Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh: biểu hiện và giải pháp khắc phục
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục như thế nào?
- Biếng ăn sinh lý là gì?
- Nguyên nhân biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh
- Biểu hiện biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh
- Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh
- Phân biệt biếng ăn sinh lý với biếng ăn bệnh lý và tâm lý
- Giải pháp khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Trên hành trình nuôi con khôn lớn, chắc hẳn bà mẹ nào cũng ít nhất vài lần thắc mắc tại sao con đột ngột bỏ bú, lười ăn. Rất có thể đó là những biểu hiện biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh mà ba mẹ không nhận thấy.
Biếng ăn sinh lý là gì?
Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ đột nhiên chán ăn, lười ăn, ăn ít hơn so với mọi ngày. Tình trạng này xảy có thể chỉ diễn ra trong 1 - 2 ngày nhưng cũng có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần.
Biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi và đặc biệt với trẻ sơ sinh trong các giai đoạn 3 - 4 tháng, 6 tháng, 9 - 10 tháng, 16 - 18 tháng. Trong đó, biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi xảy ra phổ biến nhất.
Mặc dù đa số các trường hợp trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó tự hết. Nhưng nếu ba mẹ chủ quan, không sớm có biện pháp khắc phục đúng cách thì không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Mà lâu dài có thể diễn tiến thành biếng ăn tâm lý rất khó khắc phục.
Biếng ăn sinh lý là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nguyên nhân biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biếng ăn sinh lý ở trẻ trong những năm tháng đầu đời, cụ thể:
Trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ: thời kỳ mang thai, có thể do người mẹ không chú trọng bổ sung dưỡng chất nên khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng. Khi trẻ sinh ra có thể chất yếu, bú kém và khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng kém hơn.
Trẻ chưa kịp làm quen với chế độ ăn: sự thay đổi chế độ ăn uống từ bú sữa sang ăn dặm khiến trẻ chưa kịp thích nghi. Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, khả năng tiêu hóa kém. Khi chuyển sang thức ăn dạng đặc cần mất một khoảng thời gian để trẻ làm quen.
Trẻ tập trung vào các vận động thể chất: khi trẻ bắt đầu biết lẫy, biết ngồi, biết đứng, biết đi,...trẻ cảm thấy hào hứng thích thú vận động, khám phá thế giới xung quanh. Đây cũng là lúc trẻ có các biểu hiện chán ăn, ăn ít hơn so với bình thường.
Trẻ tập trung vào các hoạt động mà lơ là việc ăn
Biểu hiện biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh
Dựa vào các dấu hiệu trẻ biếng ăn sinh lý sẽ giúp ba mẹ sớm nhận ra sự thay đổi bất thường của con và có hướng xử lý kịp thời. Các biểu hiện đó có thể kể đến như:
- Trẻ đột ngột chán ăn, ăn ít: trẻ bú mẹ ít hơn bình thường, không chủ động đòi bú, thậm chí khi mẹ cho bú thì ngoảnh mặt từ chối. Với những bé đã ăn dặm cũng ăn rất ít, không muốn ăn gì, ngay cả món hàng ngày con thích.
- Trẻ ngậm đồ ăn rất lâu, lười nuốt: trẻ ngậm thức ăn rất lâu trong miệng mà không chịu nuốt. Một số trẻ còn có thái độ không hợp tác, phun, nhổ đồ ăn ra ngoài. Cũng vì thế mà khiến bữa ăn kéo dài suốt hàng tiếng đồng hồ, cả bố mẹ và con đều mệt mỏi.
- Trẻ nghịch ngợm, hiếu động, phớt lờ việc ăn uống: ở giai đoạn trẻ tập bò, tập đi, trẻ trở nên hiếu động và thích khám phá môi trường xung quanh. Do đó mà nhiều trẻ thường mải chơi quên cả ăn uống, phớt lờ khi mẹ bón cơm và thường không chịu ngồi yên trong bữa ăn.
- Trẻ chững cân, chậm tăng cân và tăng chiều cao: biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi nói riêng hay bất cứ trong giai đoạn nào thì dấu hiệu nhận biết đó là trẻ không có sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng.
