- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Ung thư gan: nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
Ung thư gan: nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
Đa số người mắc ung thư gan thường phát hiện bệnh khi đã chuyển nặng làm giảm cơ hội sống và khó điều trị thành công. Căn bệnh này rất nguy hiểm nên chúng ta cần hiểu rõ về nó, gồm cả nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.
Ung thư gan là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trong tổng số các loại ung thư. Mỗi năm, trên thế giới có gần 90.000 ca ung thư gan mới. Hầu hết bệnh nhân chỉ phát hiện khi tình trạng bệnh đã chuyển nặng, làm giảm cơ hội điều trị và thời gian sống. Bởi vậy, chúng ta không nên chủ quan mà cần tìm hiểu và nhận biết sớm dấu hiệu ung thư gan.
Ung thư gan là gì?
Ung thư gan gồm ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát.
Ung thư gan nguyên phát
Bệnh này xảy ra khi các tế bào gan trở nên bất thường, tăng trưởng không kiểm soát, ảnh hưởng đến chức năng gan. Có thể tập hợp lại với nhau thành khối u ác tính, lan rộng sang các vùng khác của gan, xâm lấn tới các mô lân cận và theo máu, hệ bạch huyết di căn tới những cơ quan bên ngoài gan, xa hơn trên cơ thể. Ung thư gan nguyên phát gặp ở 80% bệnh nhân.
- Ung thư tế bào gan (HCC)
- Ung thư tế bào gan xơ dẹt là những khối u có nguồn gốc từ tế bào gan
- Ung thư biểu mô đường mật có nguồn gốc từ tế bào đường mật
- Ung thư hỗn hợp (Cholangio hepatocarcinoma)
Ung thư gan thứ phát
Ung thư gan thứ phát hay còn gọi là ung thư gan di căn. Gan xuất hiện khối u do các tế bào ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể lây lan sang. Những khối u nguyên phát có thể lây lan từ vú, phổi, túi mật, đại tràng, tuyến giáp, các cơ quan sinh dục – tiết niệu.
Ung thư gan khiến gan suy giảm chức năng, không thể thực hiện các hoạt động: sản xuất mật, hỗ trợ quá trình đông máu, lọc máu, hấp thu và chuyển hóa các chất trong cơ thể, lưu trữ vitamin và khoáng chất,... dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cơ thể.
Các giai đoạn ung thư gan
Giai đoạn I
Khối u nằm đơn độc trong gan và chưa lan sang các hạch bạch huyết lân cận, cơ quan hoặc vị trí khác.
Giai đoạn II
Có một số khối u nhỏ tồn tại trong gan hoặc một hay nhiều khối u đã chạm đến mạch máu. Mỗi khối u đều nhỏ hơn hoặc bằng 5cm (2 inch). Ung thư chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết lân cận hay các vùng ngoài gan.
Giai đoạn III
- Giai đoạn III A: Giai đoạn này có nhiều hơn 1 khối u, và ít nhất có một khối u > 5cm
- Giai đoạn IIIB: Có nhiều khối u lớn hoặc một khối u đã xâm lấn vào một nhánh tĩnh mạch chính của gan.
- Giai đoạn IIIC: Một khối u phát triển vào cơ quan lân cận (ngoài túi mật), hay một khối u đã xâm lấn đến lớp vỏ bao quanh gan.
Khối u chưa xâm lấn tới hạch bạch huyết lân cận hay di căn xa.
Giai đoạn IV
- Giai đoạn IVA: Khối u gan bất kể kích thước hay số lượng đã phát triển vào các mạch máu hay cơ quan lân cận. Ung thư đã lan đến các mạch máu hay hạch bạch huyết lân cận. Ung thư chưa di căn xa.
- Giai đoạn IVB: Ung thư đã di căn, có nghĩa là nó đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể
Nguyên nhân ung thư gan
Bệnh ung thư gan có thể khởi phát do những nguyên nhân sau đây:
Xơ gan
80% ung thư gan xuất hiện trên nền xơ gan. Gan có nhiều mô sẹo khiến nó phải tự chữa lành bằng cách tạo ra nhiều tế bào mới. Càng nhiều tế bào mới sản sinh thì nguy cơ đột biến và hoạt động bất thường càng lớn.
Viêm gan B, viêm gan C
Gan nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C khiến gan bị tổn thương. Hầu hết người bệnh đều không phát hiện dấu hiệu ngay từ giai đoạn đầu. Đến khi bệnh chuyển sang ung thư gan, xơ gan thì mới có những triệu chứng rõ ràng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi 100 người bị nhiễm virus viêm gan C thì sẽ có 1 - 5 người tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan.
