- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Thoái hóa khớp vai: nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa
Thoái hóa khớp vai: nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa
Thoái hóa khớp vai là một bệnh lý về xương khớp phổ biến hiện nay, gây đau, nhức mỏi, ảnh hưởng đến chức năng của bả vai và cánh tay. Do vậy, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động, làm việc.
Thoái hóa khớp vai là một trong những dạng bệnh về xương khớp, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không nhận biết sớm các triệu chứng và có biện pháp điều trị thì bệnh sẽ phát triển nghiêm trọng hơn.
Thoái hóa khớp vai là gì?
Thoái hóa khớp vai là tình trạng tổn thương ở sụn khớp và các mô xương dưới sụn, do lớp sụn bị mài mòn khiến các khớp cọ xát vào nhau, gây đau nhức cho người bệnh.
“Vai được tạo thành từ hai khớp, khớp acromioclavicular (AC) và khớp glenohumeral. Khớp AC là điểm nối giữa xương đòn với xương bả vai. Khớp glenohumeral là điểm nối giữa đỉnh xương cánh tay và xương bả vai. Thoái hóa khớp (viêm xương khớp) thường xảy ra ở khớp AC hơn.”
Khớp vai giữ vai trò chính trong việc duy trì hoạt động của cánh tay, đồng thời có mối liên hệ chặt chẽ với phần lưng trên và dây thần kinh cổ. Do đó, thoái hóa khớp vai, đau khớp vai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của cánh tay khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt và cuộc sống. Tình trạng này kéo dài có nguy cơ biến chứng sang vôi hóa khớp vai, hỏng khớp vai, thậm chí tê liệt cổ vai và cánh tay.
Nguyên nhân thoái hóa khớp vai
Đặc thù nghề nghiệp
Bệnh thoái hóa khớp vai thường gặp nhiều hơn ở những công nhân, nông dân, những người lao động nặng, làm các công việc khuân vác, hoạt động cánh tay, khớp vai liên tục. Vì thế tạo sức ép lên xương bả vai nhiều lần cùng tần suất liên tục khiến khớp vai bị quá tải, đồng thời đẩy nhanh quá trình bào mòn sụn khớp, làm phần xương dưới sụn gây đau đớn.
Bên cạnh đó, những người làm công việc văn phòng, đánh máy hay hoạt động cánh tay nhiều cũng có nguy cơ bị thoái hóa sớm. Đa số mọi người thường chủ quan nghĩ rằng hiện tượng đau khớp vai là dấu hiệu tê mỏi bình thường.
Ngoài ra, nhóm người thường xuyên chơi thể thao, tập luyện với cường độ cao cũng dễ mắc thoái hóa khớp vai. Cánh tay và bả vai thường xuyên chuyển động liên tiếp làm quá trình ma sát giữa sụn khớp và xương diễn ra nhiều hơn, độ bào mòn mạnh hơn nên dễ bị thoái hóa hơn.
Tuổi tác
Nghiên cứu cho thấy thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở những người từ độ tuổi 40. Hệ thống xương khớp là một trong những bộ phận đầu tiên của cơ thể xuất hiện thoái hóa do tuổi tác. Lúc này, quá trình tái tạo các tế bào càng hạn chế, lượng chất nhầy cơ thể sản xuất không đủ để làm trơn các cơ xương khớp. Khớp vai trở nên lỏng lẻo, thiếu chất, thiếu sự dẻo dai, chắc khỏe, bị bào mòn.
Chấn thương
Trật khớp, gãy xương, tai nạn, tập luyện quá sức hay chấn thương trong quá trình lao động, tập luyện thể thao có thể gây tổn thương cho khớp vai, lâu ngày dẫn tới bị viêm quanh khớp vai và thoái hóa.
Thói quen xấu
Những thói quen xấu như: ngồi lệch vai, nằm ngủ sai tư thế, bê vác đồ bằng cổ vai, thường xuyên khuân vác vật nặng,...đều ảnh hưởng lên khớp vai, khiến xương bả vai bị thay đổi cấu trúc và bào mòn nhanh hơn. Nếu bạn cũng đang có những thói quen này thì hãy sớm sửa đổi.
Thiếu dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng giữ vai trò quyết định sức khỏe cơ, xương khớp nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Thiếu canxi, vitamin D và các khoáng chất khiến xương ngày càng yếu, giòn nên dễ gãy và dễ bị bào mòn hơn. Việc uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích cũng ảnh hưởng đến khớp vai.
Một số nguyên nhân khác
- Khiếm khuyết bẩm sinh, cấu trúc xương yếu
- Thoái hóa khớp vai do một số bệnh lý như viêm quanh khớp vai, viêm khớp tự miễn, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, rối loạn chuyển hóa,...
- Giới tính: nghiên cứu cho rằng một số sự thay đổi nội tiết tố của hormone sinh dục nữ cũng có thể gây ra tình trạng thoái hóa sớm hơn bình thường
- Béo phì: những người béo phì có nguy cơ cao gặp các vấn đề về xương khớp cao hơn do khung xương phải nâng đỡ cơ thể quá trọng tải
- Tổn thương các cơ quan lân cận
- Yếu tố di truyền
Triệu chứng thoái hóa khớp vai
Đau nhức khớp vai
Đây là triệu chứng thoái hóa khớp vai điển hình dễ nhận biết nhất, cũng dễ nhầm lẫn nhất. Cơn đau xảy ra do các đầu xương cọ xát với nhau. Bả vai thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ hay dữ dội. Dần dần cơn đau lan xuống vùng cổ và ức. Cơn đau có thể diễn ra liên tục hoặc từng đợt. Mức độ cơn đau tăng lên khi người bệnh vận động mạnh, xoay mình, cúi xuống, đưa tay lên cao…Đau tăng lên vào đêm và sáng sớm, những ngày thời tiết thay đổi.