Dấu hiệu trẻ biếng ăn sinh lý
Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh
Giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi: trẻ tập lẫy, ngóc đầu
Đây là giai đoạn mà trẻ sơ sinh có sự phát triển vượt trội về thể chất. Không chỉ chuyển động tay và chân mượt mà, bé còn nhận ra sự thay đổi của thế giới xung quanh. Chẳng hạn như các chuyển động, tiếng động, tiếng gọi của ba mẹ.
Chính vì những cảm nhận này nên trẻ mải mê với các hoạt động phối hợp chân tay, biết ngóc đầu, biết lật, biết lẫy,...mà quên mất việc ăn uống. Thậm chí trẻ còn cáu gắt khi đang tập mà bố mẹ bế lên bắt ăn hay làm điều gì khác. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, ba mẹ không cần quá lo lắng vì qua giai đoạn này trẻ sẽ ăn uống bình thường và ngoan ngoãn hơn.
Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 - 4 tháng tuổi
Giai đoạn 6 tháng tuổi: trẻ chuyển sang ăn dặm
Trẻ đã ngồi vững, biết cầm nắm và dần thích thú với màu sắc, hình dạng bắt mắt của các món ăn. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa còn non nớt nên việc chuyển từ thức ăn dạng lỏng (sữa mẹ) sang dạng đặc, mềm hơn vẫn khiến trẻ chưa thích nghi ngay được.
Bên cạnh đó, giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu tập lăn, tập bò để tìm kiếm các vị trí mới thay vì chỉ ngồi yên một chỗ như trước đây. Điều này cũng là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn, biếng ăn sinh lý.
Giai đoạn 9 - 10 tháng tuổi: trẻ tập đi
Bé bắt đầu bám víu thứ gì đó để đứng vững và bắt đầu những bước đi đầu tiên. Trẻ không thích bò nữa mà tập đi, muốn đi nhiều hơn. Khi trẻ thấy mình đi lại giống như mọi người thì càng mải mê và mất tập trung vào bữa ăn.
Trẻ sẽ không chịu ngồi yên một chỗ nên ba mẹ có thể cho trẻ vừa ăn vừa chơi. Tuy nhiên không nên để trẻ quá tập trung chơi mà ngậm lâu, quên nuốt thức ăn. Hơn nữa, mẹ nên bắt đầu cai sữa đêm, trẻ sẽ nhanh có cảm giác đói và muốn ăn hơn. Nhờ đó mà tập trung vào các bữa ăn chính ban ngày.
Trẻ tập đi và không chịu ngồi yên trong bữa ăn
Giai đoạn 16 - 18 tháng: trẻ mải mê khám phá xung quanh
Mốc 16 - 18 tháng là giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh do trẻ mải mê vào các hoạt động vận động, chạy nhảy, khám phá thế giới xung quanh dẫn đến lười ăn và cả lười ngủ.
Lúc này, trẻ đã có nhận thức về hành động của mình. Vì vậy việc dạy bảo và hình thành thói quen, tích cách cho con là vô cùng quan trọng. Bố mẹ nên cân nhắc trước khi chấp nhận các yêu cầu của con, cố gắng “huấn luyện” cho con thói quen sống lành mạnh. Dù trẻ biếng ăn cũng cần hình thành thời gian ăn uống đúng giờ.
Giai đoạn 2 - 3 tuổi: trẻ bắt đầu đi học
Từ 2 - 3 tuổi là giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý do ảnh hưởng của việc thay đổi môi trường sinh hoạt và chế độ ăn uống. Khi đi học, trẻ cũng phải làm với với bạn bè, cô giáo và nhiều thứ mới lạ xung quanh, khác với những gì thân thuộc trong gia đình. Tùy tốc độ thích nghi của từng đứa trẻ mà thời gian trẻ biếng ăn sinh lý có thể từ 1 - 2 tuần hoặc kéo dài lâu hơn.
