- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Viêm gan B lây qua đường nào? Cần làm gì để phòng bệnh?
Viêm gan B lây qua đường nào? Cần làm gì để phòng bệnh?
Viêm gan B lây qua đường nào là điều không phải ai cũng biết. Chúng ta cần có kiến thức về căn bệnh này thì mới biết cách phòng tránh hiệu quả.
Theo thống kê, Việt Nam là nước có tỷ lệ người mắc viêm gan B cao nhất trên thế giới. Đây là căn bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng. Nhiều người không biết viêm gan B lây qua đường nào dẫn đến những hiểu nhầm tai hại. Vậy hôm nay hãy cùng Nhà Thuốc Sức Khỏe tìm hiểu về căn bệnh này để biết cách phòng chống hiệu quả bạn nhé!
Viêm gan B là gì?
Viêm gan siêu vi B (gọi tắt là viêm gan B) là bệnh do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Căn bệnh này không chỉ phổ biến ở riêng nước ta mà còn trên toàn cầu. Tại Việt Nam, trung bình cứ 8 người thì có 1 người nhiễm viêm gan B. Theo thống kê của WHO (Tổ chức Y tê Thế giới), toàn cầu có hơn 2 tỷ người đang nhiễm viêm gan B, gây tử vong cho khoảng 600.000 người - cao gấp 50 đến 100 lần so với số người tử vong vì HIV/AIDS.
Bệnh v
Giai đoạn phát triển bệnh viêm gan B
Viêm gan B cấp tính
Đây là giai đoạn khởi phát của căn bệnh này. Bệnh phát sinh đột ngột trong thời gian ngắn, có thể chưa đầy 6 tháng kể từ khi người bệnh nhiễm virus viêm gan B.
Triệu chứng:
- Mệt mỏi
- Sốt
- Nôn mửa
- Cảm cúm
- Chán ăn
- Suy giảm chức năng gan và hệ tiêu hóa
Viêm gan B mãn tính
Viêm gan B mãn tính là khi virus đã trú ngụ trong cơ thể người bệnh hơn 6 tháng. Bệnh tiềm ẩn lâu mà không có triệu chứng hay biểu hiện gì rõ rệt. Đây là giai đoạn nguy hiểm của bệnh vì có thể biến chứng gây xơ gan và ung thư gan.
Viêm gan B lây qua đường nào?
Rất ít người trong chúng ta có hiểu biết về căn bệnh này. Nhiều người nhầm lẫn viêm gan B lây qua đường thở, tiếp xúc tay chân,...Tuy nhiên, những điều này hoàn toàn sai lầm. Vậy bệnh viêm gan B lây qua đường nào? Mỗi người cần có kiến thức về con đường lây bệnh thì mới có thể phòng tránh được.
Viêm gan B lây qua đường máu
Viêm gan B lây qua đường máu khi:
- Truyền máu
- Dùng chung xilanh
- Tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh qua vết thương hở
- Phẫu thuật, dùng chung dụng cụ phẫu thuật
- Tiêm chích
- Sử dụng các chế phẩm từ máu của người đã nhiễm bệnh
- Dùng chung các vật dụng như bàn chải đánh răng, dao cạo râu
- Lây qua các vết trầy xước, xỏ lỗ tai, xăm môi, xăm người với các vật dụng không vô trùng
Ngoài ra, virus HBV cũng được tìm thấy trong dịch âm đạo, tinh dịch, sữa, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân, dịch mật. Do vậy, nếu tiếp xúc với niêm mạc bị tổn thương hoặc các dịch này thì cũng có khả năng nhiễm bệnh.
Viêm gan B lây qua đường tình dục
Viêm gan B có khả năng lây nhiễm khi quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác giới mà không có biện pháp an toàn. Máu, dịch âm đạo, tinh dịch chứa virus từ người bệnh sẽ thâm nhập vào cơ thể. Trường hợp này thường xảy ra khi quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ với trai/gái bán dâm,...
Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con
Khi phụ nữ mang thai nhiễm virus này sẽ truyền sang bào thai và khiến thai nhi cũng nhiễm viêm gan B.
