Làm thế nào để khắc phục chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ?
Biếng ăn kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phát triển cả thể chất và trí tuệ của trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân khiến con biếng ăn, trong đó chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ là tình trạng phổ biến và có thường kéo dài hơn biếng ăn sinh lý.
Biếng ăn tâm lý ở trẻ chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi sơ sinh đến dưới 6 tuổi. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, chứng biếng ăn sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm phát triển trí tuệ. Vậy bé biếng ăn tâm lý phải làm sao? Đây là mối quan tâm của rất nhiều bậc làm cha mẹ có con nhỏ. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Biếng ăn tâm lý ở trẻ gây ảnh hướng đến tốc độ phát triển thể chất và trí tuệ của con
Biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?
Tình trạng biếng ăn ở trẻ em không phải là bệnh lý. Biếng ăn là tình trạng kéo dài trong một đoạn thời gian, có thể nguyên nhân do trẻ mắc bệnh lý hoặc những thay đổi trong tâm lý đột ngột của trẻ. Nguyên nhân biếng ăn do bệnh lý có thể sử dụng thuốc để điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Thường nguyên nhân bệnh lý gây nên chứng biếng ăn ở trẻ em là những bệnh đường tiêu hóa và hô hấp. Điển hình như viêm ruột, hội chứng kích thích ruột, dạ dày, trào ngược thực quản, trẻ trong giai đoạn mọc răng, ho và cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi.....
Biếng ăn tâm lý xảy ra khi trẻ sợ hãi, bức bối khi bị la mắng, ép ăn
Biếng ăn tâm lý ở trẻ còn được biết đến với tên gọi là chán ăn thần kinh, rối loạn thói quen ăn uống. Chúng xảy ra khi tâm lý của trẻ bị tác động gây ra như sợ hãi, cảm thấy bức bối, phản ứng tiêu cực khi bị la mắng, ép ăn,.... Ở độ tuổi thanh thiếu niên, tình trạng chán ăn tâm lý cũng có thể xảy ra do buồn bã, do ép cân, ăn kiêng,... Có 2 dạng biếng ăn tâm lý phổ biến:
- Biếng ăn tâm lý loại hạn chế phổ biến hơn, trẻ không muốn ăn một số nhóm thực phẩm nhất định.
- Biếng ăn tâm lý loại Bulimic là tình trạng trẻ ăn uống quá nhiều, sau đó lại gây tác động để nôn trớ hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng để làm sạch ruột.
Nguyên nhân biếng ăn tâm lý ở trẻ em
Biếng ăn tâm lý ở trẻ do các nguyên nhân khởi phát gây ra. Hiểu rõ được những nguyên nhân có thể gây ra chứng biếng ăn ở trẻ giúp cha mẹ tìm được phương hướng giải quyết chính xác và nhanh chóng nhất.
- Do thay đổi môi trường sống và sinh hoạt quen thuộc: Đây là nguyên nhân đột ngột khiến bé chưa kịp thích nghi hoặc chậm thích nghi. Thường thấy là khi trẻ bắt đầu đi học, chuyển trường, đổi người chăm sóc, thay đổi giờ giấc sinh hoạt, thay đổi cách chế biến thức ăn,...
- Bị bố mẹ ép ăn uống quá nhu cầu của cơ thể khiến bé sợ hãi, căng thẳng. Tình trạng này kéo dài khiến bé sinh ra chứng biếng ăn tâm lý.
- Không khí trong bữa ăn căng thẳng, thiếu hòa hợp, không vui giữa các thành viên trong gia đình, cha mẹ ít tôn trọng trẻ hoặc bảo vệ con quá mức cũng khiến trẻ bị ức chế tâm lý
- Món ăn và cách chế biến không hợp khẩu vị khiến trẻ ăn không ngon miệng, ngán ăn.
- Ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác về ngoại hình như quan niệm gầy/ béo của người thân, xã hội khiến bé thiếu tự tin về bản thân, dẫn đến tìm cách nhịn ăn để giảm cân,...
- Các vấn đề tâm thần khác như mắc chứng trầm cảm, tự kỷ, rối loạn lo âu, lạm dụng chất kích thích,...
