- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Triệu chứng rối loạn tiền đình là gì? Điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao?
Triệu chứng rối loạn tiền đình là gì? Điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao?
Rối loạn tiền đình là gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng rối loạn tiền đình như thế nào? Điều trị rối loạn bằng thuốc có hiệu quả hay không?
- Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
- Những triệu chứng của rối loạn tiền đình là gì?
- Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng rối loạn tiền đình là gì?
- Những nguyên nhân chính gây rối loạn tiền đình trung ương
- Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
- Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiền đình?
- Điều trị triệu chứng rối loạn tiền đình
- Sử dụng thuốc để điều trị những triệu chứng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình chính là bệnh lý gặp phải ở nhiều người tuy nhiên những triệu chứng lại khá giống với những vấn đề sức khỏe khác, vì thế thường không được chữa trị kịp thời nên có ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc người bệnh.
Làm thế nào để có thể phát hiện được tiền đình? Hãy tìm hiểu qua bài chia sẻ “Triệu chứng rối loạn tiền đình là gì? Điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao?”
Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Tiền đình chính là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở vị trí sau tai, tiền đình giữ vai trò thăng bằng, duy trì tư thế, chúng hoạt động phối hợp với các bộ phận cử động trong cơ thể: thân, mắt, tay, chân…
Rối loạn tiền đình chính là những rối loạn tắc nghẽn trong quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não khu vực tai trong và quan trọng là gây tổn thương não.
Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện ở mọi người, tuy nhiên phổ biến nhất phải kể đến những đối tượng trên 65 tuổi.
Những triệu chứng của rối loạn tiền đình là gì?
Mỗi người sẽ có cơ địa khác nhau, chính vì thế thể hiện của bệnh tiền đình với mỗi người cũng vì thế mà khác. Tuy nhiên phổ biến nhất có thể có những triệu chứng dưới đây:
- Chóng mặt chính là chứng điển hình nhất, bệnh nhân sẽ cảm thấy chóng mặt, đầu óc quay quay nhất là khi đứng lên ngồi xuống đột ngột.
- Buồn nôn, nôn rất nhiều.
- Ngất, có khi mất ý thức
- Bệnh nhân bị tiền đình có khả năng thăng bằng rát kém, khó khăn hơn khi đi lại.
- Sợ ánh sáng, rất nhạy cảm với tiếng động.
- Mệt mỏi, mất tập trung, mắt mờ, chân tay tê bì, hay run, cơ thể suy nhược.
- Ở một số trường hợp có thể dẫn đến mất thính lực.
Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình được chia làm 2 loại, mỗi loại có những nguyên nhân riêng biệt, cụ thể như sau:
Rối loạn tiền đình ngoại biên
Biểu hiện rõ nhất của loại bệnh này đó chính là chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây chính là dạng bệnh lành tính, chỉ gây khó chịu cho người bệnh khi sinh hoạt.
Những trường hợp nặng hơn không thể tự đi đứng được, kéo theo đó là những cơn ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung….
Rối loạn tiền đình ngoại biên do những nguyên nhân chính như sau:
- Viêm dây thần kinh tiền đình: Virus zona thần kinh, thủy đậu, quai bị… giật lên dây thần kinh tiền đình.
- Rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, suy giáp.
- Viêm tai giữa
- Hội chứng Meniere: Phù nề vùng tai trong
- Nguyên nhân do chấn thương, dị dạng tai trong
- U dây thần kinh số VIII.
- Do những tác dụng phụ của thuốc, rượu, ma túy, hoặc những chất kích thích khác
- Do say tàu xe
- Do chứng song thị.
Rối loạn tiền đình trung ương
Đây chính là những bệnh lý thường gặp với những biểu hiện chính là tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, những người đi đứng khó khăn, thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, nặng hơn có thể kèm theo nôn ói.
Rối loạn tiền đình trung ương có nguyên nhân là do tổn thương tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não, mà nguyên nhân có thể là do xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ.
Những nguyên nhân chính gây rối loạn tiền đình trung ương
- Thiểu năng tuần hoàn sống nền
- Do tụt huyết áp tư thế
- U, nhồi máu cơ tim
- Hội chứng Wallenberg
- Nhức đầu
- Giang mai thần kinh
- Rối loạn tiền đình trung ương do xơ vữa động mạch
- Thoái hóa đốt cột sống
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Ở giai đoạn nhẹ, rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu nặng có thể dẫn đến một số vấn đề như sau:
- Đột quỵ
- Biến chứng mất thính lực
- Mất tập trung trong công việc, nguy hiểm khi đi lái xe, hoặc làm việc cần sự tập trung cao.
tâm lý bực tức, nóng giận
Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiền đình?
