Thiếu Vitamin C gây bệnh gì? 15+ dấu hiệu thiếu Vitamin C của cơ thể
Thiếu Vitamin C gây ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của cơ thể và hàng loạt những căn bệnh nguy hiểm khác. Những dấu hiệu thiếu Vitamin C thường gặp là gì? Thiếu Vitamin C gây ra bệnh gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
- Hàm lượng Vitamin C khuyến cáo mỗi ngày
- Nguyên nhân khiến cơ thể thiếu Vitamin C
- 15+ dấu hiệu thiếu Vitamin C của cơ thể không thể bỏ qua
- Da sần sùi, lão hóa
- Biểu hiện thiếu Vitamin C: Lông trên cơ thể xoan hình xoắn ốc
- Quanh nang lông có màu đỏ là dấu hiệu cơ thể thiếu Vitamin C
- Triệu chứng thiếu Vitamin C biểu hiện trên móng tay
- Dễ bầm tím trên da là biểu hiện của thiếu Vitamin C
- Vết thương chậm lành
- Sưng, đau khớp và yếu xương
- Chảy máu nướu và tăng nguy cơ rụng răng
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, căng thẳng
- Cơ thể tăng cân bất thường
- Xảy ra tình trạng viêm mãn tính và mất cân bằng oxy hóa
- Suy giảm thị lực
- Thiếu Vitamin C chảy máu cam
- Nổi mẩn đỏ và mề đay trên da
- Thiếu Vitamin C gây bệnh gì?
- Thiếu Vitamin C nên ăn gì?
Cơ thể không thể tự tổng hợp Vitamin C, để không xảy ra tình trạng thiếu Vitamin C,chúng ta cần bổ sung hàm lượng vừa đủ mỗi ngày. Những dấu hiệu thiếu Vitamin C là gì? Thiếu Vitamin C gây bệnh gì? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Vitamin và khoáng chất | Đơn vị | Dưới 1 tuổi | Từ 1 tuổi- 4 tuổi | Trên 4 tuổi và người trưởng thành | Phụ nữ có thai và cho con bú |
Vitamin A | IU | 1500 | 2500 | 5000 | 8000 |
Vitamin B1 | mg | 0.5 | 0.7 | 1.5 | 1.7 |
Vitamin B2 | mg | 0.6 | 0.8 | 1.7 | 2 |
Vitamin B3 (PP) | mg | 8 | 9 | 20 | 20 |
Vitamin B6 | mg | 0.4 | 0.7 | 2 | 2.5 |
Vitamin B12 | mg | 2 | 3 | 6 | 8 |
Acid Folic (Vitamin B9) | mg | 0.1 | 0.2 | 0.4 | 0.8 |
Biotin (Vitamin B8) | mg | 0.5 | 0.15 | 0.3 | 0.3 |
Acid Pantotenic (B5) | mg | 3 | 5 | 10 | 10 |
Vitamin C | IU | 35 | 40 | 60 | 60 |
Vitamin D | IU | 400 | 400 | 400 | 400 |
Vitamin E | IU | 5 | 10 | 30 | 30 |
Canxi | mg | 600 | 800 | 1000 | 1300 |
Sắt | mg | 15 | 10 | 18 | 18 |
Photpho | mg | 500 | 800 | 1000 | 1300 |
Iod | mcg | 45 | 70 | 150 | 150 |
Magie | mg | 70 | 200 | 400 | 450 |
Kẽm | mg | 5 | 8 | 15 | 15 |
Đồng | mg | 0.6 | 1 | 2 | 2 |
Hàm lượng Vitamin và khoáng chất khuyến cáo
Hàm lượng Vitamin C khuyến cáo mỗi ngày
Vitamin C hay Acid Ascorbic, là một chất hữu cơ mà cơ thể con người không tự tổng hợp được, mà cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng thực phẩm chức năng từ bên ngoài. Vitamin C được dùng với số lượng nhỏ, thích hợp để duy trì quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường. Vitamin C thuộc nhóm tan trong nước và không được cơ thể tích trữ mà sẽ đào thải bằng đường tiết niệu nếu không sử dụng hết.
