- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Phù Hợp Theo Từng Độ Tuổi
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Phù Hợp Theo Từng Độ Tuổi
Dinh dưỡng cho trẻ có ý nghĩa quan trọng, quyết định sức khỏe và thể trạng của trẻ, đặc biệt là giai đoạn đầu đời từ 0 - 6 tuổi. Bởi vậy, cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ với chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Trong 6 năm đầu đời, dinh dưỡng là yếu tố quyết định sự phát triển thể chất và hoàn thiện cấu trúc của não bộ. Theo các chuyên gia nhi khoa, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Do vậy, phụ huynh cần tìm hiểu để đáp ứng đúng, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bé.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp theo từng độ tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 - 6 tháng
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế, giúp xây dựng hệ thống miễn dịch và là tiền đề vững chãi cho sự phát triển của trẻ.
Giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên mẹ cần chia nhỏ cữ bú. Tùy cơ địa và nhu cầu của từng trẻ mà bé có thể cần bú từ 8 - 12 lần mỗi ngày. Khi trẻ 4 tháng tuổi, số lần bú có thể giảm xuống còn 4 - 6 lần mỗi ngày, tuy nhiên lượng sữa mẹ trong mỗi lần bú sẽ tăng lên.
Với những trẻ phải dùng sữa ngoài vì nguyên nhân bắt buộc nào đó thì nên bắt đầu với 57 – 85g sữa bột cho mỗi lần (tổng cộng khoảng 450 – 680g mỗi ngày) và dùng sữa thay thế khoảng 6 - 8 lần mỗi ngày. Khoảng thời gian trẻ 5 - 6 tháng tuổi, bên cạnh sữa là nguồn dinh dưỡng chính thì bạn có thể cho trẻ tập ăn dặm thêm những thức ăn lỏng.
Giai đoạn 6 - 12 tháng
Giai đoạn 6 - 12 tháng hệ tiêu hóa của bé đã phần nào hoàn chỉnh đầy đủ. Trẻ sẽ bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế ít đi (khoảng 3 - 5 lần/ngày). Thời điểm này, trẻ có thể ăn dặm những thực phẩm có nguồn gốc thực vật (các loại rau, đậu xanh, cà rốt,...) nấu chín và nghiền kĩ. Bé cũng đã có thể làm quen với tinh bột.
Từ 8-12 tháng tuổi, nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3-4 lần/ ngày. Ở độ tuổi này, cần bổ sung thêm các loại thịt hầm, thịt băm vào khẩu phần ăn của trẻ.
Giai đoạn 1 - 2 tuổi
Khi trẻ được 1 tuổi, nên tăng dần lượng thức ăn dặm, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Cùng với đó là nhu cầu dinh dưỡng đa dạng từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Cha mẹ nên bổ sung đầy đủ và cân bằng các nhóm chất từ thịt, trái cây, rau, bánh mì và hạt ngũ cốc và nhóm sữa nhằm giúp trẻ có đủ lượng vitamin và khoáng chất. Đặc biệt lưu ý những dưỡng chất như vitamin A giúp mắt sáng, inositol giúp phát triển thị lực, taurin giúp bảo vệ não, vitamin D giúp phát triển chiều cao…
Giai đoạn 2 - 4 tuổi
Ở giai đoạn này, hầu hết các bé đã mọc đủ răng và có thể ăn những thức ăn giống người lớn. Cha mẹ nên cho trẻ ăn cơm cùng gia đình để tạo thói quen ăn uống tốt và giúp trẻ hào hứng hơn. Bên cạnh 3 bữa chính thì bạn có thể cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều.
Thực phẩm được các chuyên gia gợi ý cho bữa phụ là sữa, trái cây, sữa chua,...sẽ bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa đồng thời cũng bổ sung vitamin và khoáng chất.
Giai đoạn 4 - 6 tuổi
Từ 4 - 6 tuổi, não bộ của trẻ phát triển 80% lúc được 2 tuổi và hoàn thiện 100% khi lên 6 tuổi. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 4 - 6 tuổi, cha mẹ cần chú ý bổ sung dưỡng chất để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí thông minh, vận động, giao tiếp và cảm xúc. Giai đoạn này, trẻ cần các chất như choline giúp tăng cường trí nhớ, tyrosin giúp trẻ nhanh nhạy tiếp thu điều mới, magie giúp chuyển hóa năng lượng cho não, vitamin D và canxi giúp phát triển chiều cao.
