- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Thoái hóa cột sống cổ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà
Thoái hóa cột sống cổ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý xương khớp thường liên quan đến tuổi tác, xuất hiện ở những người trung niên, cao tuổi. Tuy nhiên căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa với tỷ lệ người trẻ bị thoái hóa cột sống cổ dần tăng cao.
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý xương khớp khiến người bệnh thấy đau mỏi vùng cổ, vai, hơn nữa còn lan xuống cánh tay, bàn tay và làm giới hạn khả năng vận động. Trước đây khi nhắc tới căn bệnh này mọi người thường nghĩ ngay đến nhóm đối tượng là người trung niên, người cao tuổi. Tuy nhiên, thoái hóa cột sống cổ đang dần trở nên phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt là độ tuổi từ 25 - 30.
Thoái hóa cột sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ (Cervical spondylosis) hay thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự suy thoái các đốt sống vùng cổ. Lúc này, dây chằng dọc cổ bị viêm dày và lắng tụ canxi, các lỗ ra của rễ dây thần kinh hẹp dần, từ đó biểu hiện thành những cơn đau co cứng khớp cổ.
Cột sống cổ có cấu tạo gồm 7 đốt sống, được đánh dấu từ C1 đến C7, giữa các đốt sống có đĩa đệm dạng thớ sợi chứa lớp gel, cùng dây chằng và các dây thần kinh đi ngang liên kết các đốt sống với nhau. Thoái hóa cột sống cổ bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng. Sau đó xuất hiện hiện tượng thoái hoá các đốt sống, gây đau vùng cổ gáy, đặc biệt là khi vận động.
Căn bệnh này thường gặp nhất ở những người lớn tuổi do sự lão hóa của các xương và sụn vùng đốt sống cổ. Tuy nhiên, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà bệnh có thể xảy ra với các lứa tuổi khác, ngay cả người trẻ trong độ tuổi 25 - 30.
Các chuyên gia cho biết, thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính thường gặp, tiến triển chậm và có thể diễn ra ở bất cứ đoạn nào của cột sống cổ, phổ biến nhất 3 đoạn C5 – C6 – C7. Căn bệnh này gây ra cho người bệnh những cơn đau mỏi, ảnh hưởng đến khả năng vận động và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, công việc và cuộc sống.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa tự nhiên
Tuân theo quy luật tự nhiên, các bộ phận của cơ thể dần dần lão hóa theo thời gian. Khi phát triển đến một giai đoạn và độ tuổi nhất định, cấu trúc khung xương sẽ thay đổi rõ rệt, bắt đầu yếu đuối và dễ bị tổn thương hơn trước. Do đó, người cao tuổi thường bị thoái hóa cột sống cổ và gặp nhiều vấn đề về xương khớp.
Sinh hoạt - làm việc sai tư thế
- Ngồi lâu, ngồi gù lưng, ít vận động, giữ nguyên một tư thế
- Mang vác đồ nặng
- Cúi ngửa thường xuyên (có thể do tính chất công việc)
- Kê cao gối khi ngủ
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống không bổ sung đầy đủ dưỡng chất, không đáp ứng nhu cầu của cơ thể, đặc biệt là thiếu hụt canxi, vitamin, magie, kẽm,...ảnh hưởng đến sức khỏe và sự dẻo dai cũng như cấu tạo lỏng lẻo của xương khớp.
Ngoài ra, thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hay dùng chất kích thích cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ và đau mỏi vai gáy. Nghiên cứu đã chứng minh rằng chất nicotine trong thuốc lá sẽ ức chế hấp thụ canxi dẫn đến các vấn đề về xương khớp.
Thừa cân, béo phì
Khi cơ thừa cân – béo phì, cột sống phải gánh chịu áp lực lớn hơn mỗi khi vận động hay di chuyển. Người bị tăng cân không kiểm soát cũng đối mặt với nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ. Việc vận động và di chuyển cũng khó khăn và nặng nề hơn, kém linh hoạt.
Mất nước đĩa đệm
Đĩa đệm có tác dụng như miếng lót giữa các đốt sống của cột sống. Theo thời gian và tuổi tác (độ tuổi 40), hầu hết các đĩa đệm cột sống sẽ bắt đầu khô và co lại, điều này làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau nhiều và khó khăn hơn. Đây là nguyên nhân tạo nên những cơn đau nhức âm ỉ tại vùng cổ, vai, gáy.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể sinh ra áp lực lớn lên tủy sống và rễ dây thần kinh. Các vết nứt thường xuất hiện, dẫn đến đĩa đệm (thoát vị) - đôi khi có thể ấn vào tủy sống và rễ thần kinh.