Tổng lượng Vitamin C trong cơ thể người khỏe mạnh là 1500mg. Nồng độ sẽ giảm xuống dưới 350mg dẫn đến bệnh thiếu Vitamin C. Tuy nhiên, nếu quá liều Vitamin C cũng sẽ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy liều dùng khuyến cáo (RDA) và liều dùng giới hạn cho Vitamin C là bao nhiêu?
Liều dùng Vitamin C tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng cơ thể của mỗi người. Theo các chuyên gia, liều dùng là:
Liều dùng Vitamin C
- Với trẻ em từ 1 tuổi đến 3 tuổi, nên bổ sung 15mg mỗi ngày
- Với trẻ từ 4 tuổi đến 8 tuổi, nên bổ sung 25mg
- Với trẻ từ 9 đến 13 tuổi, nên bổ sung 45mg mỗi ngày
- Với trẻ vị thành niên từ 14 tuổi đến 18 tuổi, bổ sung 75mg với nam giới và 65mg với nữ giới
- Với người trưởng thành trên 19 tuổi, mỗi ngày cần 90mg cho nam giới và 75mg với nữ giới.
- Người hút thuốc lá, cần tăng thêm 35mg so với người bình thường
- Phụ nữ có thai cần bổ sung 85mg Vitamin C mỗi ngày
- Phụ nữ cho con bú, bổ sung 120mg mỗi ngày.
Và liều giới hạn cho các độ tuổi là:
Liều giới hạn Vitamin C
- Với trẻ em từ sơ sinh đến 3 tuổi là 400mg mỗi ngày
- Với trẻ em từ 4 tuổi đến 8 tuổi sẽ cần 650mg mỗi ngày
- Với trẻ em từ 9 tuổi đến 13 tuổi sẽ cần bổ sung 1.200mg mỗi ngày
- Với thanh thiếu niên từ 14 tuổi đến 18 tuổi cần bổ sung 1.800mg mỗi ngày
- Hàm lượng Vitamin C bổ sung cho cơ thể không quá 2000mg mỗi ngày. Đối với những trường hợp đặc biệt, sử dụng Vitamin C theo chỉ định của chuyên gia y tế.
Nguyên nhân khiến cơ thể thiếu Vitamin C
Thiếu Vitamin C thường gặp ở những người ít ăn rau củ
Nguyên nhân khiến người lớn và trẻ thiếu Vitamin C thường gặp là do:
- Chế độ dinh dưỡng thiếu Vitamin C: Đối với những người áp dụng chế độ ăn kiêng khắt khe, trẻ em ăn sữa bò, người cao tuổi chỉ uống trà và ăn kiêng bánh mì, người lười ăn rau,... khiến chế độ dinh dưỡng nghèo nàn dẫn tới cơ thể thiếu Vitamin C.
- Chế biến thực phẩm sai cách: Vitamin C dễ bị oxy hóa, vì vậy, nếu chế biến không đúng cách, rất dễ làm mất hoặc biến chất Vitamin C. Trong đó, những món ăn được chế biến theo hình thức chiên, xào ở nhiệt độ quá cao làm tăng tốc độ oxy hóa của Vitamin C gây mất tác dụng. Để giữ được nguyên chất, bạn hãy thêm những loại hoa quả tươi vào chế độ ăn mỗi ngày.
- Người gặp vấn đề về chuyển hóa dinh dưỡng: Với những người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài, suy dinh dưỡng, mắc bệnh về gan, thận,... ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng ở cơ quan tiêu hóa sẽ dẫn tới thiếu Vitamin C.
