- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh cảm cúm có biểu hiện gì? Cách điều trị tại nhà tốt nhất
Bệnh cảm cúm có biểu hiện gì? Cách điều trị tại nhà tốt nhất
Bạn đang có biểu hiện ho, đau họng, sổ mũi,...và tự hỏi mình có mắc cúm hay không? Vậy bệnh cảm cúm có triệu chứng gì? Bao lâu thì khỏi và có thể tự điều trị tại nhà không?
Bạn đang có biểu hiện ho, đau họng, sổ mũi,...và tự hỏi mình có mắc bệnh cảm cúm hay không? Vậy bệnh cảm cúm có triệu chứng gì? Bao lâu thì khỏi và có thể tự điều trị tại nhà không?
Cảm cúm là một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến dễ gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trong mùa đông lạnh hay khi thời tiết giao mùa. Nhận biết sớm các triệu chứng cảm cúm sẽ giúp bạn điều trị kịp thời và tránh lây cho những người xung quanh.
Bệnh cảm cúm là chứng bệnh phổ biến ở đường hô hấp
Bệnh cảm cúm là gì?
Bệnh cảm cúm là bệnh đường hô hấp do nhiễm virus cúm, ảnh hưởng đến mũi, cổ họng và phổi.
Cảm cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Hầu hết người lớn có thể mắc cảm cúm thông thường 2 - 4 lần/năm. Với trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo có thể mắc nhiều hơn từ 6 - 10 lần mỗi năm.
Bệnh cảm cúm xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào. Số lượng người mắc cúm tăng cao đặc biệt vào những ngày mưa lạnh, thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện cho virus cúm phát triển. Hơn nữa lúc này hệ hô hấp của con người cũng nhạy cảm và dễ kích ứng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm
Nguyên nhân gây cảm cúm chủ yếu là do virus Influenza
Bệnh cảm cúm do virus cúm, chủ yếu là virus Influenza gây ra. Khi người bệnh nói chuyện, ho hay hắt hơi, virus cúm sẽ theo dịch tiết lan truyền ra ngoài không khí hoặc bám vào những đồ vật xung quanh.
Thông thường khoảng 5 ngày sau khi nhiễm virus cúm sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh. Virus cúm liên tục thay đổi, với các chủng mới xuất hiện thường xuyên. Nếu bạn từng bị mắc cúm và đã khỏi, hệ miễn dịch đã sản sinh ra kháng thể chống lại chủng virus đó. Nếu các virus cúm trong tương lai giống với chủng mà bạn gặp phải trước đây, các kháng thể đó có thể ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Cảm cúm biểu hiện thế nào?
Đôi lúc khi có những biểu hiện ho, hắt hơi, sổ mũi,...bạn tự hỏi có phải mình đã bị cảm cúm hay không? Vậy các triệu chứng cảm cúm là gì?
Cơ thể mệt mỏi
Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy có thể bạn đã mắc cảm cúm. Cơ thể mệt mỏi quá mức hoặc đột ngột, thiếu năng lượng, không còn sức lực để làm việc gì, ảnh hưởng đến công việc, học tập và cuộc sống thường ngày.
Mệt mỏi và đau nhức cơ là hiểu hiện của cảm cúm
Ớn lạnh, đau nhức cơ thể
Tình trạng đau nhức có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng đầu, lưng và chân đi kèm với cảm giác ớn lạnh và nổi da gà. Cảm giác ớn lạnh có thể xuất hiện trước khi bạn bị sốt.
Đau họng
Bệnh cảm cúm có triệu chứng gì? Virus cúm tấn công vào mũi, họng và phổi, làm tổn thương niêm mạc họng gây sưng và đau họng, nuốt vướng, cảm giác như có gì cản giữa cổ họng. Ngay cả khi uống nước và nuốt đồ ăn cũng cảm thấy kích thích. Mức độ cơn đau tăng dần theo diễn tiến của bệnh.
