện của triệu chứng nhiễm trùng dưới da và thường xảy ra tại những khu vực thượng vị.
Phù Quincke xảy ra tại khoang mũi, hầu họng khiến bệnh nhân ngạt mũi, khó thở, cản trở hô hấp. Trường hợp nguy hiểm nhất có thể gây tử vong. Phù Quincke thanh quản khó nhận thấy các biểu hiện từ bên ngoài nên dễ nhầm lẫn với các triệu chứng viêm họng thông thường. Nếu không nhận biết và điều trị sớm rất nguy hiểm với tính mạng bệnh nhân.
Lời kết
Phù Quincke và nổi mề đay là hai bệnh lý da liễu phổ biến nhất với tỷ lệ người mắc cao. Dù là hội chứng nào cũng cần nhận biết và điều trị sớm để ngăn chặn những hệ lụy đáng tiếc, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được phù Quincke là gì cũng như phân biệt được với triệu chứng nổi mề đay. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Nguồn tham khảo:
- https://accessanesthesiology.mhmedical.com/content.aspx?bookid=852§ionid=49518123
- https://www.news-medical.net/health/What-is-Quinckes-Edema.aspx
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17487816/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3236162/
- https://casereports.bmj.com/content/12/9/e231967
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...