- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- 9 cách trị viêm họng hiệu quả không cần dùng kháng sinh
9 cách trị viêm họng hiệu quả không cần dùng kháng sinh
Thay đổi thời tiết, giao mùa khiến cơ thể không kịp thích ứng, chúng ta dễ bị sưng đỏ, đau rát cổ họng. Bài viết dưới đây muốn chia sẻ với bạn 10 cách trị viêm họng hiệu quả không cần dùng kháng sinh.
Viêm họng là chứng bệnh phổ biến thường gặp khi giao mùa, thay đổi thời tiết. Hầu hết chúng ta ai cũng từng bị viêm họng ít nhất vài lần trong đời. Cổ họng sưng đỏ, ngứa ngáy và đau rát khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức khỏe và rất khó chịu, bất tiện khi ăn uống, giao tiếp.
Mọi người thường có tâm lý chủ quan để bệnh tự khỏi. Tuy nhiên rất nhanh sau khi có biểu hiện viêm họng sẽ xuất hiện kèm các triệu chứng như ho, sổ mũi, ngạt mũi,...thậm chí là sốt. Bởi lẽ vùng cổ họng là điểm giao nhau giữa đường thở, đường ăn, đường không khí và đường nước, dễ dàng nhiễm khuẩn và lây lan. Để khắc phục căn bệnh này, hôm nay Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ chia sẻ với bạn 10 cách trị viêm họng hiệu quả trước khi phải dùng thuốc nhé!
Tìm hiểu về bệnh viêm họng
Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng nhiễm trùng vùng cổ họng, niêm mạc họng sưng đỏ, gây khó chịu và đau rát, đặc biệt là khi nuốt. Viêm họng có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng, lứa tuổi nào.
Bệnh này có thể xuất hiện kèm với các triệu chứng ho, khạc đờm, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản. Bệnh viêm họng gồm 2 dạng là viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Thông thường bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn sau 1 tuần.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc viêm họng?
Bệnh viêm họng có thể xuất hiện ở tất cả mọi độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên những đối tượng sau có nguy cơ cao hơn:
- Trẻ em, người lớn có miễn dịch kém
- Tiếp xúc với nơi đông người, ngột ngạt: Cơ quan, lớp học, bệnh viện..
- Người hút thuốc, thường xuyên hít phải khói thuốc
- Người bị dị ứng bụi, lông vật nuôi…
- Người đã có tiền sử bị viêm mũi mãn tính.
10 cách trị viêm họng hiệu quả không cần dùng kháng sinh
Trị viêm họng bằng nước muối
Muối có tính sát khuẩn cao. Dùng nước muối để súc miệng sẽ làm dịu niêm mạc cổ họng, ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus, cải thiện tình trạng sưng đau cổ họng. Cách chữa viêm họng này rất đơn giản và dễ thực hiện vì muối luôn sẵn có trong mọi gia đình.
Bạn chỉ cần hòa ½ thìa muối biển (muối iot chưa qua chế biến) với 300ml nước ấm. Dùng nước này súc miệng trong 1 - 2 phút, có thể áp dụng nhiều lần trong ngày để nhanh khỏi bệnh.
Trị viêm họng bằng mật ong
Mật ong có tính bình, vị ngọt thanh giúp làm dịu cổ họng. Loại nguyên liệu này cũng chứa rất nhiều vitamin thiết yếu, giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời nó còn giúp sát khuẩn, kháng nấm nhờ hoạt chất chống oxy hóa.
Cách thực hiện:
- Uống nước ấm pha cùng mật ong, sử dụng 3 - 4 lần/ngày
- Sử dụng chanh và mật ong: pha mật ong nguyên chất với nước ấm, thêm một chút nước cốt chanh sẽ giúp giảm sưng, kháng viêm hiệu quả. Áp dụng đều đặn mỗi ngày, uống vào buổi sáng sớm.