Biếng ăn sinh lý khi trẻ bắt đầu đi học
Phân biệt biếng ăn sinh lý với biếng ăn bệnh lý và tâm lý
Trẻ nhỏ biếng ăn khiến bất cứ ba mẹ nào cũng đều lo lắng. Để vượt qua giai đoạn “khủng hoảng” này thì phải nắm rõ nguyên nhân của vấn đề mới có các xử lý phù hợp. Vậy làm thế nào để biết trẻ đang biếng ăn sinh lý hay là biếng ăn do tâm lý, bệnh lý thì bạn cần phân biệt rõ 3 dạng biếng ăn này.
Đặc điểm | Biếng ăn sinh lý | Biếng ăn bệnh lý | Biếng ăn tâm lý |
Thời điểm xuất hiện | Xuất hiện vào giai đoạn chuyển tiếp, trẻ có sự phát triển thể chất, vận động vượt trội và gây biếng ăn đột ngột | Xuất hiện trong các đợt của trẻ như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, sốt, tiêu chảy,... | Xuất hiện khi trẻ hình thành tâm lý sợ hãi, lo lắng do bị mẹ ép ăn, quát mắng, dọa nạt. |
Hệ quả | Thường không để lại hậu quả nghiêm trọng | Trẻ bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như kẽm, canxi, vitamin A,... | Trẻ bị tổn thương tâm lý và thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ |
Kéo dài bao lâu | Tự hết sau vài ngày hoặc 1 - 2 tuần | Khi trẻ khỏi ốm, sức khỏe ổn định thì tình trạng biếng ăn cũng chấm dứt | Có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều tháng nếu mẹ không hiểu tâm lý của con |
⇒Tham Khảo thêm: Làm thế nào để khắc phục chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ?
Giải pháp khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh
Cho trẻ bú sữa mẹ đúng cách
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy với trẻ dưới 2 tuổi, cho trẻ bú sữa đúng cách cũng giúp cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý.
Tư thế chuẩn khi cho bé bú là đặt thân và đầu cùng nằm trên một đường thẳng, mặt bé đối diện với núm vú và áp bụng vào bụng mẹ. Nên cho bé bú ở nơi ít tiếng ồn, không gian thoải mái để bé tập trung vào việc bú mẹ.
Tăng cữ bú sữa trong ngày
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ hoàn toàn thì ngoài các cữ sữa cách nhau mỗi 3 tiếng, mẹ nên tăng thêm cữ sữa trong ngày cho con. Tăng cữ sữa không chỉ giúp trẻ có đủ dinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện mà cũng là cách cho trẻ ngủ ngon giấc, ít quấy khóc hơn.
Tuy nhiên, mẹ cần chú ý không nên ép trẻ bú sữa khi con đã no sẽ làm bé khó chịu và có tâm lý sợ hãi. Điều này càng khiến cho tình trạng biếng ăn nghiêm trọng và dễ trở thành biếng ăn tâm lý.
Tăng cữ sữa cho bé trong ngày
Tăng chất lượng sữa mẹ
Sữa mẹ giàu dinh dưỡng và thơm mát sẽ kích thích trẻ bú nhiều hơn. Do đó, giải pháp để cải thiện biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh đó là người mẹ nên có một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất bằng cách bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng vào khẩu phần ăn.
- Tăng cường rau xanh, củ quả, trái cây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào
- Thịt, cá vừa giàu chất đạm, vừa chứa chất béo Omega 3, bổ sung DHA tốt cho cả mẹ và bé
- Sữa chua, phô mai, các loại hạt, ngũ cốc là thực phẩm giàu canxi tốt cho sự phát triển xương, răng của trẻ
Bổ sung sữa công thức
Để khắc phục biếng ăn sinh lý thì mẹ có thể bổ sung sữa công thức phù hợp với độ tuổi của bé. Nên ưu tiên các loại sữa có thành phần đạm nhỏ và các dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó sẽ giúp trẻ tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cũng như kích thích trẻ bú mẹ nhiều hơn.
⇒ Tham khảo: Một số loại sữa cho bé được chuyên gia khuyên dùng:
Chia nhỏ bữa ăn
Trẻ nhỏ khi bước vào giai đoạn biếng ăn sinh lý thường rất lười ăn, ăn ít, thậm chí là bỏ bữa. Hơn nữa, dung tích dạ dày của trẻ cũng khá nhỏ. Vậy thay vì lượng thức ăn nhiều và ăn ít bữa trong ngày. Mẹ nên thay đổi ngược lại bằng cách cho trẻ ăn nhiều bữa và giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa.