Xơ hóa dây chằng
Dây chằng là các dây nối xương với xương. Dây chằng của cột sống cổ có thể bị xơ hóa theo tuổi tác, giảm tính đàn hồi và khả năng kết nối. Lúc này, cột sống cổ trở nên thiếu linh hoạt, đau nhức và căng cứng mỗi khi cử động.
Một số nguyên nhân khác
- Gai xương: Gai xương được hình thành sau khi cột sống bị thoát vị đĩa đệm. Điều này dẫn đến tình trạng gai cột sống cổ.
- Viêm khớp mãn tính
- Chấn thương tại cột sống cổ
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý xương khớp khác
- Yếu tố di truyền
Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ
- Hạn chế vận động, vận động khó khăn, đặc biệt là khi quay, cúi người
- Vận động vùng cổ khó khăn do đau, vướng hoặc thậm chí vẹo cổ
- Đau cột sống cổ, co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ
- Đau nhức vùng cổ sau rồi có thể lan ra vùng gáy, bả vai, vùng chẩm, đỉnh đầu, trán, 2 bên cánh tay,…Đau tăng khi nghiêng cổ, ho và gắng sức, ngồi lâu
- Rối loạn như rối loạn cảm giác (kiến bò, tê rân đầu các ngón tay..),rối loạn phản xạ (tăng phản xạ hoặc giảm, mất phản xạ khuỷu, phản xạ cổ tay..),rối loạn vận động các mức độ (yếu tay, teo cơ)
- Hội chứng động mạch đốt sống: nhức đầu vùng chẩm, thái dương và hai hốc mắt, thường vào buổi sáng. Có khi kèm ù tai, hoa mắt, mờ mắt
- Tổn thương rễ thần kinh: giảm tiết mồ hôi, hạ nhiệt độ cơ thể, rối loạn dinh dưỡng da, mất cảm giác ở chi trên,...
Điều trị thoái hóa cột sống cổ tại nhà
- Tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
- Massage nhẹ nhàng những vùng bị đau mỏi
- Tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức giúp hạn chế những cơn đau mỏi cũng như tăng cường tốc độ hồi phục của cột sống cổ
- Chườm ấm hoặc chườm lạnh
- Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế cử động vùng cổ trong một khoảng thời gian ngắn có thể tạm thời cải thiện triệu chứng, đồng thời ngăn chặn tình trạng bùng phát biến chứng
- Mang đai cố định vùng cổ nhằm hạn chế cử động cũng như hỗ trợ cột sống. Tuy nhiên cần lưu ý sử dụng trong khoảng thời gian phù hợp.
Sản phẩm gợi ý:
Đối tượng nào dễ bị thoái hóa cột sống cổ?
- Người trung niên (từ độ tuổi 40), người cao tuổi
- Nhân viên văn phòng, người ít vận động, ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài, không thay đổi tư thế, nhìn máy tính quá lâu
- Người có công việc nặng nhọc, mang vác trên đầu, vai
- Người thường hay cúi đầu hoặc cử động vùng cổ quá nhiều
- Người bị chấn thương cổ làm xuất hiện nguy cơ cao thoái hóa cột sống cổ
- Những người có người thân từng mắc thoái hóa cột sống cổ cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn bởi yếu tố di truyền
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
- Xoa bóp, chăm sóc vùng cổ vai gáy thường xuyên
- Có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý
- Hạn chế tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ
- Tránh ngồi lâu, ngồi một tư thế mà nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng
- Tập thể dục điều độ nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông máu, thúc đẩy sự chuyển hóa dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng
- Khi ngủ hãy thường xuyên thay đổi tư thế, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ
- Không gối đầu quá cao, không nằm sấp sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ
- Tránh mang vác vật nặng trên đầu, trên vai
- Không nên vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi
- Không nên ngồi cúi hoặc gập cổ quá lâu, ngồi tàu xe đường dài cần có phần tựa đầu và tựa lưng
Lời kết
Thoái hóa đốt sống cổ gây nhiều bất tiện, làm giảm khả năng vận động và ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống. Đáng lo ngại hơn khi căn bệnh này có xu hướng ngày càng trẻ hóa, xảy ra cả với người trẻ tuổi. Vì vậy mọi người nên chủ động ngăn ngừa. Nếu có triệu chứng cần thăm khám và điều trị sớm, tránh những biến chứng nghiêm trọng.
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...