Phụ Nữ Có Nên Cạo Lông Vùng Kín Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
Có nên cạo lông vùng kín không là thắc mắc của nhiều chị em, không biết nên “dọn dẹp” sạch sẽ hay để tự nhiên vì lo ngại ảnh hưởng tiêu cực. Cùng tìm hiểu lời giải đáp từ chuyên gia để biết lợi hay hại nhé.
Vùng kín quá “um tùm” khiến nhiều chị em có suy nghĩ rằng nên cạo lông để dễ dàng vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng hơn. Tuy nhiên, có nên cạo lông vùng kín không, lợi hay hại, có ảnh hưởng gì không?
Đặc điểm lông ở vùng kín nữ giới
Lông vùng kín (còn gọi là lông mu) là phần lông mọc xung quanh bộ phận sinh dục của nữ giới. Lông ở vùng kín bắt đầu mọc khi bạn nữ bước vào độ tuổi dậy thì, trung bình khoảng 10 - 14 tuổi.
Lông mu thường cong hoặc xoăn do va chạm thường xuyên với quần lót. Màu sắc của lông vùng kín sẽ cùng màu với màu tóc. Độ rậm rạp hay thưa mỏng của lông mu tùy thuộc vào nồng độ hormone trong cơ thể. Cụ thể, nữ giới có nồng độ hormon Estrogen và Progesterone trong cơ thể cao thì sẽ có lông mu rậm rạp và ngược lại.
Xét về cấu tạo, lông vùng kín ở nữ giới gồm 3 phần: phần nằm phía trong chân bì, phần mọc xuyên qua lớp thượng bì và phần nằm trên da.
Lông vùng kín có tác dụng gì với “cô bé”?
Bảo vệ vùng kín
Vùng kín nữ giới thường xuyên ẩm ướt do dịch âm đạo tiết ra, là nơi cư trú lý tưởng của các loại vi khuẩn và mầm bệnh xâm nhập. Lông vùng kín có tác dụng bảo vệ bộ phận sinh dục cho nữ giới, giúp “cô bé” tránh khỏi những tổn thương, những tác nhân gây bệnh có thể tấn công như vi khuẩn, virus, nấm men,...Từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa bao gồm viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung,...
Bên cạnh đó, lông vùng kín cũng đóng vai trò như một tấm màng đệm bảo vệ những nếp gấp ở cô bé tránh sự va chạm trực tiếp với nhau, sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng hay hình thành ban đỏ trên da.
Giảm ma sát ở vùng kín
Khi quan hệ tình dục, lông vùng kín có tác dụng bảo vệ làn da nhạy cảm của cô bé trước những sự ma sát và tác động mạnh gây tổn thương. Với người khác giới, lông mu còn là một điểm hấp dẫn, thu hút trên cơ thể phụ nữ. Một số nghiên cứu cho thấy lông vùng kín của phụ nữ có khả năng tiết ra Pheromone, một chất có thể thu hút, hấp dẫn người bạn tình.
Giảm cọ xát với quần áo
Không có bộ phận tự nhiên nào trên cơ thể con người là thừa thãi, lông mu cũng vậy. Chúng được tạo ra để bảo vệ vùng kín, giúp giảm cọ xát với quần áo. Đặc biệt là khi mặc đồ bó hay tham gia các hoạt động như chạy bộ, đạp xe,...Nếu sự cọ xát quá mạnh với tần suất nhiều lần có thể khiến cô bé bị tổn thương, gây đau rát khó chịu.
Duy trì nhiệt độ ổn định
Lông vùng kín giúp bạn duy trì nhiệt độ ổn định tại vùng da này, làm mát vào mùa hè và giữ nhiệt vào mùa đông.
Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng chân lông của lông mu có chức năng điều hòa nhiệt độ cho khu vực này. Khi thời tiết nóng nực, vùng chân lông mu tiết ra một lớp dầu để làm giảm nhiệt, làm mát vùng kín. Ngược lại vào mùa đông, lông mu có tác dụng giữ nhiệt, giảm mất nhiệt để làm ấm vùng da này.
