- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Hướng dẫn cách trị mụn nhọt triệt để, không tái lại
Hướng dẫn cách trị mụn nhọt triệt để, không tái lại
Mụn nhọt dù xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng đều gây đau đớn, sưng tấy rất khó chịu. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách trị mụn nhọt triệt để, ngăn chặn nguy cơ tái lại.
Mụn nhọt là tình trạng da bị tổn thương nghiêm trọng hơn nhiều so với mụn. Hầu hết chúng ta ai cũng đã từng bị mụn nhọt một lần và gặp không ít phiền toái. Vết mụn có mủ, sưng tấy và rất đau buốt. Không những thế còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin nếu mụn xuất hiện trên mặt.
Mụn nhọt là gì?
Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng nang lông do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây nên. Khi mới xuất hiện, nhọt thường chỉ là một nốt nhỏ trên da như đầu đinh hoặc bằng hạt đỗ, sau đó sưng viêm đỏ, nổi mụn cứng và có mủ trắng ở giữa. Dần dần mụn nhọt sẽ lan rộng ra xung quanh, lớn dần và sưng tấy, gây đau nhức.
Những ngày sau, vết mụn sẽ mềm dần ra và chuyển sang màu đỏ tím. Khi sờ vào cảm nhận rất rõ có chất dịch bên trong. Khi đỉnh nhọt bị vỡ sẽ chảy dịch mủ màu vàng ra ngoài, đôi khi kèm ngòi màu trắng hoặc xanh ở giữa. Mụn nhọt gây đau và có thể khiến người bệnh bị sốt do viêm.
Bất kỳ ai cũng có thể bị mụn nhọt dù ở lứa tuổi nào, càng phổ biến hơn ở người già, trẻ em, người có cơ địa nhạy cảm và một số bệnh nhân tiểu đường. Mụn nhọt có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là những nơi chịu nhiều ma sát và tiết nhiều mồ hôi như nách, bẹn, mông, lưng, ngực, gáy, đầu,...
Nguyên nhân gây mụn nhọt
Mụn nhọt là khối viêm do khuẩn tụ cầu, liên cầu gây nên. Những vi khuẩn này thường sống dưới da, xâm nhập vào da thông qua các vết thương như vết trầy xước, gãi ngứa, cạo râu,...Vi khuẩn sẽ xâm nhập qua những tổn thương này, gây viêm.nang lông, viêm tuyến dầu hoặc làm tắc nghẽn tuyến mồ hôi gây viêm.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt:
- Tiếp xúc gần với người đã bị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn
- Mắc chứng đái tháo đường (tiểu đường): suy giảm khả năng chống nhiễm trùng, chống nhiễm khuẩn da của cơ thể
- Những tổn thương trên da như mụn viêm, mụn trứng cá,...
- Suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ xuất hiện mụn nhọt
- Tắc bã nhờn
- Viêm nang lông
- Mặc quần áo chật khiến mồ hôi tích tụ, nhiễm vi khuẩn Staph, Pseudomonas
- Chế độ ăn uống thiếu cân bằng khiến gan hoạt động nhiều hơn, quá tải dẫn đến phát mụn nhọt để đẩy độc tố ra khỏi cơ thể
- Thức khuya, mất ngủ
Hướng dẫn cách trị mụn nhọt
Khi phát hiện mụn nhọt bạn đừng vội vàng sờ, nặn sẽ càng khiến vết mụn bị nhiễm trùng và nghiêm trọng hơn. Thay vào đó hãy bình tĩnh thực hiện theo từng bước để xử lý triệt để.
Chờ nhân mụn chín hoàn toàn
Khi vết mụn phát triển đến mức độ nhất định mới có thể đẩy mủ và dịch viêm ra ngoài. Bởi vậy nếu bạn cố gắng nặn trước thời điểm đó chỉ càng đau đớn và khó chịu. Hãy chờ cho nhân mụn chín hoàn toàn. Tuyệt đối không được sử dụng dụng cụ nặn mụn, kim hay dao, kéo để chích mụn. Sử dụng những dụng cụ chưa được khử trùng có thể khiến mụn nhọt nhiễm trùng, mưng mủ và ngày càng nặng thêm.
Chườm ấm lên nốt mụn nhọt
Chườm ấm không những làm dịu cảm giác đau nhức tại các nốt mụn mà còn tác động nhiệt độ để thúc đẩy nhân mụn nhanh chín, đỉnh mụn mềm hơn và dễ đẩy chất dịch ra ngoài một cách tự nhiên.