Rượu, bia, chất kích thích
Khi sử dụng rượu bia, 90% lượng cồn sẽ đi thẳng đến gan. Các tế bào gan phải hoạt động “hết công suất” để xử lý và khử độc. Dần dần dẫn đến quá tải, phá hủy tế bào gan và gây ung thư gan.
Các yếu tố khác
- Sử dụng thuốc tránh thai kéo dài
- Chất Aflatoxin của nấm Aspergillus trong các loại thực phẩm bị mốc như lạc, đỗ,...
- Yếu tố di truyền: những người có tiền sử gia đình bị ung thư gan (cùng huyết thống) cũng có nguy cơ ung thư gan cao hơn
- Tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và các loại hóa chất độc hại khác
Dấu hiệu ung thư gan
Mệt mỏi
Mệt mỏi là dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu. Nếu bạn thấy cơ thể mệt mỏi kéo dài mà không đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến suy giảm chức năng gan thì rất có thể bạn đang bị bệnh. Đây là triệu chứng điển hình nhất.
Vàng da
Vàng da không phải là một loại bệnh mà là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý khác, đặc biệt là vấn đề về gan. Chức năng gan suy giảm gây tích tụ bilirubin (sắc tố mật – chất thải được tạo ra khi tế bào hồng cầu phân hủy) gây vàng da.
Nước tiểu sẫm màu
Màu sắc của nước tiểu thay đổi từ màu vàng đậm đến nâu là do chức năng gan bị suy giảm, khiến mức bilirubin trong máu gia tăng. Tình trạng này đôi khi là ảnh hưởng của các loại thuốc nhưng nếu bạn đang không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà vẫn có dấu hiệu này thì hãy đi khám sớm nhé.
Rối loạn tiêu hóa
Gan là bộ phận đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Vì thế khi gan bị tổn thương, sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, hấp thụ và chuyển hóa thức ăn.
Chán ăn
Người mắc ung thư gan thường thấy cơ thể mệt mỏi, mất cảm hứng với đồ ăn, chán ăn, ăn không tiêu,...Do đó, nếu có dấu hiệu này thì cũng đừng chủ quan.
Đau và chướng bụng
Gan nằm ở phần bên phải của bụng. Ở giai đoạn đầu của bệnh, các tế bào ung thư có thể gây kích ứng và viêm gan, khiến gan bị sưng, nở to. Người bệnh sẽ thấy đau và chướng bụng, sưng bụng ở vùng gan. Tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng khi khối u phát triển về kích thước và số lượng.
Dịch ổ bụng
Dịch ổ bụng là một trong những dấu hiệu bệnh ung thư gan giai đoạn đầu. Bệnh nhân xuất hiện cảm giác đầy hơi, ợ chua, chướng bụng… và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Sút cân
Sụt cân là triệu chứng ung thư gan dễ nhận biết. Điều này dễ hiểu bởi gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi chức năng suy giảm sẽ khiến bệnh nhân bị sụt cân dù không thực hiện ăn kiêng hay áp dụng phương pháp giảm cân nào.
Ngứa
Người có chức năng gan suy giảm thường bị ngứa do lượng bilirubin trong máu tăng cao. Tình trạng ngứa da có thể không quá nghiêm trọng nhưng thường kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian. Ngứa xuất hiện ở một chỗ rồi lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể.
Triệu chứng như cảm cúm
Một số bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như cảm cúm gồm sốt, mệt mỏi, yếu cơ, đau đầu, ớn lạnh, toát mồ hôi,...Không ít người đã chủ quan với những triệu chứng này mà không đi khám sớm.
Chảy máu bất thường
Các tế bào ung thư tấn công gan gây rối loạn chức năng đông máu. Đặc biệt là đối với những người bị xơ gan. Từ đó dẫn đến chảy máu lợi (nướu) thường xuyên và xuất huyết dưới da một cách bất thường.
Tiêu chảy
Nếu bạn bị tiêu chảy trong thời gian dài mà không phải do vấn đề về dạ dày thì có khả năng đó là bệnh ung thư gan. Lý do là bởi các tế bào ung thư tạo ra một loạt các chất trong quá trình phân chia, kích thích và phóng to các tế bào gan dẫn đến việc tiết quá nhiều dịch ruột, gây tiêu chảy.
