- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Triệu chứng đau dạ dày và nguyên nhân khởi phát
Triệu chứng đau dạ dày và nguyên nhân khởi phát
Không nắm rõ những triệu chứng đau dạ dày khiến nhiều người chủ quan và nhầm lẫn với những bệnh lý khác, dẫn đến biến chứng và hệ lụy nguy hiểm. Bởi vậy, nhận biết dấu hiệu điển hình của bệnh đau dạ dày và nguyên nhân khởi phát là điều cần thiết.
Đau dạ dày là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến với số lượng người mắc ngày càng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Căn bệnh này tác động tiêu cực đến việc ăn uống, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh, gây suy giảm sức khỏe và dẫn đến biến chứng, nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày.
Đa số mọi người đều chủ quan hoặc nhầm lẫn triệu chứng đau dạ dày với những biểu hiện bệnh lý khác. Điều này vô cùng nguy hiểm và gây ra những hệ lụy không mong muốn.
Đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử) là tình trạng dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau âm ỉ và cảm giác khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra có thể đi kèm các biểu hiện như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn,...Bệnh đau dạ dày có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh nhiều hơn trẻ em.
Dạ dày vốn là bộ phận quan trọng nhất của hệ tiêu hóa, tiếp nhận trực tiếp và xử lý, tiêu hóa thức ăn. Do vậy, môi trường dạ dày thường xuyên ẩm ướt khiến những tổn thương khó phục hồi. Cơn đau dạ dày có thể xuất hiện bất cứ khi nào, khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói, ngay cả khi làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng cũng bị đau.
Bệnh đau dạ dày làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra những bất tiện, tác động tiêu cực đến ăn uống và sinh hoạt. Tình trạng này kéo dài làm suy nhược cơ thể và còn ảnh hưởng đến cả sinh lý.
Nhận biết triệu chứng đau dạ dày
Đau thượng vị
Vùng thượng vị là vùng bụng kéo dài từ phần dưới của xương ức đến rốn. Đau thượng vị là dấu hiệu điển hình của bệnh đau dạ dày. Người bệnh cảm thấy nóng rát ở vùng thượng vị, cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, có thể lan sang vùng ngực hoặc ra phía sau lưng. Đau bụng vị trí trên rốn ngày càng tăng lên, đau khi quá no hoặc khi quá đói. Ngoài ra, mức độ cơn đau khác nhau ở từng người và còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
» Xem thêm: Nguyên nhân đau thượng vị và cách làm giảm cơn đau?
Khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng
Khi cơ thể có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hóa, sau khi ăn thấy đau bụng mức độ nhẹ thì bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm. Bởi lẽ đây là dấu hiệu dạ dày - cơ quan quan trọng nhất của hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
Tổn thương dạ dày khiến chức năng tiêu hóa bị rối loạn, thức ăn khó lên men và gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Người bệnh cảm thấy vị đắng hoặc chua khi thức ăn hoặc hơi lên tận trên họng nhưng chỉ lên nửa chừng đồng thời thấy đau ở vùng ức mũi hoặc sau xương ức. Điều này vô cùng khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống.
Nôn và buồn nôn
Đây là triệu chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày cấp, cộng với ợ chua, ợ nóng từ đó gây ra các biểu hiện khó chịu, nôn hoặc buồn nôn. Nôn nhiều dẫn đến tình trạng mất nước và chất điện giải trong dịch dạ dày. Trường hợp nặng hơn có thể là tụt huyết áp, trụy tim mạch. Người bệnh bị sút cân nhanh dẫn đến thiếu máu, phù nề.
Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng máu chảy ra khỏi thành mạch máu đi vào lòng ống tiêu hóa. Chảy máu tiêu hóa khiến người bệnh nôn ra máu tươi hoặc máu đen, đại tiện có máu. Cùng với đó là cảm giác choáng váng, hoa mắt, tụt huyết áp nếu bị mất máu cấp.
Dấu hiệu này rất nghiêm trọng, có thể là biểu hiện của bệnh lý loét dạ dày tá tràng, tĩnh mạch thực quản bị vỡ do bệnh gan, nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày. Người bệnh đau dạ dày bị chảy máu tiêu hóa nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.
