- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Thấp khớp có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả?
Thấp khớp có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả?
Thấp khớp ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như công việc của bạn. Nào! hãy cùng Nhà Thuốc Sức Khỏe tìm hiểu kỹ hơn để biết cách điều trị và phòng tránh bệnh bạn nhé
- Thấp khớp là gì?
- Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thấp khớp
- Nguyên nhân gây bệnh thấp khớp
- Những ai có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp
- Những đối tượng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp
- Biến chứng bệnh thấp khớp có nguy hiểm không?
- Khi nào người mắc thấp khớp nên đến gặp bác sĩ
- Điều trị bệnh thấp khớp hiệu quả
- Chế độ sinh hoạt phù hợp phòng chống thấp khớp
Thấp khớp chính là căn bệnh xuất hiện ngày càng nhiều với những biểu hiện và biến chứng ngày càng tinh vi khiến người mắc rất khó có thể nhận biết, và để lâu dài bệnh sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người mắc, để biết bệnh thấp khớp là gì? Có nguy hiểm không? Người bị thấp khớp nên ăn gì? Điều trị sao cho hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Thấp khớp là gì?
Thấp khớp hay gọi cách khác là bệnh phong thấp, là căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch.
Bệnh thấp khớp gây ảnh hưởng đến cơ bắp, các khớp, xương, bệnh lý này gây đau, sưng, cứng ở các khớp xương, đây là căn bệnh xảy ra ở các khớp xương thế nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào trên cơ thể.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thấp khớp
Những người bị bệnh thấp khớp thông thường sẽ diễn ra những dấu hiệu và triệu chứng sau đây
+ Cơ thể ngây ngấy sốt nhẹ
+ Uể oải và mệt mỏi, không muốn làm bất cứ việc gì
+ Chán ăn, ăn uống không cảm thấy ngon miệng
+ Những khớp ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và có cảm giác đau.
+ Những khớp lớn hơn, chẳng hạn như khớp gối cũng có thể bị ảnh hưởng
+ Đau và sưng đồng loạt (cùng vị trí ở cả hai tay, hai chân,)
+ Khớp dần trở nên tê cứng và có thể xảy ra biến dạng khớp
+ Sáng sớm khi thức dậy, các khớp bị tê cứng nếu bất động trong một thời gian dài và tình trạng này thường kéo dài hơn 30 phút
+ Xuất hiện những nốt mẩn nhỏ dưới da.
Nguyên nhân gây bệnh thấp khớp
Tình cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có cơ quan nào xác định được nguyên nhân chính gây ra bệnh thấp khớp, thế nhưng họ cũng chỉ ra một số nguyên nhân cụ thể sau:
+ Tuổi già hoặc các tình trạng sức khỏe có thể là nhiễm trùng cấu trúc cơ xương có thể gây ra thấp khớp nặng hơn có thể gây phá hủy phá hủy sụn xương khớp.
+ Bên cạnh đó các bác sĩ xác định, gen, môi trường, hormone chính là 3 tác nhân khiến cơ thể dễ bị tổn thương nhất.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp, trong số đó tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới, nữ giới mắc bệnh được xác định khó chữa hơn, để lại những di chứng nặng nề hơn, ngoài ra những ở độ tuổi 40 -60 cũng có khả năng cao mắc bệnh thấp khớp
Những đối tượng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp
+ Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới
+ Do gen di truyền: Trong trường hợp gia đình, dòng họ bạn có người mắc bệnh thấp khớp, thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
+ Những người ở độ tuổi trung niên có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người trẻ
+ Những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn mức bình thường.
+ Những người tiếp xúc nhiều với acetone, xăng dầu, thuốc trừ sâu.
+ Ngoài ra những người ít vận động, thiếu chất, sức đề kháng kém, béo phì cũng khiến bạn có khả năng mắc bệnh cao.
Biến chứng bệnh thấp khớp có nguy hiểm không?
+ Thấp khớp dẫn đến loãng xương
+ Nang dạng thấp
+ Khô mắt và miệng vì phần lớn những người bị thấp khớp đều mắc hội chứng Sjogren
+ Nhiễm trùng
+ Các bộ phận cơ thể có cấu tạo bất thường
+ Hội chứng ống cổ tay. Nếu viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến cổ tay, bệnh có thể ép các dây thần kinh chính điều khiển bàn tay và các ngón tay
+ Vấn đề về tim mạch. Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch và tắc nghẽn, cũng như viêm túi bao tim
+ Bệnh phổi. Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ viêm nhiễm và để sẹo trong mô phổi, có thể dẫn đến khó thở
+ Ung thư hạch bạch huyết.
