- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- 10+ triệu chứng cảm cúm ở người lớn, trẻ em, bà bầu
10+ triệu chứng cảm cúm ở người lớn, trẻ em, bà bầu
Hướng dẫn cách nhận biết nhanh triệu chứng cảm cúm ở người lớn, bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Từ đó sớm có biện pháp điều trị, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và hạn chế lây truyền cho những người xung quanh.
Cảm cúm có khả năng xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và hầu như ai cũng ít nhất vài lần bị cúm trong đời. Nếu một sáng thức dậy bạn thấy cơ thể rã rời, ho, đau họng, mệt mỏi mà không biết mình bị cảm cúm hay cảm lạnh thì nên tìm hiểu ngay các triệu chứng cảm cúm thông thường. Nhận biết sớm cảm cúm có triệu chứng gì sẽ giúp bạn chữa cảm cúm kịp thời, tránh ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
Bệnh cúm là gì?
Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra, chủ yếu là 3 chủng virus cúm A, B, C. Trong đó, chủng cúm A và cúm B phổ biến hơn, thường gặp ở người. Virus cúm tấn công vào hệ hô hấp qua đường mũi, miệng, đến cổ họng, các ống phế quản và có thể gồm cả phổi.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng nhiễm cúm. Tỷ lệ mắc cúm ở người lớn là 5 - 10%, ở trẻ em thì tỷ lệ cao hơn, từ 20 - 30% do đây là nhóm đối tượng nhạy cảm, có sức đề kháng yếu. Bệnh cảm cúm thường gặp nhất trong giai đoạn giao mùa, dễ lây truyền giữa các thành viên trong gia đình và có nguy cơ bùng phát thành dịch.
Bệnh cảm cúm là bệnh do virus cúm gây ra
Triệu chứng cảm cúm ở người lớn
Cơ thể mệt mỏi
Một trong những triệu chứng bệnh cảm cúm phải nhắc đến đầu tiên và cũng dễ nhận biết nhất đó là cơ thể mệt mỏi quá mức hoặc đột ngột. Bạn cảm thấy không có năng lượng để làm bất cứ việc gì. Việc cơ thể bị mất sức và mệt mỏi gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất học tập, làm việc và cả ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Cảm cúm triệu chứng đầu tiên là cơ thể mệt mỏi
Đau nhức cơ
Tình trạng đau nhức có thể xuất hiện tại nhiều khu vực trên cơ thể, nhưng đặc biệt là ở vùng đầu, lưng và chân. Các cơn đau cơ khiến bạn cảm thấy khó khăn khi xoay người, vận động và làm việc. Lúc này bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, không nên gắng sức.
Đau nhức cơ toàn thân
Ớn lạnh
Ớn lạnh đều là triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh. Nhưng để phân biệt giữa hai bệnh lý này cần dựa vào các dấu hiệu đi kèm khác. Ớn lạnh thường xảy ra trước khi bị sốt, bạn có thể nhận thấy một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng và đôi khi rùng mình.
Cơ thể ớn lạnh, rùng mình
Ho khan, ho có đờm
Ho là triệu chứng phổ biến của các bệnh lý đường hô hấp và bệnh cảm cúm cũng không ngoại lệ. Virus cúm khiến người bệnh ho, có thể là ho khan, ho ra đờm hoặc chất nhầy, thở khò khè kèm theo tức ngực. Cơn ho dai dẳng kéo dài dẫn ăn uống kém, khó ngủ, mất ngủ.
Ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng
Đau họng
Triệu chứng cảm cúm là gì? Virus cúm tấn công khiến các tế bào niêm mạc họng bị sưng, gây đau họng mà có thể không kèm theo ho. Ban đầu có thể bạn chỉ thấy cổ họng khó chịu và kích thích. Tuy nhiên khi virus tiến triển sẽ khiến cơ đau rõ rệt, nuốt vướng, thậm chí là không thể nuốt đồ ăn hoặc nước như bình thường.
Một trong những biểu hiện của cảm cúm là đau họng
Sốt
Sốt là triệu chứng cảm cúm thường xuất hiện ở giai đoạn đầu nhưng không phải ai nhiễm virus cúm cũng bị sốt. Bạn có thể bị sốt vừa hoặc sốt cao từ 38 độ trở lên. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng chống lại nhiễm trùng.
