- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả
Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả
Theo thống kê mới nhất, ở Việt Nam có tới 7 triệu người bị trào ngược dạ dày, vậy thực tế nguyên nhân, biểu hiện và điều trị căn bệnh này làm sao cho hiệu quả?
- Trào ngược dạ dày là bệnh gì?
- Những triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày
- Những nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày
- Ai có nguy cơ mắc bệnh
- Khi nào người bệnh nên đến gặp bác sĩ
- Những tác hại trào ngược dạ dày
- Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
- Hướng dẫn cách chọn thực phẩm phù hợp với trài ngược dạ dày thực quản
- Lời kết
“ Mình năm nay 37 tuổi, dạo gần vào lúc ăn no đặc biệt là nằm sau khi ăn mình thấy buồn nôn, và cảm giác tức ngực, khó chịu như người bị mắc nghẹn vậy. Mình có đi khám thì được chẩn đoán là bị trào ngược dạ dày, mình hoang mang quá không biết căn bệnh này có nguy hiểm hay không? Và điều trị bệnh làm sao cho hiệu quả? Mong bác sĩ tư vấn”. Chị Mai - Nhân viên văn phòng.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, trào ngược dạ dày là căn bệnh xuất hiện ngày càng phổ biến nhất là trong cuộc sống hiện đại, có thể nói câu hỏi của chị Mai cũng chính là thắc mắc của rất nhiều người, để giải đáp cho câu hỏi ấy trước tiên chúng ta đi tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện của bệnh, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Trào ngược dạ dày là bệnh gì?
Trào ngược dạ dày là tình trạng dung dịch trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, nó có thể xảy ra cùng một lúc hoặc thường xuyên, việc này gây kích ứng niêm mạc thực quản và gây viêm, triệu chứng thường gặp là ợ chua, ợ nóng, lưỡi liếm thấy có vị chua… đối với những trường hợp bị nhẹ có những biểu hiện không mấy rõ rệt, còn trường hợp nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ phát triển trầm trọng, thực quản sẽ gây tiếp xúc với axit dạ dày lâu ngày sẽ có nguy cơ thay đổi tính chất niêm mạc bề mặt, tăng khả năng ung thư thực quản.
Những triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Người mắc trào ngược dạ dày ợ rất thường xuyên để giảm bớt lượng khí trong dạ dày, giảm khó chịu cho dạ dày.
- Nóng dạ dày: Người mắc bệnh sẽ có cảm giác nóng cồn cào trong bụng, nguyên nhân là do lượng axit nhiều gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và sinh sôi ra nhiều vi khuẩn có hại, những vi khuẩn hoành hành sinh ra nhiệt và gây ra cảm giác nóng dạ dày.
- Ngoài ra người bệnh cũng có những biểu hiện: Đau tức ngực, khó nuốt, đau họng, miệng tiết nhiều nước bọt, buồn nôn, nôn, đắng miệng,...
>> Xem thêm: 8 triệu chứng trào ngược dạ dày bạn chớ chủ quan
Những nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là bệnh có liên quan tới cơ thắt dưới thực quản - chỗ nối thực quản và dạ dày. Bình thường, cơ thắt dưới chỉ mở ra khi nuốt thức ăn từ thực quản xuống dạ dày rồi đóng lại để ngăn không cho dịch từ dạ dày trào ngược lên. Nhưng do hoạt động bất bình thường, cơ thắt dưới bị giảm áp lực đóng nên đã mở đường cho dịch dạ dày trào ngược lên, gây ra cảm giác khó chịu và có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc thực quản và các vấn đề về tiêu hóa khác.
Xem thêm: Những sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất
Ai có nguy cơ mắc bệnh
Theo nghiên cứu trào ngược dạ dày, thực quản có thể xảy ra đối với mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính, dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ khả năng mắc bệnh:
- Bệnh béo phì
- Thức ăn nằm lâu trong dạ dày
- Thoái vị dạ dày qua khe thực quản
- Chứng sa ruột
- Mang thai
- Hút thuốc
- Chứng khô miệng
- Người bị bệnh hen suyễn
- Bệnh tiểu đường
- Rối loạn mô liên kết.
