Bà Bầu Nên Kiêng Ăn Gì Để Có Thai Kỳ Khỏe Mạnh, An Toàn
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai bà bầu nên kiêng ăn gì là điều các bà mẹ cần nắm rõ để đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con.
- Mẹ bầu kiêng ăn gì - Thực phẩm ngọt
- Thực phẩm mặn
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo
- Thực phẩm nhiều chất chua
- Thực phẩm tái, sống
- Thực phẩm để lâu
- Thực phẩm nướng hoặc xông khói
- Thực phẩm chế biến sẵn
- Bầu nên kiêng ăn gì - Cá có hàm lượng thủy ngân cao
- Sữa và các sản phẩm từ sữa không tiệt trùng
- Pate, gan động vật
- Bà bầu kiêng ăn rau gì?
- Bà bầu nên kiêng loại trái cây nào?
Nhiều người có quan niệm phụ nữ mang bầu phải ăn càng nhiều càng tốt để thai lớn, mẹ khỏe. Sự thật là bà bầu cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, tránh một số loại thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như sự phát triển của em bé.
Mẹ bầu kiêng ăn gì - Thực phẩm ngọt
Trả lời cho câu hỏi bà bầu nên kiêng ăn gì thì phải nhắc đến thực phẩm ngọt đầu tiên. Ở phụ nữ mang thai, chức năng thải đường của thận sẽ giảm. Vì vậy mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Nếu ăn nhiều đồ ngọt, thận phải làm việc quá tải cũng gây ra nhiều tác hại khác với cơ thể. Nghiên cứu cũng cho thấy lượng đường dư thừa nhiều cũng là nguyên nhân suy giảm khả năng miễn dịch, người mẹ dễ dễ mắc bệnh và nhiễm virus.
Thực phẩm mặn
Thực phẩm mặn không tốt với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Lượng muối ăn càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Tình trạng tăng huyết áp ở mẹ bầu vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 6g muối/ngày.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo
Bà bầu nên kiêng ăn những thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, chất béo. Chúng sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, nguy cơ tăng cân không kiểm soát,...Nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.
Thực phẩm nhiều chất chua
Trong những tháng đầu thai kỳ, người phụ nữ ốm nghén và có thể thèm những thực phẩm chua. Tuy nhiên, nếu cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua (axit) và các chất có vị chua khác dễ bị tích lũy trong tổ chức bào thai. Điều này ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển bình thường của các tế bào thai nhi, nguy cơ dẫn đến đột biến gen, dị tật bẩm sinh.
Thực phẩm tái, sống
Thực phẩm chưa được nấu chín, còn tái, sống có khả năng chứa ký sinh trùng (giun, sán, kí sinh trùng toxoplasmosis,...). Mẹ bầu ăn vào dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột, đau bụng, ngộ độc, gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Thực phẩm để lâu
Thực phẩm để lâu sẽ tiếp xúc với không khí và nhiều tác nhân từ môi trường bên ngoài (bụi bẩn, vi khuẩn, côn trùng,...). Phụ nữ mang thai sử dụng những thực phẩm này sẽ dễ bị nhiễm độc, ngộ độc gây buồn nôn, nổi mẩn ngứa, khó thở,..Hơn nữa, chức năng thải độc của gan, thận trong cơ thể mẹ bầu ít nhiều bị ảnh hưởng.
Thực phẩm nướng hoặc xông khói
Thịt nướng, hải sản nướng,...luôn hấp dẫn bởi có hương vị thơm ngon. Thế nhưng đây lại là một trong những nhóm thực phẩm bà bầu nên kiêng. Khi sử dụng than, chất đốt để nướng sẽ tạo ra một loại chất độc nhiễm vào thức ăn, có khả năng gây ung thư.
Thực phẩm chế biến sẵn
Những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, dăm bông,...chứa nhiều chất bảo quản và đều có nguy cơ chứa vi khuẩn Listeria. Nếu bà bầu bị nhiễm loại vi khuẩn này thì có thể bị sảy thai. Vì vậy tốt hơn là bà bầu chỉ ăn thực phẩm tươi mới và được chế biến kĩ.
Bầu nên kiêng ăn gì - Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Mặc dù cá có chứa nhiều axit béo omega 3, protein và nhiều dưỡng chất khác nhưng những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá đóng hộp (cá thu, cá ngừ,...) lại được khuyên nên tránh cho bà bầu. Lượng thủy ngân tích tụ trong cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn dễ tổn thương hệ thần kinh, suy giảm thính giác, thị lực của thai nhi.
Sữa và các sản phẩm từ sữa không tiệt trùng
Mặc dù sữa là nguồn cung cấp canxi, vitamin D cùng đa dạng các dưỡng chất khác nhưng một số sản phẩm chế biến từ sữa chưa tiệt trùng như phô mai dễ chứa vi khuẩn Listeria. Loại vi khuẩn này ưa thích môi trường ẩm ướt nên chúng thường trú ngụ trong các loại phô mai mềm.
Pate, gan động vật
Cũng giống như con người, gan là cơ quan thải độc của động vật. Vì vậy, các mẹ khi ăn phải các chất độc này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, pate là thực phẩm được làm từ gan động vật như gà, vịt, heo, ngỗng,...Pate có chứa nhiều vi khuẩn Listeria hơn các thực phẩm khác. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng bà bầu không nên ăn nhiều pate vì dễ gây ngộ độc, sảy thai, dị tật thai nhi,...
Bà bầu kiêng ăn rau gì?