Khi nào người mắc thấp khớp nên đến gặp bác sĩ
Trường hợp bạn thấy có bất kỳ biểu hiện nào kể trên mà nghi ngờ bản thân mắc bệnh thấp khớp, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn những phương pháp trị bệnh hiệu quả.
Chẩn đoán phát hiện bệnh sớm bạn sẽ có nhiều cơ hội chữa khỏi và hồi phục sức khỏe hơn nếu để bệnh lâu dài, biến chứng.
Điều trị bệnh thấp khớp hiệu quả
Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm bệnh thấp khớp
Khi người bệnh đến thăm khám trước tiên sẽ được bác sĩ chẩn đoán để phát hiện có mắc bệnh hay không? Mức độ mắc bệnh là nặng hay nhẹ.
+ Đầu tiên bạn sẽ được hỏi về bệnh sử, khám sức khỏe, đồng thời sẽ tiến hành xét nghiệm để việc chẩn đoán chính xác hơn:
+ Xét nghiệm máu: Đối với những bệnh nhân bị thấp khớp tỉ lệ kết tủa hồng cầu trong máu cao hơn người bình thường. Mặt khác, xét nghiệm máu còn phục vụ việc tìm kiếm kháng thể anti-CCP, điều này nhằm giúp phân biệt viêm khớp dạng thấp với một số loại viêm khớp khác.
+ Để xác định xem mức độ mắc bệnh của bệnh nhân là nặng hay nhẹ bác sĩ sẽ tiến hành chụp X- quang, MRI.
Những phương pháp điều trị thấp khớp hiệu quả
Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh thấp khớp triệt để, thế nhưng các bạn cũng hoàn toàn có thể làm thuyên giảm và hạn chế sự diễn tiến của bệnh bằng những phương pháp sau:
Dùng thuốc
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh tình, bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc khác nhau:
+ Phổ biến nhất các bệnh nhân được sử dụng thuốc chống viêm để giảm đau và làm chậm quá trình viêm khớp, đối với những loại thuốc này không có tác dụng chữa khỏi bệnh khớp, thế nên nếu sử dụng bạn cần duy trì suốt đời.
+ Ngoài ra người bệnh cũng có thể được dùng một số loại thuốc điều trị sinh học như: Actemra, mabthera, enbrel… thế nhưng bạn không nên tự ý mua thuốc để dùng, nếu bạn muốn sử dụng bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Liệu pháp vật lý
Đi kèm với sử dụng thuốc bạn cũng nên thực hiện đi kèm theo những phương pháp vật lý. Nếu như các bài tập nặng làm bạn đau nhức khó chịu thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
Bệnh thấp khớp có thể khiến bạn đau đớn, khó chịu chính vì thế lựa chọn phương pháp vật lý chính là liệu pháp giúp bạn thực hiện những việc đó nhuần nhuyễn, hạn chế đau đớn hơn.
Phẫu thuật
Đây là trường hợp nên làm khi bị thấp khớp nghiêm trọng. Mục đích của phẫu thuật là để phục hồi chức năng bị mất đi do thấp khớp và sửa chữa lại những phần khớp bị phá hủy.
Một số quá trình phẫu thuật mà bệnh nhân thấp khớp có thể được chỉ định bao gồm:
+ Thay thế khớp: loại bỏ khớp và thay thế bằng khớp giả;
+ Làm chảy khớp: làm chảy khớp và định hình lại;
+ Sửa chữa dây chằng: sửa lại những dây chằng bị phá hủy để giúp khớp khỏe hơn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp phòng chống thấp khớp
Thực phẩm chức năng: Trong trường hợp bạn đang điều trị xương khớp thì thực phẩm chức năng chính là thuốc bổ sung dinh dưỡng tốt cho xương khớp, khi sử dụng thuốc bạn nên sử dụng lâu dài đúng liệu trình tránh bỏ ngang.
Link tham khảo: Những loại thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp tốt nhất hiện nay
+ Tuân thủ theo lời khuyên và phương pháp điều trị của bác sĩ
+ Thăm khám sức khỏe định kỳ, hoặc đến gặp ngay bác sĩ kho có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
+ Bệnh có thể mang đến cho bạn những cơn đau, thế nhưng bệnh nhân cũng đừng vì thế mà lo lắng, chỉ cần duy trì lối sống tích cực, kết hợp với những thói quen sinh hoạt lành mạnh thì sức khỏe của bạn cũng nhanh chóng được phục hồi mà thôi.
Trên đây là tất cả những chia sẻ về những kiến thức bạn nên biết về bệnh xương khớp, hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có những biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh phù hợp với bản thân bạn nhé.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 0901666300 hoặc website Nhà Thuốc Sức Khỏe để được tư vấn miễn phí.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...