- Bổ sung không đủ hàm lượng: Thường xảy ra ở trẻ em phát triển nhanh, phụ nữ có thai, người đang cho con bú và những người cần bổ sung Vitamin C với hàm lượng cao hơn khuyến cáo. Với người trưởng thành hút thuốc, nghiện rượu, thừa sắt,...
15+ dấu hiệu thiếu Vitamin C của cơ thể không thể bỏ qua
Vitamin C là một trong những loại Vitamin thiết yếu của cơ thể, quyết định đến khả năng đề kháng, giúp chống lại những tác nhân gây bệnh từ môi trường. Như thế nào là thiếu Vitamin C? 15+ dấu hiệu thiếu Vitamin C của cơ thể mà chúng ta dễ dàng bỏ qua, khiến tình trạng thiếu hụt kéo dài, dẫn tới hàng loạt căn bệnh nguy hiểm.
Da sần sùi, lão hóa
Vitamin C nổi tiếng là chất chống oxy hóa hiệu quả, với tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh Collagen tự nhiên trong cơ thể, tái tạo và phục hồi những tế bào biểu bì đứt gãy. Vitamin C giúp tăng khả năng đàn hồi của da, tham gia vào các mô liên kết ở tóc, da, móng, khớp xương và mạch máu.
Dấu hiệu thiếu Vitamin C sớm biểu hiện trên da lão hóa
Thiếu Vitamin C trên 3 tháng sẽ tăng nguy cơ dày sừng nang lông, gây nên tình trạng da sần sùi. Những vết sần thường xuất hiện ở mặt sau của bắp tay, đùi và mông do tích tụ Keratin trong lỗ chân lông gây nên. Tình trạng này sẽ dần hồi phục nếu được bổ sung đủ Vitamin C.
Biểu hiện thiếu Vitamin C: Lông trên cơ thể xoan hình xoắn ốc
Lông xoắn ốc do khiếm khuyết Protein
Biểu hiện này thường không được chú ý đến vì lông mọc ở uốn cong hoặc cuộn lại thành hình xoắn ốc. Nguyên nhân do những khiếm khuyết xuất hiện ở cấu trúc Protein lông trong quá trình phát triển. Những sợi lông này có xu hướng rụng trước khi tạo rõ thành hình xoắn ốc nhiều hơn. Tình trạng này có thể chấm dứt khi bổ sung đủ lượng Vitamin C ít nhất 1 tháng.
Quanh nang lông có màu đỏ là dấu hiệu cơ thể thiếu Vitamin C
Xuất huyết quanh nang lông
Xung quanh nang lông trên bề mặt da có nhiều mạch máu, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho nang lông phát triển. Thiếu Vitamin C khiến các mạch máu mỏng manh và dễ vỡ hơn. Khi đó, các đốm xuất huyết dưới da màu đỏ tươi xuất hiện xung quanh các nang lông trên da. Tình trạng xuất huyết quanh nang lông sẽ hết nếu bạn bổ sung Vitamin C đầy đủ cho cơ thể trong 1 tháng.
Triệu chứng thiếu Vitamin C biểu hiện trên móng tay
Xuất hiện đốm trên móng tay xuất hiện khi cơ thể thiếu Vitamin C
Biểu hiện thiếu Vitamin C trên móng tay là móng tay có dạng thìa với hình dạng lõm vào trong, xuất hiện đốm trắng hoặc đường màu đỏ trên móng. Nguyên nhân do khi thiếu Vitamin C làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể, dẫn tới lượng máu nuôi dưỡng móng tay không đủ, dẫn tới móng mỏng và dễ gãy. Những đường dọc hoặc đốm trên móng tay gọi là xuất huyết dạng mảnh, thường xuất hiện khi thiếu Vitamin C từ 2-3 tháng trở lên.
Dễ bầm tím trên da là biểu hiện của thiếu Vitamin C
Vết bầm tím trên da
Vết bầm tím trên da xuất hiện do các mạch máu dưới da bị phá vỡ. Những người hay bị bầm tím dưới da, nên bổ sung thêm Vitamin C vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, giúp làm giảm tình trạng này trên da.