Triệu chứng cảm cúm là sốt
Hắt hơi
Virus cúm xâm nhập vào cơ thể, gây kích thích niêm mạc mũi, cộng thêm các tác nhân gây hại khác từ môi trường như bụi bẩn, khói xe, khói thuốc lá khiến bạn hắt hơi liên tục. Song đây cũng là phản ứng của cơ thể để tống khứ virus ra ngoài.
Hắt hơi liên tục
Nghẹt mũi
Triệu chứng cảm cúm thường gặp đó là nghẹt mũi. Nguyên nhân là do virus cúm khiến niêm mạc vùng mũi bị tổn thương và sưng lên, thu hẹp đường thở. Nghẹt mũi khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Mặc dù vậy, bạn không nên sử dụng thuốc co mạch mà hãy vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý sẽ an toàn và hạn chế gặp tác dụng phụ.
Nghẹt mũi khiến việc hô hấp khó khăn
Chảy nước mũi
Hiện tượng chảy nước mũi là do dịch nhầy trong khoang mũi quá nhiều. Bạn nên thường xuyên hỉ mũi để loại bỏ chất dịch, nhưng cần lưu ý không nên dùng khăn giấy chà xát quá mạnh sẽ khiến vùng da xung quanh đầu mũi bị đau, đỏ rát.
Chảy nước mũi do dịch nhầy trong mũi tích tụ
Tiêu chảy
Ngoài những triệu chứng ở hệ hô hấp thì bệnh cúm còn gây ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa. Một số chủng virus cúm có thể gây tiêu chảy, đi ngoài. Tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, mất chất điện giải, càng khiến cơ thể suy kiệt.
Bệnh cảm cúm có thể ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa
Buồn nôn
Cảm giác kích thích ở cổ họng, đau họng, ho dai dẳng khiến người bệnh thấy buồn nôn hoặc nôn. Sau khi nôn, mặc dù sẽ dễ chịu hơn nhưng cơ thể cũng bị mất nước và chất dinh dưỡng. Vì vậy bạn nên uống đủ nước và cố gắng ăn uống để nhanh phục hồi thể trạng.
Ho, kích thích cổ họng gây buồn nôn
Triệu chứng cảm cúm ở trẻ em
Triệu chứng cảm cúm ở trẻ nhỏ
Cảm cúm là bệnh lý đường hô hấp rất dễ gặp phải ở trẻ em. Vậy triệu chứng cảm cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì? Ngoài các biểu hiện gồm ho, sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi,...như ở người lớn thì trẻ còn có các dấu hiệu khác cần được chú ý và chăm sóc y tế.
- Khó đánh thức trẻ dậy do trẻ mệt mỏi quá mức
- Chán ăn, biếng ăn
- Không uống đủ nước
- Khóc mà không có nước mắt
- Phát ban đỏ trên da
- Khó tiểu
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì những biểu hiện cơ thể chính là phương thức giao tiếp với bố mẹ thay cho ngôn ngữ. Vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt chú ý những thay đổi bất thường của trẻ để sớm nhận biết triệu chứng cảm cúm ở trẻ và có cách xử lý kịp thời.
⇒ Tham khảo: Sản phẩm tăng đề kháng phòng ngừa cảm cúm cho trẻ em:
Triệu chứng cảm cúm ở bà bầu
Thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi khiến hệ miễn dịch yếu và sức đề kháng suy giả. Đó cũng là nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị tấn công bởi virus cúm, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
Các triệu chứng cảm cúm ở bà bầu có thể kể đến như đau đầu, mệt mỏi, ho, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, đau cơ, ớn lạnh, đổ mồ hôi,...Bà bầu bị cảm cúm không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người mẹ mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì vậy, nếu bà bầu bị cảm cúm nên sớm đến gặp bác sĩ để thăm khám, làm các xét nghiệm liên quan cũng như có phương pháp điều trị chuẩn Y khoa.