Đau rát cổ họng
Ho khan, ho dai dẳng
Biểu hiện ho, ngứa họng có thể dẫn đến ho khan hoặc ho dai dẳng, có thể ho ra đờm hoặc chất nhầy, kèm theo thở khò khè hoặc tức ngực. Triệu chứng ho này cũng có thể liên quan đến một số bệnh khác về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản.
Sốt
Sốt chính là triệu chứng bệnh cảm cúm. Bản chất của sốt chính là phản ứng của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bạn có thể sốt cao trên 38 độ. Thông thường khi bị sốt có nghĩa là mức độ bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Ngay khi có những dấu hiệu khởi phát ban đầu như mệt, đau họng,..bạn nên sớm có biện pháp điều trị để ngăn chặn.
Cơ thể sốt cao trên 38 độ
Một số triệu chứng nghiêm trọng khác
- Khó thở
- Mất nước nghiêm trọng
- Chóng mặt và nhầm lẫn
- Sốt liên tục trên 3 ngày
- Co giật
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh
Cảm cúm | Cảm lạnh | |
Nguyên nhân | Chủ yếu do 2 chủng là Cúm A và Cúm B | Nhiều chủng khác nhau, nhiều nhất do: Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus,.. |
Triệu chứng |
|
|
Điều trị |
|
|
Phòng ngừa |
|
|
Bệnh cảm cúm có lây không?
Cảm cúm lây lan qua đường hô hấp
Cảm cúm là bệnh lây truyền. Virus cúm có thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua con đường trực tiếp hoặc gián tiếp.
Con đường lây truyền trực tiếp: Lây qua dịch tiết đường hô hấp. Khi người bệnh trò chuyện, ho, hắt hơi,...virus cúm phát tán ra không khí qua những giọt bắn. Nếu hít phải sẽ nhiễm virus dẫn đến cúm.
Con đường lây truyền gián tiếp: Lây qua bề mặt tiếp xúc. Virus cúm từ người bệnh lan truyền ra môi trường, bám vào bề mặt các đồ vật. Nếu bạn chạm tay vào những đồ vật này rồi vô tình đưa lên gần mũi, miệng, virus sẽ nhanh chóng tấn công cơ thể
Bệnh cảm cúm có thể lây lan qua bề mặt tiếp xúc
Bệnh cảm cúm bao lâu thì khỏi?
Tùy vào sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng như chế độ dinh dưỡng của bạn trong những ngày mắc cúm sẽ quyết định bệnh cảm cúm bao lâu thì khỏi. Cảm cúm thường tự khỏi sau 5 - 7 ngày và không phải là bệnh nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng bệnh lý hô hấp này khiến bạn mệt mỏi, cơ thể mất sức sống, không muốn làm gì, ảnh hưởng đến công việc và học tập. Nếu không sớm có biện pháp điều trị thì tình trạng này kéo dài còn dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn.
Đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm
Cảm cúm là một bệnh phổ biến, hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng, làm giảm hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh. Những đối tượng sau có nguy cơ dễ mắc bệnh cảm cúm:
- Trẻ sơ sinh: chưa được tiêm vắc xin cúm nên dễ mắc bệnh
- Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
- Người cao tuổi, trên 65 tuổi
- Phụ nữ mang thai
- Người có hệ miễn dịch yếu
- Người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, đái tháo đường hoặc các bệnh liên quan đến tim, thận
Trẻ em có khả năng miễn dịch kém dễ mắc cảm cúm
Bệnh cảm cúm có nguy hiểm không?
Đối với người lớn, bệnh cảm cúm thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên với trẻ em và người cao tuổi thì không thể coi thường. Bệnh cảm cúm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm phổi
- Viêm phế quản
- Hen suyễn bùng phát
- Vấn đề tim mạch
- Nhiễm trùng tai
Bệnh cảm cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Cách điều trị bệnh cảm cúm hiệu quả tại nhà
Vệ sinh mũi sạch sẽ
Mũi là đường thở và cũng là con đường dễ lây truyền vi khuẩn nhất. Vệ sinh sạch sẽ mũi sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của chất nhầy vào bên trong mũi. Bạn nên hỉ mũi thường xuyên và dùng nước sạch, nước muối pha loãng để rửa mũi.