Biến chứng của bệnh ung thư gan
Bệnh nhân ung thư gan có thể gặp các biến chứng như
Suy gan
Gan bị tổn thương, không còn đảm bảo chức năng hoạt động. Các tế bào gan bị tổn thương nhiều dẫn đến suy gan.
Suy thận
Gan và thận là hai cơ quan đảm nhận nhiệm vụ đào thải độc tố cho cơ thể. Khi suy giảm chức năng gan thì thận phải hoạt động nhiều hơn để đảm nhận nhiệm vụ của gan. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy thận, khiến cơ thể tích tụ các chất độc hại nên rất nguy hiểm với bệnh nhân.
Di căn
Di căn là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh ung thư gan. Các tế bào ung thư và khối u đã lan đến nhiều vị trí và cơ quan trong cơ thể. Hầu hết việc điều trị di căn không có kết quả, chỉ nhằm mục đích kéo dài sự sống và giảm bớt triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.
Chẩn đoán ung thư gan
Chẩn đoán ung thư gan dựa vào:
Xét nghiệm máu
Alpha – fetoprotein (AFP). AFP tăng cao là dấu hiệu nghi ngờ lớn về bệnh ung thư gan. Ngoài AFP, xét nghiệm khác cũng có thể được dùng để phát hiện ung thư gan là DCP (Des – gamma – carboxyprothrombin) hay còn gọi là PIVKA – II cũng có độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán ung thư gan.
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp MRI hoặc CT có thể cung cấp hình ảnh rõ ràng về kích thước, vị trí, số lượng, liên quan của u gan với và các thành phần quan trọng khác trong gan (mạch máu, đường mật) cũng như sự lây lan của ung thư.
Ngoài ra còn giúp đánh giá tình trạng di căn tại gan, ngoài gan của ung thư gan. Tuy nhiên với các tổn thương kích thước nhỏ (< 1cm) thường khó đánh giá tính chất.
Sinh thiết gan
Một mẫu mô khối u nhỏ được phân tích. Kết quả cho chính xác nhất tính chất của khối u là ung thư hay không ung thư. Nếu sinh thiết dương tính sẽ cho chẩn đoán xác định ung thư gan. Nếu sinh thiết âm tính sẽ khuyến cáo thăm khám lại bằng chẩn đoán hình ảnh, thậm chí sinh thiết lại sau khoảng thời gian 2 – 3 tháng.
Phương pháp chẩn đoán khác
Một số phương pháp chẩn đoán ung thư gan khác như:
- Xét nghiệm viêm gan siêu vi: Kiểm tra viêm gan B và C.
- Thám sát nội soi: bệnh nhân được gây mê toàn thân hoặc cục bộ. Bác sĩ sẽ chèn một ống dài, linh hoạt với một camera gắn qua vết cắt ở bụng. Camera tất cả cho phép bác sĩ nhìn thấy gan và khu vực xung quanh.
Điều trị ung thư gan
Tùy vào mức độ tổn thương gan và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà có những phương pháp điều trị ung thư gan phù hợp.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn ung thư gan quan trọng nhất và thường được khuyến cáo là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân nếu còn chỉ định. Bác sĩ sẽ loại bỏ khối u để tránh ung thư gan lan rộng.
Ghép gan
Bệnh nhân được thay thế gan lành từ người cho sống hoặc người chết não. Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp có u gan không còn khả năng cắt bỏ.
Phá hủy u tại chỗ
Phá hủy u tại chỗ là phương pháp hiện đại giúp phá hủy mô ung thư mà không cần phẫu thuật. Cơ chế chung là dùng nhiệt hoặc các chất gây chết tế bào ung thư:
- Đốt u bằng sóng cao tần (RFA), vi sóng (MWA).
- Tiêm cồn tuyệt đối qua da (PEI).
- Áp lạnh (Cryotherapy).
Phương pháp này thường chỉ định cho các khối u nhỏ (< 3cm), thường được làm dưới hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đặc biệt là siêu âm.
Nút hóa chất động mạch gan (TACE)
Bác sĩ sẽ luồn dụng cụ vào đến nhánh động mạch gan cấp máu cho khối u. Sau đó bơm vật liệu nút mạch kèm hóa chất gây tắc mạch đó để ngăn chặn nguồn cấp máu đó cho khối u. Khối u sau đó sẽ bị thiếu máu và hoại tử dần.
