- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Tiền sản giật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa?
Tiền sản giật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa?
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm, trong đó có tiền sản giật. Vậy tiền sản giật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa như thế nào?
Để sinh ra một em bé khỏe mạnh, lành lặn là cả quá trình đầy sự cố gắng và hy sinh của người mẹ. Trong suốt quá trình mang thai, các bà mẹ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Việc tìm hiểu về tiền sản giật là gì cũng như các vấn đề liên quan về bệnh sẽ giúp mẹ bầu có thêm những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một trong những biến chứng sản khoa nguy hiểm nhất, đe dọa đến tính mạng của thai phụ và thai nhi bởi một loạt các bệnh lý trong thai kỳ, tăng huyết áp, protein niệu và phù. Tình trạng này thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ, chủ yếu vào tuần 37 với tỉ lệ mắc phải từ 5 – 8% ở phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân mắc tiền sản giật
Hiện tại vẫn chưa có nguyên nhân chính xác dẫn đến tiền sản giật. Các chuyên gia cho rằng biến chứng này có thể xuất phát từ nhau thai - cơ quan nuôi dưỡng thai nhi phát triển suốt thai kỳ.
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, các mạch máu phát triển để đưa lượng máu cần thiết đến nhau thai, giúp nuôi dưỡng bào thai lớn lên. Thế nhưng với các mẹ bầu bị tiền sản giật, các mạch máu ấy lại phát triển không đầy đủ và hẹp hơn so với các mạch máu bình thường. Vì thế đáp ứng không đúng với các kích thích nội tiết tố. Từ đó khiến số lượng máu truyền đến nhau thai cũng giảm dần.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng trên có thể là do lượng máu đến tử cung không đủ, mạch máu bị tổn thương hoặc cũng có thể do gen và mắc các bệnh về hệ thống miễn dịch.
Yếu tố tăng nguy cơ mắc tiền sản giật
- Tiền sử gia đình có người bị tiền sản giật
- Sinh con lần đầu tiên
- Sinh con khi < 20 và > 35 tuổi
- Mang thai nhiều lần
- Béo phì, thừa cân trong thai kỳ
- Mẹ hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích
- Mẹ có các bệnh lý về mạch máu, tiểu đường, bệnh thận, bệnh mô liên kết, bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da),...
- Phản xạ trong căng tử cung trong đa thai (phụ nữ mang thai đôi, thai ba), thai to.
- Thiếu máu cục bộ tử cung- nhau
- Tăng huyết áp mãn tính
- Khoảng cách giữa các lần mang thai: Có con cách nhau dưới hai năm hoặc trên 10 năm dẫn đến nguy cơ tiền sản giật cao.
- Thụ tinh trong ống nghiệm
Triệu chứng tiền sản giật
Tăng huyết áp
Huyết áp tối đa ≥ 140mmHg và/ hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg (đo 2 lần cách nhau ít nhất 4 giờ khi nghỉ ngơi, xảy ra 20 tuần tuổi thai ở phụ nữ có huyết áp trước đó bình thường)
Huyết áp tâm thu ≥ 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110mmHg, phải được xác định nhanh chóng (vài phút) để sử dụng thuốc hạ áp kịp thời
Protein niệu
Protein niệu có nghĩa là hàm lượng đạm trong nước tiểu. Mức độ protein niệu có thể thay đổi nhiều trong 24 giờ. Protein niệu dương tính khi lượng protein lớn hơn 0,3g/l/24 giờ hoặc trên 0,5g/l/ mẫu nước tiểu ngẫu nhiên.
Phù
Thai phụ bị tiền sản giật có triệu chứng phù trắng mềm, ấn lõm. Mẹ bầu có thể bị phù toàn thân, phù từ buổi sáng, kê cao chân không hết. Nặng có thể phù tràn dịch đa màng (màng phổi, màng bụng), phù não. Trong khi nếu phù sinh lý gặp ở thai phụ bình thường sẽ chỉ phù nhẹ, phù về chiều, nằm nghỉ kê cao chân sẽ hết và thường chỉ xuất hiện trong 3 tháng cuối.