Vết thương chậm lành
Vết thương lâu lành
Tốc độ lành của vết thương chậm lại do thiếu Vitamin C dẫn tới khả năng sản sinh Collagen của cơ thể suy giảm. Collagen là một dạng sợi Protein, chúng liên kết thành mạng lưới dày đặc, nâng đỡ bề mặt da. Vết thương gây ra tình trạng đứt gãy liên kết, thiếu Vitamin C kéo dài khiến liên kết này không thể hồi phục nhanh chóng.
Sưng, đau khớp và yếu xương
Ngoài da, các khớp là nơi chứa nhiều Collagen ở dạng mô liên kết trong cơ thể. Thiếu Vitamin C gây ảnh hưởng đến hoạt động của khớp xương, thậm chí là chảy máu trong khớp xương dẫn tới sưng và đau khớp. Hiện tượng này thường xảy ra ở những khớp lớn, ma sát mạnh khi vận động như khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, khớp vai,..
Yếu xương
Thiếu Vitamin C còn dẫn tới hiện tượng yếu xương, tăng nguy cơ gây loãng xương, mất xương ở người cao tuổi. Trẻ bị thiếu Vitamin C gây nên chậm phát triển, còi xương,.... Bổ sung đủ hàm lượng Vitamin C giúp hỗ trợ xương khớp, bé phát triển cao lớn và toàn diện
Chảy máu nướu và tăng nguy cơ rụng răng
Chảy máu chân răng
Triệu chứng thiếu Vitamin C thường gặp là nướu sưng đỏ, chảy máu, viêm tụt lợi,.... Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây hoại tử nướu, nướu xuất hiện màu tím đen, tăng nguy cơ rụng răng do nướu yếu.
Suy giảm hệ miễn dịch
Suy giảm miễn dịch khiến bé dễ mắc những căn bệnh đường hô hấp
Khi cung cấp Vitamin C, cơ thể sẽ chuyển hóa và hấp thu, đưa Vitamin đến các tế bào, trong đó có tế bào miễn dịch, giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm và các nguy cơ gây bệnh. Thiếu Vitamin C khiến tế bào miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch. Cơ thể dễ dàng bị vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công gây ho và cảm cúm, các căn bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm tai mũi ở trẻ nhỏ,....
Thiếu máu do thiếu sắt
Vitamin C quyết định quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Thiếu Vitamin C, thiếu sắt và thiếu máu thường xảy ra cùng nhau. Những người bị thiếu máu do thiếu sắt có biểu hiện xanh xao, thường xuyên mệt mỏi, khó thở khi vận động mạnh, da và tóc khô, chẻ ngọn, gãy rụng, thường hoa mắt, chóng mặt và tiền đình.
Thiếu Vitamin C ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt và sản sinh hồng cầu trong máu
Thiếu Vitamin C còn tăng nguy cơ xuất huyết, khiến tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn. Những người thiếu máu do thiếu sắt, nếu chỉ bổ sung thêm Vitamin C bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày, sẽ rất khó đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Hãy tham khảo thêm những loại viên uống tổng hợp, giúp bổ sung đủ lượng Vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, căng thẳng
Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt
Tâm trạng dễ cáu gắt, căng thẳng và mệt mỏi là những biểu hiện sớm của thiếu hụt Vitamin C. Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này, hãy chú ý cung cấp thêm Vitamin C vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, và chúng sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau 2-3 ngày nếu được bổ sung kịp thời.
