- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Trẻ sơ sinh bị sốt sau tiêm phòng phải làm sao? Hướng dẫn chăm sóc trẻ an toàn
Trẻ sơ sinh bị sốt sau tiêm phòng phải làm sao? Hướng dẫn chăm sóc trẻ an toàn
Trẻ sơ sinh bị sốt sau khi tiêm phòng là phản ứng phụ điển hình mà hầu hết các bé đều gặp phải. Điều này khiến cha mẹ xót con và lo lắng vô cùng. Vậy trường hợp này phải chăm sóc trẻ như thế nào?
Tiêm phòng (tiêm vắc xin) là điều cần thiết để giúp trẻ phòng tránh một số loại bệnh. Sau khi tiêm, đa số các bé đều bị sốt. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, trẻ quấy khóc liên tục không chỉ khiến cha mẹ lo lắng và còn ảnh hưởng đến vùng hầu họng. Một số trường hợp hi hữu còn xuất hiện dấu hiệu bất thường. Lúc này, phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ cơ thể cũng như biết cách chăm sóc trẻ để giúp con hạ sốt nhanh.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt sau tiêm phòng
Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng
Hầu hết trẻ sơ sinh có phản ứng sốt sau khi tiêm phòng. Biểu hiện này có thể nhanh hay chậm tùy vào cơ địa và hệ miễn dịch của từng trẻ. Có thể sau 30 phút theo dõi trẻ không có biểu hiện quấy khóc hay tăng thân nhiệt nhưng một giờ hoặc vài giờ sau đó trẻ xuất hiện triệu chứng sốt, sốt nhẹ (thường kéo dài không quá 2 ngày) hoặc sốt cao, có thể lên tới 38 hoặc 39 độ C kèm theo tình trạng quấy khóc, bỏ ăn.
Mặc dù ít gặp nhưng vẫn có trường hợp sau khi tiêm ngày thứ 5 trẻ mới bị sốt. Chứng sốt muộn này thường xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi là bệnh quai bị.
Ngoài sốt thì một số triệu chứng khác thường gặp ở trẻ sơ sinh sau tiêm phòng như:
- Sưng, đỏ tấy tại vị trí tiêm
- Phát ban đỏ hoặc nổi mụn nước trên da
- Mẩn ngứa, mề đay
- Triệu chứng giả cúm: thân nhiệt bé tăng cao, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu..
- Rối loạn tiêu hóa nhẹ
Một số phản ứng nặng sau khi tiêm chủng, nếu có phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời:
- Sốc phản vệ
- Phản ứng quá mẫn cấp tính: thở khò khè, phù nề thanh quản, phát ban hoặc phù ở mặt, phù toàn thân
- Sốt cao liên tục (trên 38.5 độ C)
- Khóc thét không nguôi, dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét
- Co giật
- Áp xe: tại chỗ tiêm sờ thấy mềm hoặc bị dò dịch
- Nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới sốc nhiễm trùng
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sổt phải làm sao?
Vắc xin sau khi tiêm vào cơ thể trẻ sẽ có phản ứng. Đó là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Hiểu rõ điều này bố mẹ sẽ không quá bất ngờ và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trong trường hợp này.
Trước hết, bố mẹ cần theo dõi thân nhiệt của bé tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất trong 24 - 48 giờ. Nếu trẻ sốt cần hạ sốt cho trẻ bằng cách thực hiện những điều sau:
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên làm gì? Nhiệt độ cơ thể tăng cùng vùng da bị tại vị trí tiêm bị sưng khiến người bé đổ mồ hôi nhiều. Do đó, bạn nên thay quần áo khác cho con là những đồ thoải mái, rộng rãi để tránh mồ hôi không thoát được thấm ngược vào da khiến trẻ bị cảm lạnh. Nếu bé mang tã cũng nên thay tã thường xuyên, khoảng 6 giờ/lần dù tã chưa nặng.
Lau người cho trẻ bằng nước ấm
Trẻ sơ sinh bị sốt có nên tắm không? Khi trẻ bị sốt bạn tuyệt đối không tắm, không được lau người cho trẻ bằng nước lạnh vì sẽ gây co mạch. Thay vào đó, bạn hãy nhúng khăn mềm vào nước ấm rồi lau người, đặc biệt là tại hốc nách, cổ, bẹn, đùi,...sẽ giúp bé giảm thân nhiệt, dễ chịu và thoải mái hơn.
Nếu muốn tắm cho trẻ thì 4 - 6 tiếng sau khi tiêm phòng mới tắm, tránh nguy cơ nước tiếp xúc với vùng da bị viêm dẫn tới nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết. Khi trẻ tắm cần hạn chế chạm tới vùng da bị viêm.
Sử dụng miếng dán hạ sốt
Trẻ sơ sinh bị sốt bao nhiêu độ thì nên dùng miếng dán hạ sốt? Thông thường trẻ sốt từ 38 độ C trở lên bố mẹ cần tìm cách hạ thân nhiệt nhanh chóng cho trẻ.
Miếng dán hạ sốt là sản phẩm hỗ trợ đắc lực khi trẻ bị sốt vì tiêm phòng. Phụ huynh có thể sử dụng miếng dán hạ sốt Pigeon hoặc miếng dán hạ sốt Kobayashi Nhật Bản khá đơn giản và tiện lợi. Đây cũng là cách hạ sốt an toàn cho trẻ được nhiều người áp dụng.