Triệu chứng kèm theo
- Sưng ở mặt hoặc tay
- Tăng cân nhanh chóng: mức độ tăng cân của mẹ bầu sẽ diễn ra tương đối chậm và đều. Vì vậy nếu mức độ tăng cân quá nhanh (1.5 – 2kg/tuần hoặc 5kg/tháng) mà không có nguyên nhân cụ thể thì mẹ bầu cần đi khám sớm
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dai dẳng
- Tầm nhìn thay đổi hoặc mất thị lực, sợ ánh sáng
- Buồn nôn và nôn mửa đột ngột
- Khó thở
- Đau vùng thượng vị (đau bụng trên)
- Dấu hiệu tràn dịch đa màng: bụng, tim, phổi
- Lượng nước tiểu giảm
- Chức năng gan suy giảm
Biến chứng tiền sản giật
Tiền sản giật vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi.
Biến chứng có thể xảy ra với mẹ:
- Chảy máu do lượng tiểu cầu thấp
- Tổn thương gan
- Suy thận, viêm thận mạn
- Phù phổi
- Phù não, xuất huyết não - màng não
- Phù võng mạc, mù mắt
- Suy tim cấp
- Đau mạng sườn phải, tụ máu dưới bao gan, đôi khi gặp biến chứng vỡ bao gan.
Biến chứng có thể xảy ra với thai nhi:
- Nhau thai bị bóc tách (nhau tự bong ra khỏi thành tử cung)
- Thai chậm phát triển trong tử cung (trên 50%).
- Thai chết lưu trong tử cung.
- Đẻ non (40%) do tiền sản giật nặng.
- Tử vong sơ sinh ngay sau đẻ: do ngạt, chấn thương; chảy máu phổi; chảy máu não thất; bệnh màng trong,...
Tiền sản giật nặng có nguy cơ dẫn đến hội chứng HELLP bao gồm:
- Thiếu máu: hematocrit giảm.
- Tan máu: tăng bilirubin huyết thanh, tăng LDH.
- Tăng men gan
- Giảm số lượng tiểu cầu
Chẩn đoán tiền sản giật
- Xét nghiệm máu đo nồng độ PLGF: PlGF là chất do nhau thai tiết ra, là một protein tiền sinh mạch máu (proangiogenic protein) có liên quan trong việc điều hòa sự phát triển hệ thống mạch máu của bánh nhau và chức năng nội mô của mẹ trong suốt thai kỳ.
- Xét nghiệm nước tiểu: bác sĩ sẽ làm xét nghiệm mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ của thai phụ. Tỷ lệ protein/creatinin cũng như lượng protein đào thải qua đường tiểu đều là những trị số quan trọng trong việc đánh giá mức độ của bệnh tiền sản giật. Bên cạnh đó, xét nghiệm nước tiểu cũng cho thấy dấu hiệu thận bị tổn thương do tiền sản giật nếu lượng đạm đo được vượt quá 300mcg.
- Siêu âm thai: để theo dõi và đánh giá sự phát triển của thai nhi và đo trở kháng động mạch tử cung (ở tiền sản giật trở kháng động mạch tử cung sẽ tăng).
Phòng ngừa tiền sản giật
Để phòng ngừa biến chứng sản khoa nguy hiểm này trong quá trình mang thai thì các bà mẹ cần:
- Duy trì chế độ dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu, gồm:
- Omega 3 (DHA, EPA): có trong các thực phẩm như cá hồi, súp lơ, hạt vừng, quả óc chó, bắp cải,...)
- Canxi: bổ sung đủ Canxi giúp làm giảm tới 49% nguy cơ bị tiền sản giật ở những phụ nữ có nguy cơ thấp và tới 82% ở phụ nữ có nguy cơ cao. Thực phẩm giàu canxi gồm sữa, cải bông xanh, rau diếp, đậu bắp, măng tây,…
- Vitamin D: cung cấp đủ Vitamin D từ đồ ăn và sản phẩm bổ sung giúp giảm 27% nguy cơ bị tiền sản giật. Các thực phẩm giàu vitamin D như dầu gan cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt, nấm hương….
- Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng và mức độ phù hợp (đi bộ, yoga, thiền,...) vừa giúp mẹ nâng cao sức khỏe, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ bị tiền sản giật.
- Thực hiện các xét nghiệm bắt buộc trong suốt thai kỳ
- Báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào của tiền sản giật
Lời kết: Tiền sản giật là biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe dọa tới sức khỏe, tính mạng của cả người mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, hiểu rõ những triệu chứng và phòng ngừa căn bệnh này là điều mà các mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm. Đồng thời chủ động trong việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và khám thai đều đặn giúp tầm soát, phát hiện kịp thời các nguy cơ, tránh hậu quả đáng tiếc.
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...