Cơ thể tăng cân bất thường
Tăng cân bất thường
Tăng cân bất thường, không rõ nguyên nhân cũng là một trong những biểu hiện bạn không nên bỏ qua. Thực tế, những người thừa cân, béo phì có hàm lượng Vitamin C trong máu thấp hơn những người có cân nặng bình thường. Vitamin C điều chỉnh khả năng giải phóng chất béo trong tế bào mỡ. Chúng hạn chế khả năng cơ thể tiết hormone căng thẳng, làm giảm cảm giác thèm ăn. Hãy bổ sung thêm Vitamin C vào chế độ ăn nếu bạn đang cố gắng kiểm soát cân nặng và các chỉ số BMI.
Xảy ra tình trạng viêm mãn tính và mất cân bằng oxy hóa
Mất cân bằng oxy hóa do thiếu hụt Vitamin C
Là một chất chống oxy hóa và chống viêm quan trọng, thiếu hụt Vitamin C dẫn tới vết thương lâu lành, tăng khả năng viêm nhiễm mãn tính, làm mất cân bằng oxy hóa, các gốc tự do hoạt động mất kiểm soát, dẫn tới nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiêm, trong đó có tim mạch và tiểu đường, ung thư.
Suy giảm thị lực
Mắt thuongf xuyên khô, nhức mỏi
Căn bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa hiện nay. Tình trạng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn thiếu Vitamin cùng các loại khoáng chất, trong đó có Vitamin C. Ngoài ra, Vitamin C còn giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể cùng các tật khúc xạ về mắt khác.
Thiếu Vitamin C chảy máu cam
Chảy máu cam
Chảy máu cam có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Thiếu hụt Vitamin C khiến các mạch máu dễ dàng bị vỡ ra, gây nên tình trạng chảy máu. Các mao mạch trong niêm mạc mũi rất mỏng manh, chỉ cần một tác nhân nhỏ hoặc ngoại lực từ bên ngoài tác động cũng có thể khiến chúng vỡ ra, gây chảy máu cam.
Nổi mẩn đỏ và mề đay trên da
Nổi mẩn và mề đay trên da
Nổi mẩn và mề đay trên da phần lớn nguyên nhân do khả năng thải độc và thanh lọc cơ thể kém, gan hoạt động quá tải. Vitamin C giúp hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả, tăng khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Khi thiếu Vitamin C, hoạt động này bị ảnh hưởng, gây ra nhiều căn bệnh ngoài da.
Thiếu Vitamin C gây bệnh gì?
Thiếu Vitamin C gây bệnh gì? Khi thừa hoặc thiếu bất cứ loại Vitamin nào trong cơ thể cũng đều gây ra ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Đối với Vitamin C, khi thiếu sẽ gây ra những bệnh nghiêm trọng:
Suy giảm đề kháng, dễ mắc các bệnh hô hấp
Thiếu hụt Vitamin C khiến suy giảm miễn dịch
Nhiều người biết đến Vitamin C là loại dưỡng chất quyết định khả năng đề kháng của cơ thể. Thiếu Vitamin dẫn đến suy giảm sức đề kháng, các tế bào Lympho hoạt động thiếu hiệu quả, dẫn đến những loại vi khuẩn, virus gây bệnh từ môi trường xâm nhập, gây viêm nhiễm. Những bệnh dễ mắc phải nhất thường xảy ra ở đường hô hấp, viêm tai, mũi, họng, viêm phổi, thậm chí là ung thư, tim mạch,...
Bệnh Scorbut
Bệnh Scorbut hay Scurvy gây sưng, đau và chảy máu trong khớp
Bệnh Scorbut hay Scurvy, là căn bệnh thiếu Vitamin C trầm trọng. Với triệu chứng khởi phát là mệt mỏi, buồn nôn, nôn và đau khớp. Khi bệnh trở nặng, người bệnh bị sưng, chảy máu nướu răng, cơ thể dễ xuất hiện những vết bầm tím, tổn thương ở tế bào lông tóc. Tiếp đó là tình trạng viêm, sưng và chảy máu khớp, gây đau dữ dội cơ bắp.
