- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Dấu hiệu nhận biết ung thư vú? Cách điều trị và phòng ngừa?
Dấu hiệu nhận biết ung thư vú? Cách điều trị và phòng ngừa?
Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm, một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh là điều quan trọng để điều trị kịp thời, tránh hậu quả không mong muốn.
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, tỷ lệ người mắc ung thư vú ngày càng tăng lên. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc cao hàng đầu và tỷ lệ người bệnh tử vong xếp thứ 3 trên toàn cầu. Bệnh có thể xảy đến với bất cứ phụ nữ bình thường nào. Điều đáng lo ngại là hiện nay rất ít chị em có kiến thức về bệnh để có thể phát hiện sớm, tăng hiệu quả điều trị.
Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Đa số các trường hợp ung thư vú bắt đầu từ các ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển ở túi sữa hoặc các tiểu thùy. Các tế bào ung thư có thể phát triển và sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh hoặc lan ra (di căn) đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Thực tế là ung thư vú cơ thể xảy ra với cả nam giới. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ chiếm số ít mà chủ yếu ở nữ giới do tuyến vú ở người phụ nữ phát triển hơn, có nhiều nguy cơ hơn.
Dấu hiệu nhận biết ung thư vú
Đau tức ngực hoặc tuyến vú
Người bệnh có cảm giác đau âm ỉ ở vùng ngực hoặc tuyến vú. Cơn đau xuất hiện liên tục ngay cả khi không trong kỳ kinh nguyệt, tần suất và mức độ đau tăng dần. Một số người còn có biểu hiện đau kèm nóng rát. Nếu có dấu hiệu này thì chị em nên khi khám sớm.
Vú to lên bất thường
Ngoài những chị em đang trong thời kỳ cho con bú thì người bình thường nếu thấy vú to lên bất thường, quan sát thấy hai bên vú không tương xứng hay thường xuyên cảm thấy cương cứng thì hãy cẩn trọng. Đây cũng là một trong những triệu chứng ung thư vú.
Nổi u cục ở vú
Những khối u ác tính có thể phát triển mạnh và dễ dàng sờ thấy, cảm nhận được. Dấu hiệu điển hình là người bệnh sờ thấy một “khối lạ”, khá cứng xung quanh bầu vú.
Nổi hạch bạch huyết
Nổi hạch bạch huyết không chỉ là dấu hiệu của các bệnh thông thường như cảm cúm, nhiễm trùng mà còn cả bệnh ung thư vú. Nếu tế bào ung thư di chuyển khỏi vú, vị trí đầu tiên mà các tế bào này tìm đến đó là vùng hạch bạch huyết dưới cánh tay cùng bên với vú mang khối u. Điều này dẫn đến từng trạng sưng hố nách kéo dài liên tục trong nhiều ngày. Khi sờ vào cảm nhận thấy khối u nhỏ, chắc và sưng.
Thay đổi vùng da
Bệnh ung thư vú có thể làm vùng da quanh ngực chuyển sang màu đỏ, tím hoặc hơi xanh. Trường hợp nhiễm trùng vú cũng có thể khiến vú bị đỏ lên, vùng da khu vực này dày và gây sưng đau cho người bệnh.
Thay đổi hình dạng vú hoặc núm vú
Một trong những dấu hiệu nhận biết ung thư vú là núm vú teo và co rút xuống, bị tụt hẳn vào trong kèm theo biểu hiện cứng và không kéo ra được như bình thường hoặc thay đổi kích thước. Vùng da bị co rút, nhăn nheo và có thể xuất hiện các hạt nhỏ ở quầng vú xung quanh núm vú,...
Tiết dịch núm vú
Người mắc ung thư vú có thể gặp triệu chứng tiết dịch ở núm vú. Dịch lỏng hoặc đặc, màu sắc từ trong suốt đến trắng đục, vàng, xanh hoặc đỏ. Phụ nữ đang cho con bú nếu thấy dịch tiết có lẫn máu, có mủ, màu vàng thì nên kiểm tra sớm để tránh nguy hiểm. Nhiều bà mẹ nhầm lẫn đây là hiện tượng bình thường của sữa mẹ sẽ rất nguy hiểm.
Lõm ngực
Các vết lõm trên ngực giống như "lõm đồng tiền" có thể là dấu hiệu bệnh ung thư vú dạng viêm. Các tế bào ung thư khiến dịch bạch huyết tích tụ trong vú dẫn đến vú bị sưng hoặc lõm xuống.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ung thư vú nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này:
- Đột biến gen di truyền BRCA1 và BRCA2
- Bệnh ung thư vú thường mắc phải ở những người sinh con muộn, không có khả năng sinh sản hoặc không cho con bú
- Có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi) hay mãn kinh muộn (sau 55 tuổi)
- Người có tiền sử các bệnh liên quan đến vú như u nang hoặc u xơ tuyến vú
- Người có tiền sử bản thân mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,...
- Sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với hóa chất
- Béo phì, lười vận động, chế độ ăn uống thiếu vitamin, người hút thuốc lá, uống rượu bia cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Điều trị ung thư vú
Phẫu thuật ung thư vú
- Phẫu thuật bóc tách: đối với khối u nhỏ bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u
- Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú bao gồm phần da, núm vú và tuyến sữa) nếu ung thư đã lan rộng
- Phẫu thuật cắt bỏ tận gốc tế bào ung thư: loại bỏ toàn bộ vú có tế bào ung thư, các hạch bạch huyết vùng nách, lớp da và mô mỡ dưới da của thành ngực.
- Phẫu thuật sinh thiết hạch lính gác giúp giảm bớt biến chứng vùng tay so với phẫu thuật nạo lấy toàn bộ hạch bạch huyết vùng nách
- Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú bên đối diện: phòng ngừa ung thư vú khởi phát chẳng hạn với người mắc ung thư do đột biến gen
Liệu pháp xạ trị
Xạ trị là sử dụng các chùm tia năng lượng cao như tia X và proton hoặc các dạng tia phóng xạ khác để tiêu diệt các tế bào ung thư hay ngăn ngừa chúng phát triển. Xạ trị thường được thực hiện từ bên ngoài. Tuy nhiên nền y học hiện đại ngày nay đã phát triển xạ trị trong. Sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u, các bác sĩ sẽ đặt những hạt nhỏ chứa phóng xạ vào vùng mô tuyến vú trong một thời gian ngắn để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Liệu pháp hóa trị
Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư đang phát triển nhanh. Phương pháp này thường được áp dụng với bệnh nhân ung thư có nguy cơ tái phát cao hoặc tế bào ung thư lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể. Hóa trị cũng có thể được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Ngoài 3 phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến trên thì còn có liệu pháp hormone (chỉ phát huy tác dụng với các loại ung thư vú có liên quan đến hormone), liệu pháp điều trị đúng đích,..
Phòng ngừa ung thư vú
- Duy trì lối sống lành mạnh, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,...
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, tăng thêm thực phẩm giàu phytoestrogens
- Rèn luyện thể trạng bằng cách tập thể dục thể thao thường xuyên, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật
Lời kết
Bệnh ung thư vú không loại trừ bất kỳ ai, mọi đối tượng đều có nguy cơ và khả năng mắc bệnh. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân thì bạn cần trang bị kiến thức cần thiết, nắm rõ thông tin về dấu hiệu bệnh để phát hiện sớm. Quan trọng là thay đổi lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Nguồn tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/breast-cancer/symptoms-causes/syc-20352470
- https://www.cancer.org/cancer/breast-cancer.html
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...