Tham khảo sản phẩm kem tẩy lông không gây kích ứng rát da
Lông vùng kín có gây hại không?
Trong trường hợp lông mu mọc quá rậm rạp sẽ khiến vùng kín bị bích bách, vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào bên trong gây nên các bệnh phụ khoa. Hơn nữa, một số loài ký sinh trùng, loài rắn chuyên sống ở vùng lông mu sẽ cắn, hút máu gây ngứa ngáy và tổn thương vùng kín.
Lông vùng kín quá dày cũng là nguyên nhân khiến “cô bé” có mùi hôi khó chịu, việc vệ sinh khó khăn hơn, khiến bạn mất tự tin và giảm hưng phấn trong chuyện chăn gối.
Phụ nữ có nên cạo lông vùng kín?
Lông vùng kín nhiều phải làm sao?
Lợi ích khi cạo lông vùng kín
Cạo lông giúp vùng kín sạch sẽ hơn
Tỉa tót hay cách cạo lông vùng kín tại nhà sẽ giảm độ rậm rạp của lông mu, giúp vùng kín nữ giới thoáng đãng, sạch sẽ hơn, việc vệ sinh cũng trở nên dễ dàng. Đồng thời hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý da liễu như viêm nang lông, viêm tuyến bã nhờn,...
Trường hợp vùng kín bị ngứa ngáy, tổn thương do các loại ký sinh trùng sinh sống, đặc biệt là rận mu thì cạo sạch lông tại vùng này sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại.
Bên cạnh đó, “cô bé” trơn nhẵn, mịn màng cũng giúp chị em phụ nữ tự tin thoải mái diện những bộ trang phục gợi cảm, bikini, mà không cần lo lắng khu “rừng rậm” gây mất thẩm mỹ.
16 tuổi có nên cạo lông vùng kín không?
Cạo lông vùng kín tăng hưng phấn tình dục
Tuổi dậy thì có nên cạo lông vùng kín không? Tùy theo ý muốn của mỗi người mà lông mu có thể được cạo một phần hoặc cạo toàn bộ. Hiện nay, việc “tạo hình”, chăm sóc lông vùng kín để cải thiện đời sống phòng the đã không còn xa lạ. Nhiều chị em muốn tỉa lông, cạo lông vùng kín để tăng sự quyến rũ và nét hấp dẫn của bản thân, tăng hưng phấn và khoái cảm của các cặp đôi trong cuộc yêu.
Những tác hại không mong muốn
Dễ gây kích ứng da
Cắt tỉa lông vùng kín có ảnh hưởng gì không? Như đã trình bày ở trên, lông mu có tác dụng bao phủ bảo vệ vùng kín. Khi vùng lông này bị cạo sạch sẽ tăng ma sát, cọ xát với quần áo khiến da bị tổn thương. Chưa kể đến làn da của “cô bé” rất mỏng manh và nhạy cảm, tác động từ những vật sắc nhọn khi cạo lông dễ gây trầy xước, rướm máu, tăng nguy cơ kích ứng hay viêm nhiễm. Đây cũng là lý do mà nhiều chị em nhận thấy hiện tượng nổi mẩn, ngứa ngáy sau khi cạo lông.
Tăng nguy cơ viêm nhiễm
Lông vùng kín bảo vệ cơ quan sinh dục của nữ giới khỏi sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn hay những tác nhân gây hại. Khi bạn cạo lông vùng kín đồng nghĩa với nguy cơ viêm nhiễm cũng tăng cao. Các loại vi khuẩn, nấm, rận dễ dàng xâm nhập khiến chị em phụ nữ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Mặt khác, vi khuẩn từ các dụng cụ sử dụng cũng có thể làm lây lan mầm bệnh cho vùng nhạy cảm này.