Trẻ thiếu Vitamin C, mắc bệnh Scorbut dễ mắc còi xương, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng của cơ thể. Những trường hợp xấu dẫn đến biến chứng xuất huyết nội bộ, thậm chí là tử vong.
Bệnh cường giáp
Cường giáp còn được gọi là bệnh bướu cổ
Thiếu Vitamin khiến tuyến giáp hoạt động quá mức, tiết ra lượng hormone nhiều hơn nhu cầu cần thiết của cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động mạnh mẽ, dư thừa hormone dẫn đến cường giáp. Bệnh cường giáp rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tốc độ máu về tim, gây tim đập nhanh, tăng cảm giác thèm ăn, hồi hộp, tay chân run rẩy, thậm chí là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Thiếu Vitamin C dẫn đến thiếu máu
Thiếu máu do thiếu Vitamin C
Vitamin C ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt của cơ thể, sắt là thành phần chính cấu tạo nên tế bào hồng cầu trong máu. Thiếu hụt Vitamin C gây giảm hấp thu sắt, dẫn đến thiếu máu. Người thiếu máu thường nhợt nhạt, xanh xao, hay chóng mặt, hoa mắt, người mệt mỏi, khi hoạt động mạnh sẽ khó thở, thậm chí là ngất.
Chảy máu nướu răng
Người thiếu hụt Vitamin C dễ mắc bệnh răng miệng
Vitamin C ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng, biểu hiện sớm và phổ biến khi thiếu Vitamin C của cơ thể là chảy máu chân răng do độ bền mạch máu kém. Tình trạng thiếu Vitamin C kéo dài gây ra viêm, tụt lợi và mất răng.
Bệnh da liễu
Nổi mề đay, eczema trên da
Vitamin C là một trong những dưỡng chất giúp duy trì da mềm mịn, khỏe mạnh, nhờ đặc tính chống oxy hóa, quyết định khả năng sản sinh Collagen, chống lão hóa cho da. Khi thiếu hụt Vitamin C, làn da dễ nổi mề đay, mẩn đỏ, những thương tổn trong mô liên kết, khiến vết thương lâu lành, tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp gối
Khớp thoái hóa do gốc oxy hóa tự do hoạt động mạnh, thiếu Vitamin C dẫn tới suy giảm khả năng chống oxy hóa, hạn chế tổng hợp Collagen và Aggrecan. Thoái hóa khớp gây đau đớn, khó khăn khi vận động.
Tăng nguy cơ ung thư
Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng nhanh
Các tế bào ung thư được tạo ra do sự tấn công của những gốc tự do và gốc oxy hóa vào cơ thể. Khi lượng Vitamin C thiếu hụt, không đủ khả năng đề kháng, bảo vệ các mô và tế bào, tái tạo tế bào hư tổn. Quá trình này lâu ngày dẫn đến sản sinh và nhân lên của tế bào tạo khối u ác tính, chuyển biến thành ung thư.
Trẻ thiếu Vitamin C gây còi xương
Trẻ em còi xương do thiếu Vitamin C
Thiếu Vitamin C ở trẻ nhỏ gây ra bệnh còi xương. Tuy nhiên, trẻ em được ăn sữa mẹ đủ dưỡng chất hoặc sữa công thức rất ít khi xảy ra trường hợp thiếu hụt Vitamin C. Hiện nay, tình trạng còi xương có xu hướng xuất hiện ở người trưởng thành nhiều hơn nếu người đó nghiện rượu, áp dụng chế độ dinh dưỡng thể hình khắt khe khiến suy dinh dưỡng,...
Tổn thương gan
Các giai đoạn tổn thương của gan
Thiếu hụt Vitamin C làm giảm khả năng đào thải độc tố, đào thải chất béo khỏi cơ thể, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu. Tăng cường thêm Vitamin C vào chế độ dinh dưỡng giúp làm giảm những tổn thương trên gan, giảm nguy cơ xơ gan
Thiếu Vitamin C nên ăn gì?