Xạ trị
Xạ trị là sử dụng các chùm tia có năng lượng cao (tia phóng xạ) tác động vào khối u, giúp tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Liều lượng tia phóng xạ được đong đếm thận trọng phù hợp với bệnh nhân. Một số loại xạ trị đang được nghiên cứu và áp dụng gồm xạ trị dùng hạt vi cầu phóng xạ Yttrium – 90, xạ trị proton,…
Hóa trị
Hóa trị là sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể dùng đường uống, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, hoặc bơm chọn lọc vào nhánh động mạch gan cấp máu cho khối u khi làm tắc mạch. Hóa trị có thể làm ảnh hưởng đến cả tế bào lành và gây ra một số biến chứng tạm thời như mệt mỏi, rụng tóc, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…
Điều trị nhắm trúng đích
Điều trị nhắm trúng đích thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị kể trên không thể áp dụng. Có nhiều loại thuốc điều trị đích hiện nay đã được sử dụng hoặc đang nghiên cứu phát triển. Trong đó Sorafenib (Nexavar) đang được sử dụng rộng rãi.
Dinh dưỡng với bệnh nhân ung thư gan
Thực phẩm nên ăn
Trái cây và rau quả tươi
Trái cây và rau quả tươi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Đồng thời có chứa chất xơ giúp chống táo bón và chất chống oxy hóa, cải thiện các vấn đề sức khỏe khác.
- Một số loại trái cây tốt cho bệnh nhân ung thư gan: dâu tây, cam, ớt chuông đỏ,...
- Một số loại rau củ: bí, cà rốt, bắp cải, bông cải xanh,...
Sữa và sữa chua
Sữa và sữa chua làm giảm khả năng phát triển bệnh ung thư gan, cung cấp dinh dưỡng và nguồn lợi khuẩn, tốt cho sức khỏe. Cùng với đó giúp người bệnh nhanh phục hồi thể trạng.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc như bánh mì, gạo, mì là những carbohydrate quan trọng cung cấp cho cơ thể, giúp sản sinh glucose - nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào. Một số ngũ cốc được khuyên dùng cho người mắc ung thư gan là gạo lứt, yến mạch, ngô, vừng…
Thực phẩm ít chất béo
Thực phẩm ít chất béo giúp tiêu hóa dễ dàng, giúp gan và thận không bị quá tải khi làm việc. Một số thực phẩm ít chất béo nên dùng: các loại hạt, dầu ô liu và dầu hạt cải dầu thực vật, các loại đậu,...
Thịt trắng
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thịt trắng thay cho thịt đỏ sẽ giúp cơ thể chống chọi với bệnh ung thư gan tốt hơn. Một số loại thịt trắng là cá, thịt ngan, gà, vịt,...Đặc biệt, thịt cá chứa omega-3, omega-6 có tác dụng giúp phòng chống ung thư vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, cần nhớ khi chế biến nên hấp hoặc luộc để hạn chế dầu mỡ và dễ tiêu hóa.
Trà
Trà xanh và đen là một nguồn polyphenols, một nhóm các chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn chặn sự phân chia và di căn của các tế bào ung thư. Những chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường bảo vệ và ngăn ngừa ung thư phổi, trực tràng, đại tràng, dạ dày và ung thư gan. Trà xanh cung cấp nhiều lợi ích hơn so với trà đen, và cả hai đều vượt trội so với các loại trà thảo dược.
Thực phẩm nên tránh
Thực phẩm giàu chất béo
Sử dụng thực phẩm giàu chất béo khiến gan phải hoạt động nhiều, “mệt mỏi” trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó, người bệnh nên hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ như bánh ngọt, đồ ăn nhanh, khoai tây chiên,...
Thực phẩm giàu protein
Gan bị tổn thương và suy giảm chức năng khiến protein không được xử lý đúng cách, có thể làm tích tụ các chất thải độc hại ở gan và cơ thể. Vì thế sẽ làm các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn.
Người mắc ung thư gan vẫn cần đáp ứng nhu cầu cung cấp protein cho cơ thể nhưng ở mức độ vừa phải. Các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên sử dụng protein trong thực vật từ đậu nành để thay thế cho các thực phẩm đặc biệt giàu protein có nguồn gốc động vật. Cùng với đó cần tránh các loại đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích, thịt hun khói...
Thực phẩm có lượng muối cao
Hàm lượng muối trong cơ thể quá cao sẽ làm tích tụ dịch trong gan. Do đó, bệnh nhân ung thư gan nên tránh ăn nhiều muối, bao gồm muối ăn hàng ngày, muối đóng gói, bánh ngọt và bánh nướng. Khi chế biến thức ăn nên nêm nếm nhạt.
