- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị
U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị
U nang buồng trứng là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Nhiều chị em lo lắng không biết khối u có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không.
Thông thường, chị em thường phát hiện mình bị u nang buồng trứng khi đi khám phụ khoa và được siêu âm phụ khoa. Kích thước khối u phụ của từng người khác nhau. Nhiều chị em lo lắng mắc u nang buồng trứng có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
U nang buồng trứng là gì?
Bệnh u nang buồng trứng (Ovarian cysts) là túi chứa dịch lỏng nằm ở trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Đây là bệnh lý phụ khoa phổ biến, chiếm khoảng 3,6% các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, chỉ đến khi khối u phát triển lớn và gây cảm giác chướng bụng, bụng to hơn thì nhiều người mới phát hiện.
Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng.
U nang buồng trứng có thể ảnh hưởng một bên buồng trứng hoặc cả hai buồng trứng cùng lúc.Những khối u kích thước nhỏ không gây ảnh hưởng hay khó chịu gì. Tuy nhiên một số khối u nang có thể gây triệu chứng nặng và tác động xấu đến sức khỏe. Thống kê cho thấy có đến 90% là khối u lành tính (không gây ung thư) và 10% khối u phát triển thành ác tính.
Nguyên nhân u nang buồng trứng
- Phụ nữ mang thai có thể xuất hiện u nang tự nhiên ở giai đoạn đầu thai kỳ để hỗ trợ cho bào thai cho đến khi nhau thai được hình thành. Tuy nhiên, nang cũng có thể xuất hiện cho đến hết thai kỳ.
- Vấn đề về hormon, nội tiết tố
- Suy giảm chức năng tuyến giáp
- Sử dụng thuốc tránh thai
- Sử dụng thực phẩm có thêm hormone tăng trưởng
- Nhiễm trùng vùng chậu và một số bệnh lý liên quan khác
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng:
- Người phụ nữ đã từng bị sảy thai dễ mắc u nang buồng trứng hơn
- Stress hoặc béo phì
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Triệu chứng bệnh u nang buồng trứng
Đau vùng chậu, thắt lưng hoặc đùi
Phụ nữ mắc u nang buồng trứng thường cảm thấy các cơn đau vùng chậu, dọc thắt lưng, đôi khi lan xuống đùi. Lý do là bởi những khối u chèn ép lên các cơ quan và hoặc các dây thần kinh chạy dọc sau xương chậu.
Đau tức bụng dưới
Kích thước khối u trong buồng tử cung tăng lên khiến người bệnh có cảm giác chướng bụng, khó chịu, bụng to và căng hơn. Nếu kèm theo các biểu hiện như đầy hơi, nôn hoặc buồn nôn thì đó có thể đó là dấu hiệu cảnh báo các khối u ác tính không vỡ, dễ biến chứng gây nhiễm trùng và ung thư hoại tử.
Đi tiểu liên tục
Nếu khối u chèn ép lên bàng quang và các cơ quan khác của hệ bài tiết thì người bệnh sẽ bị rối loạn tiểu tiện. Triệu chứng là thường xuyên buồn tiểu, nhu cầu đi tiểu nhiều hơn nhưng khi tiểu lại có cảm giác đau buốt, bứt rứt.
Đau khi quan hệ tình dục
Khi dương vật thâm nhập vào bên trong buồng tử cung có thể tác động đến khối u gây cảm giác đau đớn cho nữ giới. Nếu bạn thấy cảm giác đau ở một bên khi giao hợp so với bên còn lại thì hãy sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Sự chủ quan hoặc nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác có thể khiến tình trạng nguy hiểm hơn, nghiêm trọng nhất là vỡ khối u.
Một số triệu chứng khác
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
- Tăng cân không rõ nguyên nhân
- Chảy máu âm đạo
- Căng tức ngực
U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng có hai loại là u nang cơ năng và u nang thực thể. U nang buồng trứng cơ năng thường là u lành tính, có thể tự biến mất mà không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng gì. Trái lại, u nang buồng trứng thực thể thường diễn tiến chậm, âm thầm qua nhiều năm, người bệnh rất khó nhận biết được. Chỉ đến khi các triệu chứng rõ rệt cũng là lúc khối u đã to và chèn ép vào nội tạng, các cơ quan xung quanh. Trường hợp bệnh u nang buồng trứng nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
Xoắn u nang
Những khối u có cuống dài, không dính dễ bị xoắn làm cản trở tuần hoàn máu. Người bệnh sẽ thấy đau bụng dữ dội,cơn đau xuất hiện liên tục, có thể buồn nôn, nôn, đôi khi choáng vì đau.
Vỡ nang
Khi lượng dịch trong khối u quá lớn sẽ dẫn đến vỡ u nang. Bệnh nhân mắc u nang buồng trứng thấy đau bụng đột ngột, đau liên tục, hạ vị và hai hố chậu ấn đau, có phản ứng. Một số trường hợp vỡ nang gây chảy máu trong, bệnh nhân có thể choáng mất máu.
Chèn ép các tạng xung quanh
Đây là biến chứng nguy hiểm khi khối u đã phát triển lâu, kích thước lớn gây chèn ép bàng quang, trực tràng, niệu quản,...gây tiểu rắt, táo bón, ứ nước bể thận. Những khối u nang buồng trứng rất lớn có thể chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây tuần hoàn bàng hệ, phù hai chi dưới, cổ trướng.
Điều trị u nang buồng trứng
Với u nang buồng trứng cơ năng (u lành tính) không cần điều trị, khối u sẽ tự biến mất sau khoảng 8 - 12 tuần. Với u nang buồng trứng thực thể, người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ khối u. Phẫu thuật thường được chỉ định nếu bệnh nhân có:
- Khối u nang phức tạp
- Khối u nang gây ra các triệu chứng
- Khối u nang lớn hơn 6 cm
- Bệnh nhân đã mãn kinh hoặc gần mãn kinh
Hầu hết các khối u được cắt bỏ bằng phương pháp phẫu thuật nội soi, ít gây đau đớn và phục hồi nhanh. Đối với những khối u đặc biệt lớn có khả năng tiến triển thành ung thư, bác sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh thực hiện phẫu thuật mổ mở để dễ dàng tiếp cận với khối u.
Lời kết
U nang buồng trứng đa số là lành tính nhưng cũng không loại trừ trường hợp những khối u phát triển lớn, chèn ép các cơ quan và gây biến chứng nguy hiểm. Chị em phụ nữ nên chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh lý này để dự phòng bệnh tốt nhất.
Nguồn tham khảo:
- https://www.cancer.gov/types/uterine/patient/endometrial-treatment-pdq
- https://www.cancer.org/cancer/endometrial-cancer/about/what-is-endometrial-cancer.html
- https://www.acog.org/womens-health/faqs/endometrial-cancer
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...