Súc họng với nước muối loãng
Nước muối có tính sát trùng, kháng khuẩn. Bạn có thể dùng nước muối pha sẵn hoặc tự pha ½ thìa muối với 500ml nước, ngậm từng ngum nhỏ và súc họng khoảng 10 giây rồi nhổ ra. Nước muối sẽ làm dịu cổ họng, giảm đau họng và cảm giác ngứa rát. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngay để bệnh nhanh khỏi.
Vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý
Tắm nước nóng
Tắm nước nóng không chỉ là một cách để thư giãn, giảm mỏi mệt mà còn bổ sung độ ẩm, giúp thông thoáng mũi họng, hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn không nên tắm nước quá nóng và tuyệt đối không tắm nước lạnh khiến có thể giảm nhiệt đột ngột có thể khiến tình trạng bệnh xấu đi.
Uống nhiều nước
Một trong những cách trị bệnh cảm cúm tại nhà hiệu quả đó là uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Không chỉ bổ sung đủ nước cho cơ thể mà còn giúp cổ họng trơn tru, làm dịu kích thích gây khô, ngứa họng.
Ngoài nước lọc bạn có thể tăng cường các loại nước trái cây, nước ép rau củ, pha trà gừng, nước chanh mật ong,...càng giúp bổ sung vitamin và khoáng chất đồng thời tăng sức đề kháng hiệu quả.
Uống đủ 2 lit nước mỗi ngày
Xông hơi với tinh dầu
Các loại tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp, chanh sả,...chứa nhiều chất diệt khuẩn, tiêu diệt virus cúm. Bạn hãy nhỏ vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu hoặc thoa một chút tinh dầu vào vùng dưới mũi sẽ giúp thông mũi và làm giảm bớt cơn đau ở mũi. Thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương cũng mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái và giữ ấm cơ thể.
Xông hơi mũi họng với tinh dầu
Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và thư giãn
Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và thư giãn là liều thuốc tốt nhất để cơ thể nhanh phục hồi sức khỏe và chống lại bệnh tật. Ngay khi có dấu hiệu mệt mỏi bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, không nên gắng sức làm việc. Nên ngủ sớm và ngủ đủ từ 7 - 9 tiếng để cơ thể tái tạo năng lượng.
Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đúng giờ
Uống thuốc cảm cúm
Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol, cảm xuyên hương, Tiffy…sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. Đây là những loại thuốc không kê đơn có thể sử dụng tại nhà nhưng tốt hơn là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi tự ý mua về dùng.
⇒ Tham khảo: Top 10 thuốc chữa cảm cúm nhanh khỏi nhất nên có sẵn trong nhà
Sử dụng thuốc điều trị
Phòng ngừa bệnh cảm cúm như thế nào?
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dùng khuỷu tay che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng sát khuẩn và vệ sinh mũi, họng với nước muối
- Giữ ấm cơ thể (đặc biệt tại những vị trí cổ, ngực, bàn chân,...) nhất là trong mùa đông và khi thời tiết thay đổi
- Tránh đến nơi đông người khi đang có dịch cúm mùa
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng kết hợp nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý
- Tiêm vacxin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm
Video phân biệt bệnh cảm cúm và cảm lạnh:
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh cảm cúm có triệu chứng gì cũng như cách trị bệnh tại nhà nhanh khỏi. Mọi người nên chủ động phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!
Mọi thông tin mua hàng xin liên hệ:
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Đọc thêm:
TOP 15 cách trị viêm phế quản tại nhà không dùng kháng sinh
Các triệu chứng viêm phế quản cấp và mãn tính không thể bỏ qua
TOP 10+ Vitamin C Úc giúp tăng sức đề kháng tốt nhất
Bệnh cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi? Cách tự chữa cảm cúm tại nhà
Top 10 thuốc chữa cảm cúm nhanh khỏi nhất nên có sẵn trong nhà
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...