Nhiều bậc cha mẹ ép con ăn khi trẻ không muốn gây biếng ăn tâm lý ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ
Làm thế nào để phụ huynh biết con mình có bị biếng ăn hay không? Nếu bé xảy ra những biểu hiện sau đây trong thời gian dài thì rất có thể con đã bị biếng ăn tâm lý:
- Bé dùng tay che miệng, ngậm miệng hoặc quay đi khi thấy đồ ăn
- Trẻ thường xuyên ngậm thức ăn trong miệng, không nhai hay nuốt
- Từ chối bữa ăn bằng cách khóc, nhả đồ ăn trong miệng ra
- Trẻ ăn lâu trên 30 phút
- Không ăn hết khẩu phần ăn, hoặc ăn ít hơn ½ đồ ăn theo tiêu chuẩn
- Trẻ vừa ăn vừa chơi, không quan tâm tới ăn uống.
- Có phản ứng nôn ọe khi thấy đồ ăn
- Biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi khi trong 3 tháng liên tục không tăng cân.
- Ăn vặt nhiều nhưng bữa chính lại bỏ ăn, nhịn ăn
- Ám ảnh về cân nặng của bản thân
Trẻ che miệng khi được đút thức ăn
Bé biếng ăn tâm lý phải làm sao?
Bé biếng ăn tâm lý phải làm sao? Đây là câu hỏi của rất nhiều bậc làm cha mẹ. Khi phát hiện con có dấu hiệu biếng ăn, để con không bị ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ phát triển, bạn có thể nghiên cứu sách biếng ăn tâm lý ở trẻ để khắc phục. Với một số gợi ý:
Không ép trẻ ăn khi con không muốn
Nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ con phải ăn nhiều, bụ bẫm mới khỏe mạnh, vì thế đã ép con ăn khi con không muốn. Khi con ăn ít, không chịu ăn sẽ quát mắng khiến bé sợ hãi hoặc khóc trong bữa ăn. Bữa cơm diễn ra không vui vẻ khiến bé sợ hãi khi đến bữa ăn, thậm chí trẻ khóc trong bữa ăn có thể gây sặc, hóc dị vật rất nguy hiểm.
Không ép con phải ăn
Để bé được tự do ăn uống theo nhu cầu
Hãy để con được ăn uống theo nhu cầu của bản thân, trẻ sẽ ăn đến khi không còn cảm thấy đói, khi bản thân không muốn ăn sẽ tự dừng lại. Bố mẹ tôn trọng mong muốn của bé cũng là một cách giúp con cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn khi đến bữa ăn. Nếu cha mẹ lo lắng con ăn quá ít, không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển thì có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để giảm lượng thức ăn trong bữa chính của con mà vẫn đáp ứng đầy đủ các loại Vitamin và khoáng chất cần thiết.
Để bé được ăn uống theo nhu cầu
Đa dạng món ăn, cách chế biến và trang trí bắt mắt
Thay đổi thực đơn mỗi ngày giúp con hào hứng và ngon miệng hơn trong bữa ăn. Để không lặp đi lặp lại món ăn liên tục, cha mẹ nên lập kế hoạch dinh dưỡng mỗi tuần cho con, sắp xếp xen kẽ các món ăn và thay đổi hình thức trang trí, tạo cho con cảm giác mới lạ và thích thú hơn.
Đa dạng món ăn cũng giúp bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho con, giúp tăng khẩu vị, hạn chế chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ. Đối với những trẻ chuẩn bị đi học, phụ huynh có thể tham khảo thực đơn ở trường để điều chỉnh, giúp con làm quen dần với thực đơn ở trường để tránh tình trạng trẻ chậm thích nghi khi thay đổi đột ngột khẩu vị.
Trang trí đồ ăn bắt mắt khiến con hào hứng hơn
Ăn cùng gia đình
Lượng thức ăn nếu ăn 1 mình cũng sẽ ít hơn hẳn so với khi được ăn cùng gia đình. Bởi bầu không khí bữa ăn gia đình vui vẻ, đầm ấm cũng khiến trẻ hào hứng hơn. Ăn cùng gia đình, trẻ sẽ có cơ hội học hỏi thêm các kỹ năng như dùng thìa, dùng đũa, thử ăn những món ăn mới lạ. Ăn cùng bữa với cả nhà sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt, giúp cải thiện chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ và giúp gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Không khí ấm cúng trong bữa ăn cùng gia đình
Tạo thói quen tập trung khi ăn cho bé
Rất nhiều trẻ có thói quen vừa ăn vừa chơi, chỉ ăn khi xem TV hoặc điện thoại,... đây là cách ăn uống thụ động, khiến trẻ không tập trung vào thưởng thức món ăn và chuyện ăn uống. Để trẻ không còn biếng ăn, cha mẹ nên tạo cho con thói quen tập trung ăn uống. Trong khi ăn, bé nên tập trung vào món ăn để có thể thưởng thức trọn vẹn nhất, không chơi khi ăn, và tuyệt đối không cho con ăn rong.