Nhóm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
Chất đạm
Chất đạm (protein) rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ. Cha mẹ hãy bổ sung chất đạm vào khẩu phần ăn của con thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, trứng,...Đồng thời cũng kết hợp nguồn đạm từ động vật và thực vật. Đáp ứng đủ protein giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển trí thông minh. Tuy nhiên lưu ý quá nhiều đạm sẽ gây gánh nặng cho gan, thận.
Chất béo
Chất béo là nhóm dinh dưỡng cần thiết, kích thích cảm giác ngon miệng và giúp trẻ hấp thu tốt các vitamin tan trong chất béo như vitamin E, D, A, K. Đặc biệt là omega 3 có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển thị lực và não bộ.
Canxi
Canxi giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ xương, răng của trẻ. Thiếu hụt canxi cũng gây ra nhiều hệ lụy như giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Do đó, mỗi ngày mẹ nên cung cấp canxi cho trẻ thông qua việc uống sữa bổ sung hoặc ăn những thực phẩm giàu canxi như đậu hũ, rau có màu xanh đậm, ngũ cốc,…
Vitamin và khoáng chất
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trong chế độ dinh dưỡng cho bé giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật, hỗ trợ hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể. Thiếu nhóm chất này khiến trẻ còi cọc, chậm lớn, hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp, nôn trớ, rối loạn giấc ngủ,...Vì vậy cha mẹ hãy lưu ý nhé.
Một số lưu ý trong chế độ ăn uống giúp con được khỏe mạnh
Bên cạnh những kiến thức cơ bản để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, cha mẹ cũng cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây để con khỏe mạnh, phát triển tốt nhất.
- Không bỏ bữa sáng: Bữa sáng đóng vai trò quan trọng cho hoạt động cả ngày của con. Nếu bữa sáng được cung cấp đủ giúp trẻ tập trung hơn cho các hoạt động, hạn chế tình trạng ăn vặt.
- Không ép con ăn quá no: Sai lầm lớn nhất của bố mẹ chính là luôn nghĩ rằng nếu trẻ ăn no sẽ giúp con hấp thu dinh dưỡng và mau lớn. Tuy nhiên việc ăn quá no sẽ gây ra hội chứng rối loạn ăn uống. Bé ăn vô tội vạ, ăn quá nhiều và vượt qua nhu cầu tự nhiên của cơ thể, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.
- Nên cho con ăn đúng giờ, đúng cách: Nhiều cha mẹ thường giữ tâm lý chiều con, để con ăn bất cứ giờ nào mà con thích. Điều này vô tình chung khiến trẻ lâm vào tình trạng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Hạn chế tối đa cho trẻ ăn vặt: Hậu hết trẻ nào cũng thích các món ăn vặt như bánh kẹo, nước ngọt, socola,... Nếu con ăn vặt thường xuyên, tiêu thụ lường đượng lớn khiến con dễ bị sâu răng, thậm chí mắc bệnh tiểu đường.
Làm cha mẹ ai cũng mong con yêu khôn lớn, phát triển khỏe mạnh. Muốn vậy bạn hãy nhớ xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ và phù hợp từng giai đoạn nhé. Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích!
BÀI VIẾT NÊN ĐỌC:
- Bảng Lượng Sữa Cho Bé Chuẩn
- Sữa Tăng Cân Cho Bé 1 Tuổi
- Những giải pháp hữu hiệu mẹ nên biết khi trẻ biếng ăn
- TOP 9+ Sữa Úc Tốt Cho Bé Được Mẹ Việt Tin Dùng
- TOP 7+ Sữa Phát Triển Trí Não Tốt Nhất Cho Bé Thông Minh, Nhanh Nhẹn
- TOP 5+ Sữa Non Colostrum Cho Bé Tốt Nhất
- Hướng dẫn những cách TĂNG ĐỀ KHÁNG cho trẻ tốt nhất
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...