Khi nào người bệnh nên đến gặp bác sĩ
Khi bạn cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, và sau khoảng thời gian tự theo dõi, kiêng khem tại nhà mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, hay nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, kiểu tra sớm phát hiện bệnh sớm sẽ làm giảm nguy cơ tăng bệnh nặng và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Cơ địa, thể trạng mỗi người là khác nhau, nếu bạn nghe lời khuyên của người đã bị bệnh nhưng tuyệt đối không sử dụng phương pháp điều trị của họ, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có phương án điều trị thích hợp.
Những tác hại trào ngược dạ dày
- Viêm, loét thực quản: Dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc, thực quản, gây viêm.
- Hẹp thực quản: Xơ hóa thực quản do viêm sẽ làm co rút thực quản, hẹp thực quản
- Ung thư thực quản: Trào ngược dạ dày dẫn đến Barrett thực quản và gây ra ung thư thực quản là biến chứng hiếm gặp, nghiêm trọng. Kèm theo các triệu chứng như nuốt nghẹn, trớ, đau sau xương ức, người bệnh sẽ có cảm giác đau dai dẳng, khàn tiếng, ho khạc liên miên, đau ngực, hội chứng nhiễm trùng nổi bật. Đôi khi nếu sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả 2 bên. Sau một khoảng thời gian mắc bệnh thì toàn thân bệnh nhân gầy sút, da sạm, khô, các nếp nhăn nổi rõ. Mặt và hai bàn tay có nhiều nếp nhăn nổi rõ và dễ nhận thấy nhất.
Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Do có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên người vậy nên biểu hiện và phương pháp điều trị đối với mỗi người là khác nhau, hiện tại điều trị trào ngược dạ dày có những phương pháp sau:
Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh
- Phương pháp này bác sĩ sẽ thông qua những biểu hiện của bệnh nhân để chẩn đoán, ngoài ra cũng thực hiện các xét nghiệm để kết quả chính xác hơn, các xét nghiệm thông thường là:
- Nội soi, đo áp lực cơ thắt thực quản, chụp X-quang, đo PH trong thực quản.
Phương pháp điều trị bệnh dạ dày: Sử dụng thuốc, phương pháp phẫu thuật ( Tùy theo mức độ bệnh, bạn nên theo dõi và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ).
Thay đổi lối sống khoa học
+ Trước hết bệnh nhân cần thay đổi tư thế nằm ngồi, tránh các tư thế cúi đầu, tránh nằm sau khi ăn, giảm áp lực thực quản bằng cách chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn no quá, tránh mặc quần áo chật, tránh sử dụng chất kích thích, không nên ăn muộn….
+ Ngoài ra bạn cũng nên giữ cân nặng ở mức hợp lý, hạn chế tối đa thực phẩm chứa dầu mỡ, chất kích thích, nên ăn những thực phẩm có thể hạn chế bệnh trào ngược dạ dày: Sữa chua, bơ, các thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, các loại đậu…
Hướng dẫn cách chọn thực phẩm phù hợp với trài ngược dạ dày thực quản
Ngoài thay đổi lối sống của mình khoa học hơn thì với những người bị trào ngược dạ dày thức quản cũng cần thay đổi chế độ ăn uống của mình cho khoa học hơn, vậy trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Bánh mì, bột yến mạch
Thực phẩm này sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm đi lượng axit dư thừa trong dạ dày, nhằm hạn chế đi những tổn thương do dạ dày thực quản gây ra.
Đỗ, đậu
Đậu Hà Lan, đậu đỏ... chứa hàm lượng chất xơ cao, là lựa chọn rất an toàn dành cho những người bị trào ngược dạ dày thực quản.
Sử dụng những loại đạm dễ tiêu hóa
Những loại đạm dễ tiêu hóa phải kể đến: Thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn... sử dụng những loại đạm dễ tiêu hóa có tác dụng trung hòa axit hiệu quả, hạn chế được những triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.
Ăn sữa chua
Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, không những vậy trong sữa chua cũng có chứa men lợi khuẩn, tuy nhiên bạn không nên ăn sữa chua khi bụng vẫn còn đang đói.
Nghệ và mật ong
Không những được sử dụng để làm gia vị hàng ngày mà sản phẩm còn hỗ trợ điều trị cho người bị trào ngược dạ dày hiệu quả.
Xem thêm: Trị trào ngược dạ dày bằng mật ong
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cần biết về trào ngược dạ dày, hy vọng qua đây không chỉ chị Mai mà toàn thể các bạn sẽ trang bị cho mình những biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh phù hợp, cũng như biết được trào ngược dạ dày nên ăn gì để có thể hạn chế bệnh.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết!
Lưu ý: "Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. "
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...