Mệt mỏi, chán ăn
Những triệu chứng đau dạ dày xảy ra tác động tiêu cực đến việc ăn uống của người bệnh, ăn uống kém ngon miệng. Hơn nữa, hoạt động của hệ tiêu hóa suy giảm, thức ăn tiêu hóa chậm. Sau khi ăn, người bệnh thấy chướng bụng, đầy bụng, cảm giác nặng nề, ấm ách. Vì thế giảm lượng thức ăn tiêu thụ, không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể dẫn đến sụt cân nhanh, suy nhược, mệt mỏi.
Nguyên nhân đau dạ dày
Do vi sinh vật
Theo nghiên cứu, có hơn 80% người mắc đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Ngoài ra còn có nhiều loại nấm, vi khuẩn khác là nguyên nhân gây bệnh. Vi khuẩn HP thường trú ngụ trong thực phẩm bẩn. Khi chúng ta tiêu thụ những thực phẩm này, chúng sẽ xâm nhập và tấn công vào dạ dày, gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt
- Ăn uống không điều độ, ăn khuya, ăn quá no hoặc để bụng đói
- Tiêu thụ nhiều món ăn cay nóng, đồ chua, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
- Vừa ăn vừa làm việc
- Lao động ngay sau khi mới ăn xong
- Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn, ôi thiu, hư hỏng,…
- Sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống có cồn: cồn sẽ phá hủy lớp nhầy ở niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét, thủng dạ dày, chảy máu dạ dày nếu không được khắc phục kịp thời
- Hút thuốc lá: chất nicotine thúc đẩy quá trình bài tiết pepsin và acid clohydric, ức chế quá trình tổng hợp các hoạt chất phục hồi và bảo vệ niêm mạc, dẫn đến dạ dày bị tổn thương
- Sử dụng các chất kích thích
Tất cả những thói quen xấu trên đều tác động trực tiếp đến dạ dày, khiến dày dạ dày hoạt động nhiều hơn, gây ra các tổn thương và dẫn đến các bệnh lý liên quan.
Căng thẳng, stress kéo dài
Ít ai biết rằng yếu tố tinh thần, tâm lý cũng là nguyên nhân đau dạ dày. Khi bạn căng thẳng, stress quá mức sẽ khiến dạ dày co thắt lại. Điều này tác động đến nhu động ruột khiến các triệu chứng đau dạ dày càng nghiêm trọng hơn.
Sử dụng thuốc
Các thuốc kháng viêm NSAID và thuốc kháng sinh liêu cao gây ức chế hệ vi sinh vật có hại trong dạ dày, dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,....
Yếu tố bệnh lý
Một số bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm hoặc ung thư tuyến tụy, túi mật, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,…gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tổn thương dạ dày, xuất hiện các cơn đau.
Đau dạ dày nên kiêng gì?
- Thực phẩm chua, làm tăng tiết dịch vị như cam, chanh, quýt, dưa muối, giấm ăn, mù tạt,...
- Các loại nước trái cây có axit, nước có ga
- Các loại gia vị có tính kích thích: như hành, tỏi, ớt, tiêu
- Đồ ăn quá mặn
- Tránh ăn những thực phẩm khi còn quá lạnh hoặc quá nóng
- Tránh món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội, thịt hun khói,..
- Thực phẩm gây hại dạ dày: nấm, măng, dưa cà muối, chuối tiêu xanh,...
- Không uống rượu bia, cà phê, trà đặc, không hút thuốc lá vì đều có chứa chất gây kích thích hoặc tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày khiến dạ dày tổn thương nặng thêm.
Bên cạnh đó, bệnh nhân đau dạ dày cần có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với giờ ăn ổn định, chia thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no hoặc để bụng quá đó, không ăn khuya, nhai kỹ, nuốt chậm sẽ có tác dụng tích cực trong việc điều trị và hồi phục.
» Tham khảo: Top 13 cách chữa đau dạ dày hiệu quả nhất
Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp dùng các sản phẩm điều trị đau dạ dày theo đúng hướng dẫn và liều lượng:
- Viên uống hỗ trợ dạ dày Sebuberu Eisai Nhật Bản
- Thuốc trị đau dạ dày, giảm độ axit của dạ dày Phosphalugel
- Curmin lead hỗ trợ trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày
Lời kết
Đau dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa đáng lo ngại, dẫn đến nhiều hệ lụy và ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy mọi người cần cẩn trọng để nhận biết sớm các triệu chứng. Từ đó thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và có hướng điều trị phù hợp.
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...