Trong và sau thời gian bị cúm, thai phụ nên khám thai và siêu âm mỗi 2 tuần/lần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Triệu chứng cảm cúm khi mang thai
Cảnh báo triệu chứng cảm cúm nghiêm trọng
Thông thường, người mắc cảm cúm có thể tự hồi phục sau 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của cảm cúm phụ thuộc vào sức khỏe tổng quát của người bệnh. Một số dấu hiệu cảnh báo mức độ nghiêm trọng của cảm cúm là:
- Khó thở
- Đau ngực
- Da và môi tái xanh
- Mất nước trầm trọng (do tiêu chảy và nôn mửa)
- Chóng mặt và nhầm lẫn
- Ho nặng hơn, ho dai dẳng nhiều ngày
- Sốt từng đợt
Trường hợp người bệnh gặp xuất hiện các triệu chứng này cần được đưa đi cấp cứu nhanh chóng, tránh những hệ quả khôn lường có thể đe dọa đến tính mạng.
Chóng mặt, choáng váng là triệu chứng cảm cúm nghiêm trọng
Phân biệt triệu chứng cảm cúm với cảm lạnh
Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau do các chủng virus khác nhau gây nên. Song vì có các triệu chứng khá tương đồng nên khiến nhiều người khó phân biệt.
Nhìn chung, bệnh cảm cúm nặng hơn cảm lạnh. Bệnh cảm lạnh tiến triển chậm, chỉ tác động tới xoang, mũi, họng, kèm theo các triệu chứng đau đầu, hắt hơi, nghẹt mũi, thân nhiệt không tăng đều.
Ngược lại, bệnh cảm cúm có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang,...Các triệu chứng cảm cúm dồn dập, tăng nhanh, ban đầu là sốt trên 38 độ, đau đầu rồi tới đau nhức cơ thể, mệt mỏi, sổ mũi,...
Cảm lạnh thường giảm nhẹ và tự khỏi sau 7 - 10 ngày, mặc dù các triệu chứng cảm lạnh có thể kéo dài đến 2 tuần. Còn cảm cúm thường kéo dài từ 7 - 15 ngày, các triệu chứng cảm cúm đến nhanh và có thể trở nên nghiêm trọng.
Mức độ các triệu chứng của bệnh cảm cúm và cảm lạnh
⇒ Một số loại thuốc trị cảm cúm:
Cách phòng ngừa cảm cúm
Cảm cúm là bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp. Do đó, bạn nên chủ động phòng bệnh cúm bằng các biện pháp:
- Tiêm vacxin phòng ngừa cúm mỗi năm. Vacxin có tỷ lệ bảo vệ cơ thể khỏi virus cúm lên đến 90%. Tiêm vacxin giúp giảm tới 60% tỷ lệ mắc cảm cúm ở người lớn tuổi.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài và đến nơi công cộng
- Rửa tay sạch sẽ, hạn chế đưa tay tiếp xúc với mắt, mũi, miệng
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý
- Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, đặc biệt là tránh tiếp xúc gần với người đang mắc cúm
- Hạn chế sờ, cầm nắm vào các đồ vật ở nơi công cộng
- Lau dọn nhà cửa sạch sẽ, khử khuẩn vật dụng trong nhà
- Luôn giữ ấm cơ thể, xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất, hạn chế sử dụng chất kích thích
- Tạo thói quen vận động, luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe, phòng bệnh cảm cúm và cũng giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn nếu bị nhiễm cúm
Trên đây là những triệu chứng cảm cúm thông thường ở người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà ba mẹ cần đặc biệt lưu ý. Đồng thời cũng cần phân biệt rõ bệnh cảm cúm và cảm lạnh không phải là một. Chủ động phòng tránh bệnh vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh!
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
⇒ Tham khảo:
- Top 3 thuốc điều trị cảm cúm tốt nhất hiện nay: Tiffy Dey, Flotadol F và Dozoltac
- Bệnh viêm phế quản cấp: dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa
- Top 15 thuốc xịt viêm mũi dị ứng tốt nhất bác sĩ khuyên dùng
- Bệnh cảm cúm có biểu hiện gì? Cách điều trị tại nhà tốt nhất
- Bệnh cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi? Cách tự chữa cảm cúm tại nhà
- Top 10 thuốc chữa cảm cúm nhanh khỏi nhất nên có sẵn trong nhà
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...