Thiếu Vitamin C nên ăn gì? Đối với người khỏe mạnh, không mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa và hấp thu chất, có thể bổ sung đủ lượng Vitamin C khuyến cáo thông qua bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể bổ sung thêm những loại quả mọng, rau có màu xanh đậm,... vào thực đơn.
Hàm lượng Vitamin C trong rau xanh
Với những trường hợp người mắc bệnh thiếu hụt Vitamin C, phụ nữ có thai, người đang cho con bú, người hút thuốc, nghiện bia rượu,... nên sử dụng thêm viên uống tổng hợp để phòng ngừa và điều trị bệnh.
Một số loại thực phẩm giàu Vitamin C bạn không nên bỏ qua, đó là:
- Quả Cherry cung cấp 2.74% lượng Vitamin C khuyến cáo mỗi ngày
- Quả ổi cung cấp 6285 hàm lượng Vitamin C khuyến cáo mỗi ngày
- Ớt chuông đỏ cung cấp 317% Vitamin C khuyến cáo
- Kiwi cung cấp 273% lượng Vitamin C khuyến cáo
- Vải thiều cung cấp 226% nhu cầu Vitamin C được khuyến cáo mỗi ngày
- Bông cải xanh cung cấp 135% Vitamin C mỗi ngày
Trái cây giàu Vitamin C
Một số loại thực phẩm chức năng cho người lớn và trẻ em bạn có thể lựa chọn cho gia đình:
Vitamin C Kirkland của Úc, được sử dụng cho người lớn và trẻ nhỏ trên 5 tuổi. Viên ngậm có hàm lượng 1000mg, bổ sung đủ lượng Vitamin khuyến cáo cho cơ thể mỗi ngày. Liều dùng từ 1-2 viên, ngậm ở bất cứ thời điểm nào.
Vitamin C Kirkland , lọ 500 viên
Vitamin C Vita Gummies bổ sung Vitamin C và kẽm cho bé, giúp trẻ phát triển toàn diện cả chiều cao và trí tuệ. Sản phẩm sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, nhai 2 viên mỗi ngày trước hoặc trong bữa ăn.
Vitamin C và kẽm Vita Gummies
Vitamin C 500mg Nature's Way hàm lượng thích hợp sử dụng cho người lớn, trẻ nhỏ, tăng cường khả năng đề kháng, giảm cảm giác mệt mỏi, suy nhược. Thích hợp sử dụng cho người mới ốm dậy, người muốn bổ sung Vitmain C mỗi ngày cho cơ thể. Liều dùng nhai 1 viên mỗi ngày, không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi.
Viên nhai bổ sung 500mg Vitamin C Nature's Way
Thiếu Vitamin C ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát, gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm bổ sung Vitamin C, thông tin hữu ích về cách sử dụng thuốc an toàn, hãy truy cập ngay nhathuocsuckhoe.com.
>>> Đọc thêm:
TOP 20 viên uống Vitamin C được bác sĩ khuyến cáo sử dụng
TOP 10 Vitamin C của Mỹ chất lượng nhất hiện nay
Giải đáp: Uống Vitamin C mỗi ngày có tốt không?
Uống Vitamin C bao lâu thì dừng? Tác Dụng Phụ Khi Quá Liều?
Uống sắt và Vitamin C cùng lúc được không?
TOP 15 Vitamin C Hàn Quốc được các bà mẹ tin dùng
TOP 10 Vitamin C Nhật cho cả gia đình đáng mua nhất hiện nay
Mọi thông tin mua hàng xin liên hệ:
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé tốt nhất hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Cách sử dụng men vi sinh Optibac Tím đúng cách hiệu quả nhất 08:50, 28/12/2023 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2023 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2023 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
TOP 15 thuốc bổ phổi tốt nhất được tin dùng hiện nay 09:10, 15/02/2024 Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, đặc biệt là khi môi trường sống ngày càng...