- Sử dụng mật ong và gừng tươi: gừng tươi rửa sạch, ép lấy nước rồi pha với mật ong. Ngậm hỗn hợp này và nuốt từ từ để chảy qua thành họng. Mật ong và gừng sẽ giúp kháng viêm, làm dịu các cơn đau rát khó chịu.
Trị viêm họng bằng tỏi
Tỏi có chứa allicin - một chất kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn. Ngoài ra những hợp chất như diallyl, ajoene cũng vô cùng tốt cho sức khỏe. Tỏi lành tính và an toàn nên với cách chữa viêm họng này áp dụng được cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.
Cách thực hiện:
- Tỏi ngâm mật ong: tỏi đập dập ngâm với mật ong trong 3 ngày. Sau đó, pha 3 thìa tỏi ngâm mật ong với nước ấm, uống 2 lần/ ngày vào sáng và tối.
- Tỏi, mật ong hấp cách thủy: tỏi đập dập, ngâm mật ong rồi hấp cách thủy trong 20 phút. Khi hỗn hợp nguội bớt có thể ăn cả bã lẫn nước. Nên ăn 3 lần/ ngày, trước ăn 15 phút. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt. Với những ai hợp với phương pháp này sẽ khỏi hẳn.
Trị viêm họng bằng lá tía tô
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trong lá tía tô có lượng lớn tinh dầu, khoáng chất và protein,...vô cùng tốt với hệ miễn dịch và sức khỏe tai – mũi – họng. Trong Đông y, lá tía tô thường được sử dụng để giải cảm, kháng viêm, bổ phế,...Bởi vậy, nguyên liệu thiên nhiên này được các chuyên gia khuyên dùng để làm giảm sưng rát, đau đớn ở cổ họng.
Cách thực hiện:
- Cháo tía tô: ăn cháo tía tô rất rốt, vừa kháng khuẩn, tiêu viêm lại dễ dàng đi qua cổ họng, không gây ma sát, không làm tổn thương thành họng.
- Uống nước lá tía tô: lá tía tô giã nhuyễn đun sôi cùng 500ml trong 20 phút. Đợi nước nguội bớt rồi uống, thực hiện 3 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Trị viêm họng bằng gừng
Gừng không chỉ là một gia vị trong chế biến món ăn mà còn là một loại thảo dược, một vị thuốc tốt trong đông y. Gừng có tính ấm, vừa giúp sát khuẩn tại vùng viêm nhiễm, ức chế virus gây nhiễm trùng, vừa giúp tiêu đờm, cải thiện sức đề kháng, giúp người bệnh nhanh thuyên giảm các triệu chứng viêm họng và phục hồi cơ thể. Hoạt chất gingerol trong gừng còn ức chế một số vi khuẩn có hại gây ra bệnh viêm nướu, viêm nha chu và sâu răng.
Cách thực hiện:
- Trà gừng: đây là thức uống đơn giản nhất mà lại có công dụng chữa đau họng hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng gừng tươi rửa sạch, thái lát hoặc đập dập rồi cho vào cốc nước nóng. Đợi 5 - 10 phút cho các hoạt chất tiết ra, có thể cho thêm đường phèn, mật ong càng dễ uống và tốt hơn. Sử dụng trà gừng 2-3 lần/ngày. Bật mí là thức uống này cũng đặc biệt tốt cho người bị hạ huyết áp.
- Gừng và hành củ: gừng và hành khô thái nhỏ, đun sôi rồi dùng nước đó xông mũi họng. Thực hiện 2 - 3 lần/ngày.
- Gừng và muối: gừng tươi rửa sạch, giã nát rồi trộn với muối. Sau đó ngậm hỗn hợp này trong miệng cho tới khi không còn vị gì thì nhả ra và súc miệng lại với nước ấm.
Trị viêm họng bằng lá trầu không
Theo y học cổ truyền, lá trầu không rất hiệu quả trong điều trị các bệnh về đường hô hấp. Loại lá này có vị cay, tính ấm, đai sau vào tỳ, vị.