Lông mọc ngược, dày và cứng hơn
Khi bạn cạo đi lớp lông tự nhiên vốn có trên cơ thể hay bất kỳ vùng da nào, không ngoại trừ vùng nhạy cảm thì chắc chắn lớp lông mọc lại sẽ dày, rậm và cứng hơn. Quá trình mọc lông cũng khiến bạn vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Những lớp lông cứng có thể đâm xuyên qua quần lót, chọc vào da vùng bẹn gây đau rát.
Không những thế, cạo lông vùng kín còn tiềm ẩn nguy cơ lông mọc ngược, chân lông không thể đâm qua lớp thượng bì và xuất hiện trên bề mặt da. Từ đó tạo thành những nốt sưng cục, mẩn đỏ, ngứa ngáy và khó chịu.
Vậy 17 tuổi có nên cạo lông vùng kín không hay nữ giới nói chung có nên thực hiện việc này? Qua những phân tích về mặt lợi cũng như những tác hại khi cạo lông thì chị em nên cân nhắc kỹ lưỡng. Tùy vào tình trạng lông mọc tại vùng kín mà có thể giữ nguyên, tỉa ngắn bớt cho gọn gàng hoặc cạo sạch để thoải mái diện những bộ trang phục gợi cảm. Điều này là tùy thuộc vào quyết định của mỗi người.
Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa không khuyến khích bạn cạo lông vì có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại.
Có nên cạo lông vùng kín trước khi sinh em bé?
Bà bầu có nên cạo lông vùng kín không?
Nhiều người cho rằng cạo sạch lông vùng kín sẽ giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn, đồng thời còn giữ được vệ sinh cho em bé lúc chào đời.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều bệnh viện, cơ sở y tế đã không còn yêu cầu sản phụ phải “dọn dẹp” lông vùng kín trước khi sinh vì dễ gây tổn thương da và viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Sau khi lông mọc lại chị em sẽ phải chịu cảm giác ngứa ngáy và càng đáng lo ngại nếu lông mọc ngược. Bởi vậy, những trường hợp lông vùng kín quá rậm rạp thì họ chỉ xử lý cho gọi lại chứ không cạo sạch.
Tốt hơn hết là các mẹ bầu không nên tự ý cạo lông vùng kín trước khi sinh mà cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh những điều bất lợi ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.
Khi nào cần cạo lông vùng kín?
Theo tự nhiên thì lông mu vốn có nhiều tác dụng hơn là tác hại, các bác sĩ cũng không khuyến khích việc cạo sạch lông vùng kín. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần phải cạo sạch lông để đảm bảo sức khỏe:
Lông mu quá dày và rậm: dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây bí bạc, viêm da
Khi được bác sĩ chỉ định: khi sản phụ sinh con, đặc biệt là sinh mổ. Sản phụ cần cạo bớt lông mu để quá trình sinh nở thuận lợi, tránh viêm nhiễm và tránh ảnh hưởng đến em bé
Ngoài ra, trong một số cuộc phẫu thuật về phụ khoa cũng cần cạo lông vùng kín như: phẫu thuật u xơ tử cung, u nang buồng trứng,...
Tạm kết: Vậy là bạn đã biết phụ nữ có nên cạo lông vùng kín hay không rồi chứ? Dù trong trường hợp nào cũng cần vệ sinh cô bé sạch sẽ hàng ngày, nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, mặc quần áo rộng rãi, tránh đồ quá bó sát vùng kín có thể gây ma sát, tổn thương vùng nhạy cảm này nhé!
THAM KHẢO
- Review Top 9 Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Bác Sĩ Khuyên Dùng
- 12 Cách Giảm Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Không Cần Dùng Thuốc
- 5 Cách Se Khít Vùng Kín Hiệu Quả Nhất Cho Chị Em
- Cách Đặt Thuốc Phụ Khoa Đúng Cách An Toàn Không Đau
- Top Thực Phẩm Tăng Vòng 1 Nhanh Chóng An Toàn Không Cần Dùng Thuốc
- Cách Sử Dụng Cốc Nguyệt San LẦN ĐẦU An Toàn Cho Bạn Nữ
- Top 15+ Thực Phẩm Giảm Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Nhanh
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...