TOP Thực Phẩm Ăn Vào Con Không Vào Mẹ Bà Bầu Đừng Bỏ Qua
Trong suốt thai kỳ, các bà mẹ luôn suy nghĩ nên ăn gì để con đủ chất, phát triển khỏe mạnh mà cơ thể mẹ vẫn nhẹ nhõm, không tăng cân quá nhiều. Dưới đây là những thực phẩm ăn vào con không vào mẹ bà bầu đừng bỏ qua.
Khi mang thai, mặc dù phải “ăn cho hai người” nhưng các mẹ bầu vẫn luôn cần chú ý kiểm soát cân nặng. Các bà mẹ cần thông thái lựa chọn những thực phẩm ăn vào con không vào mẹ, tránh trường hợp trong suốt những tháng thai kỳ mẹ tăng cân quá nhanh mà em bé trong bụng lại không đủ chất.
Nguyên tắc ăn uống cho bà bầu vào con không vào mẹ
Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt thai kỳ. Thế nhưng có rất nhiều bà bầu mặc dù ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhưng chỉ vào mẹ mà không vào con. Tình trạng mẹ tăng cân quá nhanh nhưng con chậm phát triển khiến không ít mẹ bầu lo lắng. Nếu đang gặp khó khăn về vấn đề nay, mẹ bầu hãy tham khảo ngay quy tắc ăn những gì để vào con không vào mẹ mà Nhà Thuốc Sức Khỏe chia sẻ dưới đây.
Từ bỏ suy nghĩ ăn càng nhiều càng tốt
Trong giai đoạn thai kỳ, chị em phụ nữ phải tăng cường ăn uống để vừa nuôi dưỡng thai nhi phát triển toàn diện, vừa chăm sóc cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh. Mặc dù là “ăn cho hai người” nhưng không phải cứ ăn càng nhiều là càng tốt. Đây là suy nghĩ sai lầm của nhiều người.
Thay vì cố gắng ăn thật nhiều có thể khiến mẹ bầu tăng cân mất kiểm soát thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bà bầu có một chế độ dinh dưỡng theo thời kỳ hợp lý. Bởi lẽ trong từng giai đoạn thai nhi lại cần những dưỡng chất khác nhau để có thể phát triển toàn diện. Nếu mẹ ăn quá nhiều mà thai nhi không hấp thụ được chỉ khiến mẹ tăng cân, có nguy cơ béo phì, mắc tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa sau khi sinh con, vấn đề vóc dáng rất khó cải thiện khiến các bà mẹ stress, mặc cảm.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp theo từng giai đoạn
Ở mỗi giai đoạn thai kỳ, em bé trong bụng lại cần những dưỡng chất khác nhau phù hợp với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống phù hợp ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối thai kỳ.
Trong mỗi khẩu phần ăn, bà bầu cũng cần đảm bảo cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng, thông thường theo tỷ lệ 25% protein + 25% tinh bột + 50% rau củ. Việc chia tỉ lệ sẽ giúp mẹ kiểm soát được hiệu quả lượng dinh dưỡng mình đã thu nạp, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho em bé mà không làm mẹ bị tăng cân.
Hạn chế tinh bột trong khẩu phần
Tinh bột khi dung nạp vào cơ thể có thể chuyển hóa thành đường, làm tăng lượng đường trong máu. Ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột cũng là nguyên nhân khiến nhiều chị em khi mang thai mắc tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và cả sức khỏe của mẹ. Do đó, bà bầu nên hạn chế, cắt giảm tinh bột trong khẩu phần ăn.
Đa dạng hóa thực phẩm
Phụ nữ khi mang thai thường ốm nghén một vài món nhất định và chỉ ăn nhiều món đó. Điều này không hề tốt cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Dù thích các mẹ cũng không nên ăn quá nhiều và liên tục một món nào bất kỳ mà nên thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm. Nên đa dạng hóa thực phẩm để cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên cần tránh các món chiên rán, nhiều dầu mỡ hay đồ ăn chưa chín kĩ.
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Khi mang thai, thay vì ăn 3 bữa chính trong ngày thì mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ, có thể ăn 5 - 7 bữa trong ngày (gồm bữa sáng – bữa phụ sáng, bữa trưa – bữa phụ chiều, bữa tối – bữa phụ đêm). Điều này giúp mẹ kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích lũy mỡ thừa mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và con.