Cách thực hiện:
- Trầu không và mật ong: lá trầu không giã nát, ngâm với 300ml nước sôi trong 20 phút. Sau đó chắt lấy phần nước, bỏ bã, pha thêm với 6 thìa mật ong và uống 2 lần/ngày sau bữa ăn.
- Trầu không và gừng: lá trầu không, gừng tươi rửa sạch, giã nát. Đổ nước sôi vào hỗn hợp và ngâm 20 phút. Sau đó chắt bỏ bã, lấy nước cốt uống 2 lần/ngày, sau bữa ăn.
Trị viêm họng bằng rau diếp cá
Diếp cá giúp tiêu đờm, kháng khuẩn, giảm sưng viêm. Cũng chính vì thế mà diếp cá được dùng nhiều để trị các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, sưng amidan,...
- Diếp cá và mật ong: diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt pha với 3 thìa mật ong, chia làm 3 lần, dùng hết trong ngày.
- Diếp cá và muối ăn: giã nát diếp cá với một chút muối rồi khuấy đều với 200ml nước lọc. Uống 2 lần/ngày
Trị viêm họng bằng lá bạc hà
Lá bạc hà chứa menthol -hoạt chất giúp làm mát niêm mạc hầu họng, giảm đau và chống viêm. Phương pháp trị viêm họng bằng lá bạc hà thường được áp dụng cho người bị viêm họng do dị ứng thời tiết.
Cách thực hiện:
- Lá bạc hà tươi rửa sạch, để ráo
- Nhai trực tiếp lá bạc hà, nuốt nước và nhả bã
Trị viêm họng bằng dầu khuynh diệp
Tinh dầu khuynh diệp được chiết xuất từ cây bạch đàn, có chứa chất kháng sinh giúp ức chế VRS – virus gây ra bệnh cảm lạnh, cảm cúm và viêm họng.
Cách thực hiện:
- Đun sôi 2 lít nước và cho vào 1 ít tinh dầu khuynh diệp
- Xông hơi với nước này trong 15 phút
- Thoa tinh dầu khuynh diệp ở cổ để giảm ho và làm ấm phổi
Viêm họng nên ăn gì, tránh gì?
Thực phẩm nên ăn
Viêm họng nghĩa là vùng hầu họng đang bị tổn thương. Vì vậy bạn cần dùng các thực phẩm mềm, dễ nuốt, tránh ma sát gây kích ứng thành họng và làm vùng tổn thương thêm nghiêm trọng. Một số thực phẩm và thức uống vừa cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, vừa không gây khó chịu vùng cổ họng gồm: cháo, bún, miến, phở, súp, sữa, sữa chua, súp, rau xanh, sinh tố, nước ép trái cây,...
Thực phẩm nên tránh
Người bị sưng đau cổ họng nên tránh những thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng, quá cứng hoặc khó nuốt. Có thể kể đến như bánh quy, bánh mì giòn, thực phẩm chua, cay, thực phẩm quá khô, trái cây có tính axit như cam, quýt, chanh, bưởi…
Lời khuyên cho bạn khi bị viêm họng
- Vệ sinh răng miệng và họng sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối loãng và thay bàn chải định kỳ, tránh để vi khuẩn và mầm bệnh lây lan.
- Bổ sung nước để cổ họng luôn ẩm
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh khói bụi, vi khuẩn và các vi sinh vật gây bệnh từ môi trường
- Không uống nước lạnh, nước đá
- Tránh sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, tăng cường rau củ quả, trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể,..
Tạm kết: Hiệu quả của những cách trị viêm họng trên tùy thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người. Hơn nữa chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh cấp tính, khi mới có triệu chứng. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc có dấu hiệu nặng, đi kèm với sốt cao, ho dai dẳng, viêm phế quản,...thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám chữa và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...