Ngoài ra, hãy căn chỉnh thời gian ăn của con, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài 30 phút. Thay vì để con ngồi ngậm đồ ăn, hết 30 phút hãy cho con dừng lại và dọn dẹp đồ ăn trên bàn. Bữa ăn kéo dài quá lâu không chỉ ảnh hưởng đến chứng biếng ăn mà còn gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa của con giúp khắc phục chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ.
Tập thói quen tập trung ăn uống cho trẻ
Không ăn vặt trước bữa chính
Không cho con ăn vặt trước bữa chính, vì đồ ăn vặt chứa nhiều năng lượng và sẽ khiến con no bụng, không còn thiết tha với bữa ăn chính trong ngày. Rất nhiều bậc phụ huynh lựa chọn đồ ngọt cho con ăn vặt, không chỉ khiến trẻ chán ăn mà còn có thể gây ra các bệnh lý như béo phì, sâu răng, tiểu đường ở trẻ.
Không để trẻ ăn vặt trước bữa ăn chính
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bé ăn ngon
Các sản phẩm hỗ trợ bé ăn ngon giúp cung cấp các loại vi chất cần thiết, giúp bé tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng, hỗ trợ giảm chứng biếng ăn. Đối với những trẻ em bị biếng ăn tâm lý thì thành phần trong sản phẩm sẽ tăng cường các loại enzyme tiêu hóa, men tiêu hóa để hỗ trợ. Một số sản phẩm được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn như Baby Plex, Centrum Kids, Mama Ramune, Pediakid,....
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ ăn ngon cho bé
Mua ngay:
Tăng cường hoạt động thể chất
Đối với những trẻ ít hoạt động, nô đùa sẽ khiến con cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể tham gia các hoạt động thể chất cùng con như đi dã ngoại, chơi đùa, thăm quan,... giúp bé tăng cường hoạt động, thúc đẩy quá trình trao đổi chất để con có thể ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn.
Tăng cường hoạt động thể chất
Cách phòng tránh biếng ăn cho trẻ
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thay vì tìm cách giúp con giảm chứng biếng ăn thì bạn có thể phòng tránh để con không bị biếng ăn bằng những cách sau:
- Lên kế hoạch ăn dặm cho con đúng thời điểm, không nên cho con ăn dặm quá sớm hay quá muộn. Lý tưởng là khi con tròn 6 tháng tuổi.
- Không ép con ăn nếu con không muốn ăn
- Lựa chọn khẩu phần phù hợp, vừa đủ số lượng đồ ăn và số bữa ăn trong ngày của trẻ theo độ tuổi. Không nên cho con ăn quá nhiều, khiến con có tâm lý sợ ăn.
- Đa dạng món ăn và cách chế biến giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con
- Trang trí đồ ăn hấp dẫn, thu hút để con hào hứng và thích thú hơn
- Rủ con cùng vào bếp và nhờ con giúp những việc đơn giản như cùng nhặt rau, nếm thử đồ ăn,...
- “ Để con được đói” bằng cách ăn đúng giờ, đúng bữa, dừng bữa khi con không muốn ăn
- Hạn chế để trẻ mất tập trung khi ăn, không để con vừa ăn vừa chơi, đi ăn rong
- Tạo không khí thoải mái và vui vẻ trong bữa ăn gia đình.
Luôn tạo tâm lý vui vẻ khi ăn uống cho con
Trên đây là những thông tin về chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ, hy vọng đã giúp các bậc làm cha mẹ có giải pháp hiệu quả nhất giúp con ăn ngon miệng và phát triển toàn diện. Để tham khảo thêm những sản phẩm cho trẻ biếng ăn, hãy tham khảo tại website nhathuocsuckhoe.com và đọc thêm những bài viết hữu ích:
Gợi ý cho mẹ 10 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục
TOP 20 siro cho trẻ biếng ăn được mẹ tin dùng
TOP 9 loại thuốc kích thích ăn ngon được mẹ tin dùng
Top 13 Thuốc Cho Trẻ Biếng Ăn Tốt Nhất Được Nhiều Mẹ Tin Dùng
Top 10 Vitamin C Cho Bé Tốt Nhất Tăng Sức Đề Kháng
Có nên uống kẽm và Vitamin C cùng lúc?
Top 20 cốm cho trẻ biếng ăn tốt nhất hiện nay 2023
Mọi thông tin mua hàng xin liên hệ:
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...