Sưng đỏ khớp vai
Không chỉ cảm nhận thấy cơn đau mà người bị thoái hóa khớp vai còn thấy vùng khớp vai sưng lên, khi sờ thấy nóng rát, nổi cục, ấn mạnh thấy đau. Vị trí khớp vai bị tổn thương sẽ lồi lên và có màu hồng, đỏ.
Cứng khớp vai
Cảm giác cứng khớp vai thường đi kèm với biểu hiện đau khớp. Phần khớp vai cứng nhắc, khó khăn khi cử động, di chuyển vai và cánh tay, nhấc cánh tay, xoay bả vai, không thể vòng tay ra sau. Tình trạng này thường xuất hiện sáng sớm khi mới ngủ dậy làm cơ thể tê cứng và trở nên uể oải hơn.
Nghe thấy tiếng kêu lạo xạo
Thoái hóa khớp vai làm cho các đốt sống, xương vai lỏng lẻo, thiếu chất ở khớp vai sẽ phát ra tiếng kêu lạo xạo khi người bệnh cử động, di chuyển. Đây cũng là triệu chứng thoái hóa khớp vai đáng lưu tâm. Nếu bạn có biểu hiện này nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và có hướng điều trị sớm.
Phòng tránh thoái hóa khớp vai
Kiểm soát cân nặng
Giữ cân nặng ở mức hợp lý không chỉ giảm áp lực cho hệ thống xương khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp vai mà còn phòng tránh các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tốt cho sức khỏe. Bạn cần tránh thừa cân, béo phì.
Thay đổi thói quen
Những thói quen xấu đang bào mòn sức khỏe của bạn, gây thoái hóa khớp, đau khớp vai. Bởi vậy mọi người cần chú ý thay đổi tư thế đứng, nằm, hay ngủ đồng thời tránh mang vác vật nặng tránh để làm giảm áp lực cho các sụn khớp trên vai. Hạn chế làm những động tác đột ngột, giật tay mạnh, xoay người nhanh…
Tập luyện thể thao
Tập luyện thể dục thể thao không chỉ tốt đối với khớp vai mà còn cải thiện sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa thoái hóa. Hãy bắt đầu từ những bài tập nhẹ đơn giản cho tới phức tạp để đảm bảo cân bằng, tránh tập luyện với tần suất cao gây quá sức.
Dành thời gian nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động
Trong một số trường hợp, việc sử dụng khớp vai để lao động, làm việc là khó tránh khỏi. Do đó, mọi người hãy dành thời gian nghỉ ngơi, phục hồi tốt có thể hỗ trợ giảm nguy cơ phát triển thoái hóa khớp.
Chế độ ăn uống hợp lý
Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng. Bạn nên tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo xấu (thực phẩm chiên xào, đồ ăn nhanh,...). Bên cạnh đó hãy chú ý bổ sung canxi, vitamin D, axit béo Omega-3 và các khoáng chất cần thiết tốt cho xương khớp và sức khỏe tổng thể.
Sử dụng sản phẩm bổ sung Glucosamine
Glucosamine là một hợp chất amino-monosaccharide được tổng hợp từ đường tự nhiên glucose có mặt trong và xung quanh chất lỏng, các mô đệm của khớp. Bổ sung glucosamine sẽ cải thiện các triệu chứng viêm, đau nhức, tăng cường sức khỏe xương khớp và phòng tránh thoái hóa khớp.
» Xem thêm: Tác dụng của Glucosamine và cách sử dụng hiệu quả
Sản phẩm gợi ý:
- Viên uống Glucosamine Kirkland
- Viên uống Glucosamine HCL
- Viên uống Blackmores Glucosamine
- Viên uống Glucosamine Orihiro
Mua sản phẩm bổ sung Glucosamine ở đâu?
Nhà Thuốc Sức Khỏe là Siêu thị thuốc trực tuyến, địa chỉ cung cấp các sản phẩm bổ sung Glucosamine, tăng cường sức khỏe xương khớp. Khi mua hàng tại đây bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ. Địa chỉ nhà thuốc:
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Tp. Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại liên hệ đặt hàng: 0901.666.300
Lời kết
Thoái hóa khớp vai là bệnh lý xương khớp đáng lo ngại, làm giảm chức năng vận động của bả vai và cánh tay, tác động tiêu cực đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào hãy sớm đến cơ sở y tế để thăm khám, không nên chủ quan và tránh nhầm lẫn với những biểu hiện đau mỏi thông thường. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Nguồn tham khảo:
- https://www.aafp.org/afp/2008/0901/p605.html
- https://www.webmd.com/osteoarthritis/shoulder-osteoarthritis-degenerative-arthritis-shoulder
- https://www.arthritis.org/diseases/more-about/osteoarthritis-of-the-shoulder
- https://www.physio-pedia.com/Shoulder_Osteoarthritis
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...