Nhiều phụ huynh băn khoăn trẻ sơ sinh bị sốt uống thuốc gì, có nên uống thuốc không? Các chuyên gia khuyên rằng với trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ nên áp dụng các biện pháp hạ sốt thông thường, tránh lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Chườm ấm
Nếu trong nhà không có sẵn miếng dán hạ sốt thì bạn có thể thực hiện biện pháp thay thế là chườm khăn ấm cho con. Hãy nhúng khăn sữa vào nước ấm rồi vắt hơi ráo, đắp lên trán cho bé sơ sinh bị sốt sau tiêm phòng cũng giúp hạ sốt nhanh chóng và an toàn.
Tránh làm tổn thương vùng da vừa tiêm
Vùng da vừa tiêm rất nhạy cảm, thường bị sưng tấy và bầm tím hơn. Nếu vô tình tiếp xúc với các vi khuẩn hoặc bị dính bụi bẩn có thể dẫn với tình trạng nhiễm trùng rất nguy hiểm. Bởi vậy hãy tránh tiếp xúc với vùng da này, mặc đồ rộng rãi cho trẻ để tránh cọ xát.
Hơn nữa, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý không tự ý thoa thuốc hay sử dụng bất kỳ thứ gì đắp lên da cho trẻ. Nhiều mẹ thường truyền tai nhau rằng đắp chanh, khoai tây hay lòng trắng trứng lên sẽ giúp vùng tiêm giảm sưng tấy, nhanh hạ sốt hơn. Những phương pháp này không có căn cứ và có thể phản tác dụng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Cho trẻ bú nhiều hơn
Trẻ bị sốt cao, quấy khóc khiến cơ thể mất nước, chất chất điện giải gây mệt mỏi và làm suy giảm sức đề kháng. Nhất là với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa uống được nước hay đồ ăn dặm thì mẹ cần cho bé bú nhiều hơn.
Nguồn sữa của mẹ chính là nguồn cung cấp năng lượng và bù đắp lại những khoáng chất, vitamin mà trẻ thiếu hụt, giúp trẻ nhanh khỏe và hạ sốt an toàn. Vậy trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì? Mẹ nên bổ sung các thực phẩm như sữa chua, hoa quả họ cam quýt, uống nhiều nước để bé nhanh phục hồi.
Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn
Trẻ bị sốt, quấy khóc kèm theo nhiều phản ứng phụ khác khiến trẻ mệt mỏi. Vì thế bạn hãy cho bé nghỉ ngơi, cố gắng dỗ con ngủ nhiều hơn để phục hồi sức khỏe. Trẻ sơ sinh bị sốt có nên nằm điều hòa không? Cần lưu ý cho bé ngủ trong phòng kín thoáng đãng, yên tĩnh, tránh những nơi gió lộng. Nếu dùng quạt máy thì tránh để quá gần hay thổi thẳng trực tiếp vào người bé hoặc dùng điều hòa thì chỉnh ở mức nhiệt độ phù hợp.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt sau khi tiêm phòng
- Theo dõi thân nhiệt thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
- Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, với trẻ lớn nên cho trẻ uống nước nhiều hơn, có thể cho thức ăn lỏng dễ tiêu hóa ở trẻ đã ăn dặm…
- Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)
- Khi bế trẻ, tránh tì đè vào vết tiêm
- Không tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm
- Không đắp bất kỳ vật gì vào vị trí tiêm (lá cây, chanh, khoai tây...) vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
Vậy bạn đã biết trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao rồi chứ? Cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách để nhanh phục hồi sức khỏe.
Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Bé sơ sinh bị sốt trên 37 độ
- Sốt cao 39.5 độ C
- Có dấu hiệu co giật, tay chân lạnh ngắt, tím tái
- Thở khó, co lõm ngực
- Quấy khóc liên miên dù đã được dùng thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ sơ sinh
- Lừ đừ, trẻ bú kém, bỏ bú
- Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước lớn lan rộng
Trẻ sơ sinh bị sốt sau tiêm phòng là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể. Phụ huynh không nên lo lắng quá, cũng không được chủ quan. Bạn hãy chăm sóc trẻ đúng cách đồng thời áp dụng những phương pháp hạ sốt cho trẻ an toàn. Nếu trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng thì hãy đưa đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
MẸ CẦN BIẾT
- 7 Dấu Hiệu Trẻ Không Hợp Sữa Công Thức Mẹ Đổi Sữa Ngay Kẻo Nguy
- Vì sao trẻ sơ sinh khó ngủ và cách giúp trẻ ngủ ngon giấc
- TOP 7 Vitamin D3 Cho Trẻ Sơ Sinh Tốt Nhất Chuyên Gia Khuyên Dùng
- TOP 11 Sữa Cho Bé Sơ Sinh Được Triệu Mẹ Việt Tin Dùng
- [TỔNG HỢP]: Top 15 Vitamin Cho Bé Tốt Nhất Mẹ Bỏ Túi Ngay
- Top 10 Thuốc Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ Tốt Nhất Nên Dùng
- Top 10 Viên Uống Bổ Sung DHA Cho Trẻ Tốt Nhất. Review Và Cảm Nhận
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...