Bên cạnh đó, nguyên tắc để ăn vào con không vào mẹ đó là các mẹ bầu cần cắt giảm đồ ăn vặt, các loại đồ ăn ngọt như bánh, nước hoặc ngay cả những loại trái cây có lượng đường nhiều như nhãn, vải, dưa hấu,...để tránh tình trạng mẹ bầu tăng cân vù vù mà lại không bổ sung được dưỡng chất cho em bé.
Tuyệt đối không bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp năng lượng và duy trì hoạt động trong suốt ngày dài. Đặc biệt với bà bầu tuyệt đối không được bỏ bữa sáng để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ sau giấc ngủ đêm, đồng thời kiểm soát lượng calo trong cơ thể, hạn chế nguy cơ tăng cân hay béo phì.
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước có vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra trơn tru, hỗ trợ thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố. Với mẹ bầu, uống đủ nước còn giúp mẹ hạn chế táo bón, làm giảm cảm giác thèm ăn vặt. Từ đó việc kiểm soát cân nặng cũng hiệu quả hơn.
TOP thực phẩm ăn vào con không vào mẹ
Mọi người cần hiểu thực phẩm ăn vào con không vào mẹ là những thực phẩm vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé nhưng không làm mẹ bầu tăng cân, béo phì.
Sữa tươi không đường
Sữa tươi không đường là nguồn cung cấp dưỡng chất đầy đủ và đa dạng, bổ sung sắt, canxi, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, nuôi dưỡng thai nhi trong cả thai kỳ mà không lo lắng về lượng đường có thể làm mẹ tăng cân. Lượng canxi dồi dào trong sữa tươi là nền tảng để bé phát triển xương khớp, cứng cáp ngay từ trong bụng mẹ.
Các bác sĩ sản khoa hiện nay cũng khuyên mẹ bầu uống sữa tươi không đường nhằm kiểm soát cân nặng mà không hề ảnh hưởng đến dưỡng chất bổ sung cho thai nhi. Sữa tươi có mùi vị dễ uống, không béo ngậy nên cho dù mẹ bị nghén vẫn có thể dùng bình thường.
>> Xem thêm: TOP 8+ Sữa Cho Bà Bầu Tốt Nhất Mẹ Khỏe Bé Phát Triển Đều
Khoai lang
Nói đến những thực phẩm vào con không vào mẹ thì chắc chắn phải kể đến khoai lang. Khoai lang là thực phẩm vô cùng lành tính và mang lại hiệu quả chăm sóc sức khỏe rất tốt. Trong khoai lang có đầy đủ chất xơ, vitamin B6 ( thúc đẩy quá trình hình thành tế bào máu), vitamin C, kali và sắt. Đặc biệt là beta-carotene mà cơ thể mẹ chuyển đổi thành vitamin A, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mắt, xương và da em bé nhưng lại không cung cấp nhiều đường hay tinh bột cho mẹ.
Hơn nữa, khoai lang còn là thực phẩm tốt cho tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ lớn trong khoai lang giúp mẹ cải thiện và phòng ngừa chứng táo bón. Vì thế mẹ bầu đừng bỏ qua khoai lang, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ.
Ngũ cốc
Trong các loại ngũ cốc có chứa nhiều chất xơ, đặc biệt cung cấp axit folic - dưỡng chất quan trọng bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật về ống thần kinh. Các chuyên gia khuyên rằng bà bầu nên ăn ngũ cốc và gạo lứt thay vì gạo tẻ sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho con mà cơ thể mẹ không bị tăng cân.
>> Xem thêm:Top ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng
Các loại hạt (hạnh nhân, óc chó,...)
Các loại hạt tự nhiên là thực phẩm vào con không vào mẹ, đặc biệt là hạnh nhân và hạt óc chó đều chứa nhiều chất béo lành mạnh, điển hình là omega 3, omega 6 - những chất béo cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi. Ngoài ra chúng còn chứa đa dạng các loại vitamin và khoáng chất, protein, magie, chất xơ,...