Rượu, bia, thực phẩm chứa cafein và cồn
Những thực phẩm, thức uống này không hề tốt cho cơ thể, kể cả với người khỏe mạnh bình thường. Vì thế bệnh nhân ung thư gan càng cần tránh để không khiến cơ thể bị quá tải và tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Phòng bệnh ung thư gan
- Tiêm vắc xin ngừa viêm gan B, viêm gan C
- Duy trì lối sống lành mạnh: có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thể theo với cường độ phù hợp để nâng cao thể lực, tăng cường sức khỏe
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá
- Giữ cân nặng ổn định vì thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm mỡ, xơ gan gián tiếp gây ung thư gan
- Điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn: bệnh tiểu đường và bệnh hemochromatosis
- Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên mỗi 6 tháng/lần bằng siêu âm, xét nghiệm máu để tầm soát ung thư
- Tránh tiếp xúc với môi trường, hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan
Sản phẩm hỗ trợ thải độc, tăng cường chức năng gan
Viên uống Milk Thistle Extract
Ưu điểm nổi bật
- Viên uống Milk Thistle Extract hỗ trợ chức năng gan
- Thích hợp sử dụng cho cả nam và nữ
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn nhọt, nóng trong, mề đay.
- Hỗ trợ giải độc gan,thanh nhiệt cơ thể.
- Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ giảm đau bụng, khó chịu, giúp ăn ngủ ngon
- Chiết xuất thành phần thiên nhiên lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Liều dùng và cách dùng
Ngày 1 viên hoặc 2 viên uống cùng hoặc sau bữa ăn.
Giá bán của sản phẩm: 206.000đ/lọ 90 viên
Viên uống thải độc gan Swisse Liver Detox
Ưu điểm nổi bật
- Thải độc gan rất tốt, giúp thải các độc tố và làm thanh lọc cơ thể.
- Viên uống Swisse Liver Detox tăng cường chức năng gan
- Làm chậm quá trình lão hóa tế bào gan, hỗ trợ tái tạo tế bào gan mới
- Hỗ trợ điều trị những bệnh lý liên quan đến xơ gan, hoặc viêm gan.
- Tái tạo những tế bào đã bị hủy hoại, hỗ trợ kích thích sự tăng trưởng của tế bào gan để thay thế cho những tế bào đã bị hủy trước đó.
Liều dùng và cách dùng
Mỗi ngày uống 2 viên, trong hoặc ngay sau bữa ăn hoặc theo chỉ định của chuyên gia
Giá bán của sản phẩm: 348.000đ/lọ 120 viên
Viên uống thanh lọc, giải độc gan Liv 52
Ưu điểm nổi bật
- Viên uống Liv 52 giúp hỗ trợ thải độc mạnh, trung hòa các độc tố trong thức ăn, nước, không khí có hại cho hoạt động của gan, bảo vệ các tế bào gan
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho hệ miễn dịch, rất cần cho người suy nhược, già yếu, dễ bị cảm nhiễm, viêm da, mụn nhọt…
- Hỗ trợ kích thích tiêu hóa, biến dưỡng, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa và tăng hấp thu dưỡng chất, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, chậm tiêu, sình bụng, tiêu chảy cũng như táo bón…
- Hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, giúp nhuận trường, tránh ứ tắc đường ruột nên ngừa được viêm nhiễm, táo bón, trĩ.
Liều dùng và cách dùng
- Liều thông thường từ 1 - 3 viên/lần, ngày uống 2-3 lần sau khi ăn
- Người lớn: Uống 2-3 viên/lần, ngày 2-3 lần. Liều tối đa là 9 viên/ngày
- Trẻ em: Uống 1-2 viên / lần, ngày 2 lần. Liều có thể điều chỉnh theo thể trạng của người sử dụng, hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ
- Có thể dùng Liv 52 dài ngày để dài độc gan, bảo vệ sức khỏe
- Dùng được cho trẻ từ 10 tuổi trở lên với liều lượng nhỏ 1 viên/lần, ngày 2 lần
Giá bán của sản phẩm: 110.000đ/lọ 100 viên
Qua bài viết trên chắc bạn đã hiểu rõ về dấu hiệu ung thư gan cũng như những thông tin liên quan khác về bệnh. Hãy luôn quan tâm đến cơ thể và sức khỏe của mình bạn nhé!
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Ngô Hương
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...