Trước khi thực hiện bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng để chắc chắn không làm lây lan vi khuẩn lên vùng da bị tổn thương. Sau đó, bạn hãy dùng một miếng băng gạc hoặc vải sạch, thấm vào nước ấm và chườm lên vết mụn trong khoảng 5 - 10 phút. Thực hiện vài lần một ngày và liên tục trong vài ngày để nhân mụn nhanh chín.
Loại bỏ mủ, viêm khi nốt mụn nhọt đã chín
Với những vết mụn nhọt đã chín bạn cần loại bỏ dịch mủ và cồi mụn ra ngoài để da nhanh hồi phục. Hãy rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn rồi dùng tay tác động nhẹ nhàng để đẩy hết dịch, mủ ra ngoài.
Nếu mụn nhọt sưng to, đau nhức kéo dài và quá lâu chín thì bạn không nên tự xử lý tại nhà mà hãy đến cơ sở y tế để được can thiệp hiệu quả nhất. Những dụng cụ tại đó đảm bảo vô trùng tuyệt đối, các bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên vị trí nốt mụn. Sau đó đặt băng gạc để hút hết chất dịch ra ngoài.
Sát khuẩn da sau nặn mụn
Sau khi loại bỏ chất dịch và cồi mụn ra ngoài sẽ để lại tổn thương trên da sâu và rộng. Bởi vậy bước chăm sóc da, sát khuẩn sau nặn mụn vô cùng quan trọng. Nếu không xử lý đúng cách và cẩn thận sẽ dễ khiến vi khuẩn và bụi bẩn từ bên ngoài xâm nhập và gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến mụn nhọt lâu khỏi, hay tái lại và để lại thâm sẹo xấu xí trên da.
Muốn vậy, bạn cần sát khuẩn da ngay sau khi nặn mụn. Dung dịch sát khuẩn phải có hiệu quả nhanh, đủ để tiêu diệt vi khuẩn và mềm bệnh. Đồng thời không gây xót da, không gây kích ứng, không làm nặng thêm tình trạng mụn viêm.
Thoa kem dưỡng ẩm
Các nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm cho vùng da bị mụn nhọt sẽ giúp các tổn thương da nhanh lành hơn, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào, hình thành da non và hạn chế để lại sẹo. Tuy nhiên bạn cần chú ý lựa chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp với tình trạng làn da nhé.
Lưu ý khi trị mụn nhọt tại nhà
- Nếu tổn thương do mụn nhọt quá sâu và rộng thì bạn nên băng lại bằng băng gạc y tế vô trùng, lưu ý không tùy tiện dùng vải quần áo. Điều này giúp ngăn chặn sự lây lan của mụn, tránh để mủ, viêm dính sang vùng da khác trên cơ thể
- Không chạm tay, sờ hay nặn mụn
- Trước khi chăm sóc vết mụn cần rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
- Nếu mụn nhọt gây đau nhức kéo dài cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện da liễu để điều trị phù hợp
- Không tự ý đắp các loại lá cây hay nguyên liệu theo phương pháp dân gian vì chưa được kiểm chứng, dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng
Phòng ngừa mụn nhọt
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, tăng cường rau củ quả và trái cây tươi để bổ sung vitamin
- Tránh đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn cay nóng, nhiều phụ gia, chất tạo màu, đồ uống có ga,...
- Uống đủ lượng nước cần thiết đáp ứng cho cơ thể mỗi ngày, trung bình từ 1,5 - 2 lít
- Sinh hoạt điều độ, không thức khuya, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc
- Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress
- Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người khác, đặc biệt là người đang bị mụn nhọt để tránh lây lan vi khuẩn
- Khi có vết thương trên da cần xử lý đúng cách, khử trùng và chăm sóc để không hình thành nhọt
- Làm sạch vết cắt nhỏ và thậm chí cả vết xước. Rửa vết thương bằng xà phòng
Lời kết
Mụn nhọt không những gây đau đớn, bất tiện mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý. Muốn đánh bay những vết mụn xấu xí đó thì bạn cần biết xử lý đúng cách để vết thương bị nhiễm trùng, không tái lại và không để lại thâm sẹo. Hãy thực hiện theo hướng dẫn trị mụn nhọt như trên và nhớ những điều cần lưu ý nhé!
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...