Mẹ bầu có thể dùng các loại hạt vào bữa ăn nhẹ, chỉ một lượng nhỏ nhưng đủ cung cấp dưỡng chất và nguồn năng lượng đáp ứng nhu cầu cơ thể. Nhờ đó mẹ luôn khỏe mạnh, em bé phát triển tốt nhất mà không sợ bị tăng cân, nặng nề.
Sữa chua
Sữa chua bổ sung lợi khuẩn cực tốt cho tiêu hóa và đường ruột. Sữa chua cũng chứa nhiều canxi hơn sữa, giàu vitamin nhóm B, vitamin D, kẽm và đa dạng các vi chất khác.
Mẹ bầu ăn 1 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ có cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ loãng xương và đảm bảo em bé phát triển tốt nhất. Không những thế, sữa chua cũng giúp cho làn da của bà bầu sáng mịn và khỏe đẹp hơn.
Thịt bò
Thịt bò là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt, giúp mẹ bầu không bị thiếu máu trong thai kỳ. Nghiên cứu cho thấy trong thịt bò có chứa một lượng protein và sắt khổng lồ cùng rất nhiều các loại vitamin như vitamin B12, B6…Tất cả những dưỡng chất này đều rất tốt cho cơ thể mẹ và thai nhi, không chỉ giảm các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt cho mẹ mà còn tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
Cá hồi
Ai cũng biết cá hồi là thực phẩm tốt cho sức khỏe của mọi người. Trong thai kỳ, các bà mẹ nên ăn cá hồi, ngoài cung cấp lượng protein và sắt lớn còn có thêm Omega 3 DHA và EPA những dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và sự phát triển trí não của em bé, liên quan đến khả năng nhận thức và trí thông minh của trẻ sau này. Tuy nhiên mẹ nên chế biến cá hồi thành các món ăn chín, không nên ăn sống, tái. Ngoài cá hồi, mẹ bầu cũng nên bổ sung đa dạng các loại thủy hải sản, tôm, cua khác mỗi tuần.
Các loại rau củ, trái cây tươi
Rau củ quả là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Với bà bầu thì việc tăng cường bổ sung các loại rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày càng cần thiết.
Rau xanh, trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, đa dạng. Nhờ đó tăng cường sức khỏe cho mẹ, cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho thai nhi mà mẹ bầu không lo tăng cân.
Nguồn chất xơ trong các loại rau củ, trái cây còn giúp mẹ bầu cải thiện chứng táo bón - tình trạng mà nhiều bà mẹ gặp phải khi mang thai. Chẳng hạn như các loại rau họ cải, súp lơ xanh, cà chua, quả đậu,....và các loại trái cây tươi như cam, táo, chuối, dâu tây, kiwi,...Mẹ có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các loại nước ép, sinh tố vừa ngon miệng vừa là thực phẩm tốt cho sức khỏe lại đẹp da, không lo tăng cân.
Dinh dưỡng trong thai kỳ là yếu tố quyết định trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Mặc dù cần phải tăng cường ăn uống nhưng nếu không muốn gặp tình trạng thừa cân, béo phì thì các bà mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, quan trọng nhất là những thực phẩm ăn vào con không vào mẹ.
Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng phụ nữ mang thai nên kết hợp sử dụng vitamin tổng hợp cho bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh, bé yêu phát triển tốt nhất cả thể chất và trí não. Đừng quên mẹ bầu phải nghỉ ngơi thường xuyên và luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan nhất.
MẸ BẦU NÊN ĐỌC:
- Bà bầu nên kiêng ăn gì để có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn?
- Bầu 3 Tháng Đầu Nên Ăn Gì Kiêng Gì Để Mẹ Khỏe, Thai Nhi Phát Triển Tốt
- TOP Sữa Hạt Tốt Cho Bà Bầu & Cách Làm Đơn Giản Tại Nhà
- TOP 6+ Thuốc Bổ Cho Bà Bầu Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
- Top sản phẩm bổ sung canxi cho bà bầu tốt nhất? Mua hàng ở đâu?
- TOP 9+ Axit Folic Cho Bà Bầu Được Mẹ Việt Dùng Nhiều Nhất & Lưu Ý Sử Dụng
- Bà Bầu Mấy Tháng Được Uống Nước Dừa? Cần Lưu Ý Những Gì?
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...