Các loại rau sống
Rau sống là nơi chứa nhiều vi khuẩn Salmonella, E.coli,…Dù có rửa nước hoặc trụng sơ với nước ấm cũng không tiêu diệt hết vi khuẩn. Bởi thế các bà bầu nên kiêng ăn rau sống mà chỉ ăn các loại rau được nấu chín.
Khoai tây mọc mầm
Trong khoai tây mọc mầm có chứa solanin - một chất độc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu người mẹ bị ngộ độc solanin sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa và hệ thần kinh.
Đu đủ xanh
Bà bầu cần kiêng ăn các món chế biến từ đu đủ xanh trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Trong loại quả này có chứa chất gây co bóp tử cung, dễ dẫn đến sảy thai. Khoảng tam cá nguyệt thứ 2, dù có ăn đu đủ xanh hầm kỹ bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều.
Rau răm
Theo Y học cổ truyền, rau răm có tính nóng. Nếu bà bầu ăn nhiều và thường xuyên có thể gây mất máu, dễ băng huyết, nóng trong người và khó tiêu. Vì vậy bà bầu nên tránh ăn rau răm.
Rau ngót
Rau ngót rất giàu sắt, vitamin và chất xơ, giúp bổ máu. Tuy nhiên loại rau này chỉ phù hợp với sản phụ sau sinh. Ngược lại phụ nữ trong thai kỳ ăn rau ngót có nguy cơ sảy thai. Lý do là vì trong loại rau này có chứa thành phần Papaverin có tác dụng giãn cơ trơn, hạ huyết áp.
Khổ qua (mướp đắng)
Khổ qua cũng là một trong những thực phẩm bà bầu nên kiêng. Mặc dù có chứa nhiều loại vitamin cùng protein, chất xơ nhưng trong thành phần nó có chứa chất gây co bóp tử cung, dễ làm bà bầu bị xuất huyết, sảy thai.
Măng tươi
Trong măng tươi có chứa cyanide - một chất rất nguy hiểm với cơ thể. Bà bầu nhiễm độc chất này có thể xuất hiện các triệu chứng khó thở, nôn ói, đau đầu, thậm chí là tử vong. Nếu mẹ bầu thèm ăn măng thì hãy nhớ luộc kĩ và rửa lại nhiều lần với nước. Khi nấu nên mở nắp nồi để khí xyanua bay hết.
Bà bầu nên kiêng loại trái cây nào?
Dứa
Dứa là loại trái cây đầu tiên phải kể đến trong những loại trái bà bầu nên kiêng. Trái dứa tươi chứa nhiều bromelain có thể làm mềm tử cung và gây chuyển dạ sớm khiến bà bầu bị sảy thai, sinh non.
Nhãn
Nhãn là loại trái cây nhiệt đới có tính nóng, chứa hàm lượng đường lớn. Bà bầu ăn nhiều nhãn có nguy cơ mắc tiểu đường, táo bón, nóng trong, đau tức bụng dưới và có thể xuất huyết, tổn thương thai khí. Ngoài ra thì mẹ bầu cũng nên tránh ăn nhiều trái vải, mận, xoài,...
Đào
Phụ nữ mang thai ăn nhiều đào dễ xuất huyết. Lông tơ của loại trái cây này cũng là nguyên nhân gây ngứa ngáy, khó chịu cổ họng. Vì vậy mẹ bầu nên tránh ăn nhiều đào, khi ăn nên gọt sạch vỏ.
Dưa hấu
Dưa hấu có vị thơm ngọt, tươi mát, rất được yêu thích vào mùa hè. Nhìn chung dưa hấu chứa nhiều vitamin, cấp nước và giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tiêu thụ một lượng lớn trái này sẽ làm lượng đường trong máu tăng quá mức. Hơn nữa, đặc tính lợi tiểu của dưa hấu có thể khiến cơ thể người mẹ thải đi những chất dinh dưỡng thiết yếu.
Chuối
Chuối là trái cây an toàn, giàu dinh dưỡng nhưng trong một số trường hợp mẹ bầu bị dị ứng hoặc mắc tiểu đường thai kỳ nên kiêng trái cây này. Hoạt chất chitinase có thể khiến người mẹ bị dị ứng, đồng thời làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Me
Trái me chứa hàm lượng vitamin C cao sẽ cản trở quá trình sản xuất progesterone trong cơ thể người mẹ. Từ đó làm tổn thương thai nhi, thậm chí gây ra nguy cơ sảy thai, sinh non. Vì thế các chuyên gia khuyên rằng chị em phụ nữ mang bầu nên tránh ăn trái me, dù có nghén và thèm cũng nên kiêng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Qua bài viết “Bà bầu nên kiêng ăn gì để có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn?” chắc hẳn chị em đã nắm rõ được những loại thực phẩm nên tránh. Hãy luôn ghi nhớ để ngăn chặn những rủi ro đáng tiếc cho cả mẹ và thai nhi.
MẸ BẦU NÊN ĐỌC:
- TOP Sữa Hạt Tốt Cho Bà Bầu & Cách Làm Đơn Giản Tại Nhà
- Bầu 3 Tháng Đầu Nên Ăn Gì Kiêng Gì Để Mẹ Khỏe, Thai Nhi Phát Triển Tốt
- TOP Thực Phẩm Ăn Vào Con Không Vào Mẹ Bà Bầu Đừng Bỏ Qua
- Bà Bầu Bị Sốt Phải Làm Sao? Có Được Uống Thuốc Hạ Sốt Không?
- Bà Bầu Mấy Tháng Được Uống Nước Dừa? Cần Lưu Ý Những Gì?
- Top 5+ Sữa Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Tốt Nhất Nên Dùng
- TOP 9+ Vitamin Tổng Hợp Cho Bà Bầu Được Review Tốt Nhất
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...