Trẻ có thể ăn từ 6 - 8 bữa/ngày bao gồm cả sữa và bữa phụ. Cách này vừa giúp đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho con mà tránh gây quá tải, khiến bé không cảm thấy bị “nhồi nhét” quá nhiều.
Chia nhỏ bữa ăn giúp bé cảm thấy thoải mái
Chọn thực phẩm phù hợp
Hệ tiêu hóa của trẻ còn hoạt động kém nên việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có ý nghĩa quan trọng. Vậy nên, phụ huynh hãy ưu tiên chọn các thực phẩm mềm, lỏng. Chẳng hạn như cháo, súp, bún, các loại canh sẽ giúp bé dễ nhai, nuốt, ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt và hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.
Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh bổ sung rất nhiều lợi khuẩn có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa “trơn tru”. Đồng thời còn ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu,...Từ đó kích thích trẻ ăn ngon và ăn được nhiều hơn, giúp trẻ tăng cân tự nhiên một cách lành mạnh.
⇒ Tham khảo: Men vi sinh tốt cho trẻ biếng ăn:
Tạo hứng thú với bữa ăn
Làm gì khi trẻ biếng ăn sinh lý? Biếng ăn sinh lý thường xảy ra khi trẻ mải mê vận động và khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, phụ huynh hãy tạo hứng thú cho trẻ bằng cách:
- Trình bày, trang trí món ăn đa dạng, nhiều hình thù và màu sắc bắt mắt sẽ kích thích thị giác, gợi sự tò mò và hào hứng của trẻ với bữa ăn
- Khuyến khích trẻ tự ăn, có thể là bốc bằng tay hoặc sử dụng đũa, thìa
- Cho con chơi các trò chơi liên quan đến đồ ăn và dụng cụ đựng thức ăn để con làm quen và có thiện cảm hơn
Trang trí bữa ăn đẹp mắt và hấp dẫn
Tạo thói quen ăn uống khoa học
Thói quen ăn uống có tác động rất lớn đến “năng suất” bữa ăn của trẻ, vậy nên ba mẹ hãy chú ý nhé.
- Hướng sự tập trung của trẻ vào bữa ăn, không vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại
- Mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá lâu, tối đa là 30 - 40 phút
- Hạn chế để trẻ ăn vặt, ăn đồ ngọt trước các bữa ăn chính
- Cho bé ngồi ghế ăn dặm hoặc ngồi ăn chung với gia đình
Không quát nạt con
Sự kiên trì và thái độ dịu dàng với con là giải pháp khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Điều này tưởng chừng dễ mà không phải ba mẹ nào cũng làm được.
Ba mẹ không nên ép con ăn khi con không muốn, tuyệt đối không quát mắng, dọa nạt, lớn tiếng sẽ khiến trẻ càng sợ ăn. Hãy luôn thoải mái và nhẹ nhàng với con trẻ, giúp con thích nghi với giai đoạn phát triển thể chất mới. Vượt qua giai đoạn này trẻ sẽ sớm ăn uống ngon miệng như trước.
Trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Biếng ăn sinh lý rất nhanh khỏi, thường chỉ diễn ra tối đa 2 tuần hoặc thậm chí là tự hết sau vài ngày nếu mẹ có biện pháp cải thiện phù hợp. Tuy nhiên, một số trường hợp biếng ăn sinh lý kéo dài có thể tiến triển thành bệnh lý và cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý cần đưa đi khám:
- Trẻ biếng ăn kéo dài trên 3 tuần
- Trẻ bỏ ăn trong suốt 1 ngày
- Trẻ biếng ăn kèm các biểu hiện như sốt, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón,...
- Trẻ chậm phát triển chiều cao và cân nặng hơn hẳn các bạn cùng độ tuổi
Hy vọng bài viết trên đã giúp ba mẹ hiểu rõ về biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh. Từ đó sớm nhận biết các dấu hiệu bất thường của trẻ trong việc ăn uống cũng như có giải pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của con nhé!
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...