- Tỷ lệ lây nhiễm trong 3 tháng tháng đầu thai kỳ: 1%
- Tỷ lệ lây nhiễm trong 3 tháng tháng giữa thai kỳ: 10%
- Tỷ lệ lây nhiễm trong 3 tháng tháng cuối thai kỳ: 60 - 70%
Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể tăng lên 90% nếu không có biện pháp bảo vệ em bé ngay sau khi chào đời. Đó cũng là lý do Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm vắc xin phòng viêm gan siêu vi B cho trẻ sơ sinh ngay trong vòng 24h tính từ khi mới lọt lòng mẹ và bổ sung các mũi tiêm tiếp theo nhằm bảo vệ sức khỏe cho bé và tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Ngoài 3 con đường lây nhiễm chính là đường máu, đường tình dục và đường mẹ sang con thì viêm gan B còn có thể lây khi tái sử dụng kim tiêm và ống tiêm khi chăm sóc sức khỏe.
Giải đáp một số câu hỏi về con đường lây truyền viêm gan B
Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?
Mặc dù bệnh viêm gan B có khả năng lây nhiễm lớn qua việc sử dụng chung các vật dụng với người bệnh như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, chỉ nha khoa,...nhưng căn bệnh này lại không lây qua đường ăn uống hay tiếp xúc thông thường.
Chính vì vậy, việc cách ly hay ăn uống, sinh hoạt riêng với người bệnh là không cần thiết.
Viêm gan B có lây qua đường hô hấp không?
Viêm gan B không hề lây qua đường tiếp xúc thông thường như bắt tay, hắt hơi hoặc ho. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc môi mà cả hai người có những vết trầy xước ở môi hoặc mắc các bệnh về răng miệng khiến răng chảy máu thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Trường hợp này xếp vào lây truyền qua đường máu.
Viêm gan B có lây từ vợ sang chồng và ngược lại không?
Câu trả lời là có. Virus viêm gan B có trong chất dịch âm đạo và tinh dịch. Vì vậy nếu vợ chồng quan hệ không có biện pháp từ nguy cơ lây nhiễm chéo giữa 2 người là rất cao.
Đã từng nhiễm virus viêm gan B có bị nhiễm lại không?
Khi virus viêm gan B bị loại bỏ ra khỏi cơ thể bằng các loại thuốc hoặc vắc xin thì cơ thể sẽ tự sản sinh ra các kháng thể để tránh nhiễm bệnh trở lại. Vì vậy, hầu hết những người đã từng nhiễm viêm gan B và đã chữa khỏi sẽ không tái phát.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt là những người đã từng bị nhiễm bệnh ở thời thơ ấu vẫn bị nhiễm bệnh suốt đời và không bao giờ loại bỏ virus ra khỏi cơ thể.
Tiêm vắc xin viêm gan B có ngăn ngừa lây nhiễm hoàn toàn không?
Tiêm vắc xin viêm gan B là biện pháp được bộ Y tế khuyến khích để phòng ngừa lây nhiễm. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả lại phụ thuộc vào nồng độ kháng thể HbsAb trong máu. Nồng độ kháng thể tỷ lệ thuận với khả năng bảo vệ cơ thể không bị nhiễm virus.
Theo nghiên cứu:
- Nồng độ HbsAb < 10 mlU/ml không có khả năng bảo vệ
- Nồng độ HbsAb > 10 mlU/ml vẫn có khả năng bảo vệ
- Nồng độ HBsAg vượt 300 mlU/ml thì cơ thể có khả năng kháng virus tốt nhất.
Việc tiêm vắc xin viêm gan B chỉ có tác dụng phòng bệnh với những người chưa từng bị nhiễm virus. Nếu được tiêm phòng đầy đủ thì hiệu quả bảo vệ cơ thể của vắc xin có thể đạt khoảng 95% đối với trẻ em và người lớn. Với người trưởng thành trên 40 tuổi hiệu quả bảo vệ khoảng 90% và có thể kéo dài trong khoảng 15-20 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa mỗi người.
Cần làm gì để phòng bệnh viêm gan B?
Viêm gan B có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Căn bệnh này không có triệu chứng, biểu hiện rõ ràng mà thường khi phát hiện người bệnh đã chung sống với nó nhiều năm. Chính vì vậy, mỗi người cần biết cách phòng tránh để không bị lây nhiễm.
- Khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu và các chỉ số trong cơ thể
- Không dùng chung các vật dụng với người bệnh như bông tai, bàn chải, dao cạo,...
- Không tiếp xúc với máu hoặc các vết thương hở có chất dịch từ người nhiễm viêm gan B
- Quan hệ tình dục có biện pháp an toàn
- Không phẫu thuật, xăm cơ thể tại những đơn vị kém uy tín
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết viêm gan B lây qua đường nào cũng như cách phòng ngừa để tránh nhiễm bệnh. Hãy chú ý để tự bảo vệ bản thân bạn nh
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...