Những đối tượng có thể mắc triệu chứng rối loạn tiền đình phải kể đến:
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi càng có nguy cơ bị các bệnh lý chóng mặt, choáng váng, đặc biệt đối với người già thường khó thăng bằng nên di chuyển hay bị ngã.
- Người có tiền sử bị chóng mặt: Nếu bạn đã từng bị chóng mặt thì cũng có nguy cơ cao bị chóng mặt trong tương lai. và tái đi tái lại nhiều lần.
- Do môi trường làm việc quá ồn ào, thời tiết khó chịu khi chuyển mùa.
- Những người thường xuyên bị căng thẳng đầu óc cũng có nguy cơ bị tiền đình cao, ngoài ra giới tính cũng có ảnh hưởng nhiều đến rối loạn tiền đình.
Điều trị triệu chứng rối loạn tiền đình
Những phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình
Đầu tiên bác sĩ sẽ chẩn đoán ban đầu bằng cách hỏi về những tiền sử mắc bệnh, ngoài ra bạn cũng sẽ được chẩn đoán qua một số những xét nghiệm dưới đây:
- Điện ký rung giật nhãn cầu: Đây chính là quy trình gồm những xét nghiệm điện và sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da quanh mắt, mực đích nằm đo sự chuyển động của mắt, phương pháp này đánh giá những rối loạn chức năng tiền đình hay những vấn đề thần kinh.
- Những xét nghiệm xoay vòng: Là phương pháp thứ hai thường để xét nghiệm đánh giá hoạt động của mắt và tai trong.
- Đo âm ốc tai: Xét nghiệm này dùng để phát hiện âm ốc tai cung cấp thông tin và các tế bào lông chuyển trong ốc tai làm việc có tốt không.
- MRI: Chụp cộng hưởng để tạo ra những hình ảnh cắt ngang, các mô cơ thể nhằm phát hiện những khối u, tai biến… và tổng hợp những bất thường có thể gây nên rối loạn tiền đình.
Điều trị rối loạn tiền đình bằng cách nào?
Tùy vào bệnh sử, cơ địa của mỗi người mà có cách điều trị khác nhau, bạn có thể sẽ được tư vấn sử dụng những biện pháp dưới đây:
- Liệu pháp hồi phục chức năng tiền đình: là những liệu pháp áp dụng cho những bài tập phối hợp đầu, cơ thể và với mắt, đây chính là những bài tập để rèn não bộ nhằm nhận biết, xử lý một số những vấn đề về tiền đình.
- Tập thể dục: Bác sĩ hướng dẫn một số bài tập luyện để phù hợp với từng bệnh nhân nhằm phục hồi những chức năng của tiền đình.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Những thay đổi chế độ ăn uống sẽ thay đổi trong chế độ ăn uống có thể kiểm soát được một số bệnh lý nguy hiểm của triệu chứng rối loạn tiền đình.
Sử dụng thuốc để điều trị những triệu chứng rối loạn tiền đình
Viên Nén Tiền Đình Khang Kigona- Không Lo Rối Loạn Tiền Đình
- Viên nén Tiền Đình Khang Kigona giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của rối loạn tiền đình: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, nặng đầu, khó tập trung
- Giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của rối loạn tiền đình: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, nặng đầu, khó tập trung, đặc biệt khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc từ ngồi sang đứng.
- Giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của rối loạn tiền đình nặng: choáng váng, nôn, ói kéo dài, ù tai, giảm thính lực.
- Giúp tăng cường lưu thông máu vùng tiền đình.
- Giúp làm bền thành mạch, phòng cục máu đông, mảng xơ vữa động mạch , ngăn chặn cơn tai biến mạch máu não.
Thuốc Chống Say Tàu Xe, Rối Loạn Tiền Đình Cinnarizin (25mg)
Cinnarizin 25mg phòng say tàu xe. Rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn trong bệnh Meniere.
Phòng say tàu xe. Rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn trong bệnh Meniere.
Viên Uống Blackmores Reme-D 60 Viên Của Úc
- Viên uống Blackmores Reme-D được kết hợp giữa hoạt chất từ lá cây Feverfew và vitamin nhóm B (B2, B6, B9, B12) hỗ trợ cải thiện đau nửa đầu, rối loạn tiền đình và các vấn đề liên quan như buồn nôn và nôn khi uống.
- Viên uống Blackmores Reme-D hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình, đau nửa đầu.
- Hỗ trợ cải thiện tần suất đau nửa đầu nhẹ khi sử dụng thường xuyên.
- Hỗ trợ cải thiện suy giảm chức năng não bộ.
Lời kết:
Như vậy, trên đây là tổng hợp những kiến thức về “Triệu chứng rối loạn tiền đình là gì? Điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao?” hy vọng bài chia sẻ cung cấp đến bạn thông tin mới mẻ và hữu ích.
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...